Đông y thuốc nam chữa Ung thư dạ dày

Bệnh ung thư

Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hoá. Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau, nôn, ợ ra máu, tiêu phân đen, sờ thấy có khối u. Triệu chứng ban đầu không rõ rệt, thường dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa; lúc sờ thấy khối u và trạng thái bệnh nhân suy mòn thì đã muộn. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở tuổi 40-60, nam nhiều hơn nữ.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG THẤY

  1. Đau dạ dày: Phần nhiều vùng mỏm ức, đau bất kỳ lúc nào, ăn vào cũng không giảm đau, dễ nhầm với các bệnh khác vùng thượng vị.
  2. Chán ăn, ăn xong bụng đầy, ợ hơi, bệnh nhân không buồn ăn gì nhất là các loại thịt. Và người sụt cân rất nhanh.
  3. Buồn nôn và nôn: Nôn do tâm vị tắt (khôi u chèn ép) thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày nên chất nôn có mùi thôi.
  4. Chảy máu: thời kỳ mới đầu đã có thể có chảy máu, tiêu phân đen, chất nôn màu cà phê, phân đen màu hắc ín.
  5. Các triệu chứng khác như táo bón, thiếu máu, mệt mỏi, sốt nhẹ kéo dài. Thời kỳ cuối, bệnh di căn tùy theo vị trí và mức độ mà triệu chứng khác nhau, như kèm thủng dạ dày, chảy máu nhiều, viêm phúc mạc…

KHÁM THỂ TRẠNG

  1. Cơ thể gầy nhanh và cuối kỳ da bọc xương, người nóng da khô.
  2. Khối u sờ thấy ở vùng thượng vị, cứng chắc có nổi cục, di động theo nhịp thở.
  3. Di căn nhiều ở hạch lâm ba thượng đòn trái, kế đến là hạch dưới nách, vùng hố chậu, phúc mạc và gan. Có khi cũng di căn đến hạch lâm ba phổi.
  4. Viêm phúc mạc thường là cuối kỳ có khi gặp.

Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng, các học giả y học cổ truyền cho là bệnh thuộc phạm trù chứng “phản vị”, và “ế cách”.

Chẩn đoán bệnh: chủ yếu dựa vào:

  1. Bệnh nhân trên 30 tuổi, đau hoặc cảm giác thường xuyên vùng bụng trên đầy gần đây đau nặng hơn và không có giờ giấc rõ ràng, ấn bụng đau cần chú ý đi khám bệnh.
  2. Tuy không đau bụng nhưng sụt cân không rõ nguyên nhân, đi ngoài phân đen, chán ăn, mệt mỏi, giảm huyết sắc tố hoặc nhiều lần xuất huyết, đau liên tục thường là triệu chứng ung thư dạ dày.
  3. Có tiền sử đau bao tử, kiểm tra phát hiện di căn vào phổi, gan, hạch lâm ba thượng đòn to, hoặc thành trước trực tràng sờ thấy khối ung thư có thể xác định.
  4. Phân tích dịch vị: Độ axit thấp (dưới 30°) nếu chích histamin mà độ axit vẫn thấp, có nhiều khả năng là ung thư. Kiểm tra tế bào dịch vị phát hiện tế bào ung thư, có thể chẩn đoán xác định.
  1. Kiểm tra phân bệnh nhân, chế độ ăn có kiểm soát, nếu có máu liên tục dương tính, có giá trị chẩn đoán.
  2. Chụp X- quang dạ dày: vết loét to trên 2,5cm, hình dáng không đều, hình vành trăng khuyết, quanh bờ loét nếp nhăn niêm mạc không đều hoặc mất, bên cạnh bờ dạ dày xơ cứng không có những động thường gặp vào thời kỳ cuối bệnh ung thư.
  3. Soi dạ dày trực tiếp quan sát hình thái niêm mạc dạ dày, chụp và lấy tổ chức làm sinh thiết giúp cho chẩn đoán bệnh sớm.

ĐIỀU TRỊ

Trường hợp xác định bệnh sớm, phẫu trị là biện pháp tốt nhất kết hợp dùng thuốc đông y, có thể đạt kết quả rất tốt, sống trên 5 năm có thể đạt 90% và hơn.

Trường hợp phát hiện muộn: Nếu sức khỏe bệnh nhân còn tốt có thể dùng phẫu thuật kết hợp điều trị đông y học, nếu không có điều kiện phẫu trị, dùng đông y là chủ yếu phôi hợp hóa trị hoặc các phương pháp khác.

BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Theo nhiều tác giả đông y học, có thể phân các thể bệnh và điều trị như sau:

  1. Can vị bất hòa:
  • Triệu chứng: Vùng thượng vị đầy đau, ợ mùi thối, buồn nôn, nôn, mạch huyền.
  • Phép trị: sơ can hòa vị, chỉ thống giáng nghịch.

+ Bài thuốc: Tiêu dao tán hợp Tuyền phúc đại giả thang gia giảm. Sài hồ 12g, Bạch thược 20g, Bạch truật 12g, Đương qui 20g, Hoàng liên 8g, Bán hạ (gừng chế) 8g, Chỉ xác 8g, Hậu phác 8g, Trầm hương (tán bột) 1,5g, hoà thuốc, Xuyên luyện tử 4g, Tuyền phúc hoa 10g, Đại giá thạch 12g sắc uống.

  1. Tỳ vị hư hàn:
  • Triệu chứng: Bụng đau âm ỉ, ấn chườm nóng giảm đau, mệt mỏi, chân tay lạnh, tiêu thường lỏng, lưỡi nhạt bệu có dấu răng, mạch trầm huyền nhược.

+ Bài thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang hợp hương sa lục quân thang gia giảm, Hoàng kỳ (chích) 20

  • 30g, Quế chi 6g, Bạch thược 16g, Đảng sâm 12g, Hồng sâm 8g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, chích Thảo 4g, Mộc hương 8g, Sa nhân 8g, Đại táo 12g, can Khương 8 – 12g.
  1. Vị âm hư:
  • Triệu chứng: Cảm giác nóng cồn cào vùng thượng vị, miệng khô, ăn vào đau nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ không rêu mạch tế sác.
  • Phép trị: Thanh dưỡng vị âm.
  • Bài thuốc: Mạch môn đông thang hợp, Nhất quán tiễn gia giảm. Nam Bắc sa sâm đều 12g, Tây dương sâm, sinh Địa, Mạch môn, Thạch hộc đều 12g, Khương Bán hạ 8g, sinh Tỳ bà diệp 12g, Ma nhân 10g sắc uống.
  1. Huyết ứ:
  • Triệu chứng: Vùng thượng vị đau dữ dội, đau như dao đâm – vùng đau cố định, không cho sờ vào khối u, đại tiện phân đen, chất lưỡi tím bầm, hoặc ban ứ huyết, mạch trầm sáp.
  • Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ.

+ Bài thuốc: Đào hồng tứ vật hợp Thất tiếu tán gia giảm.

Đương qui 20g, Sâm tam thất (bột hoà uống) 4g, Đơn sâm 12g, Bạch thược 20g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Xích thược 12g, Chỉ xác 8g, Bồ hoàng và Ngũ linh chi lượng bằng nhau chế thành bột mịn 6 – 8g trộn nước thuốc uống. (Trong bài 2 vị Bồ hoàng và Ngũ linh chi có tác dụng chủ yếu là hoạt huyết hóa ứ tán kết chỉ thông).

Trường hợp chảy máu cần gia thuốc cầm máu như Tiên hạc thảo, than Trắc bá, Tóc đốt cháy và dùng bột Đại Hoàng, mỗi lần 3g ngày 3 lần để cầm máu.

  1. Khí huyết đều hư:
  • Triệu chứng: Bệnh nhân thời kỳ cuối khí huyết suy, cơ thể gầy đét, tinh thần mệt mỏi, môi lưỡi nhợt nhạt kèm theo các triệu chứng như các thể trên.
  • Phép trị: ích khí bổ huyết.

+ Bài thuốc: Thập toàn đại bổ.

Nhân sâm 8g, Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 12g, Bạch linh 16g, chích Thảo 4 – 6g, Đương qui 20g, Thục địa 20g, A giao 8g hoà uống, Hà thủ ô trắng 20g. Trường hợp tỳ thận dương hư gia Nhục quế 6g, chế Phụ tử 6g, can Khương 6g để ôn tỳ thận.

  • Trường hợp nhiệt độc thịnh bên trong như đau liên tục, khôi u cứng đau không cho sờ, chất nôn có máu, tiêu phân đen như hắc ín, chất lưỡi tím đen hoặc có điểm ứ huyết, mạch trầm tế sáp, dùng thêm Nhân trần, Ngũ linh chi, bột Sâm tam thất, bột Thủy diệt, Diên hồ sách để trục ứ thông lạc, hoạt huyết chỉ thống.
  • Trường hợp đàm thấp nặng (ngực tức đầy đau, nôn đờm rãi, đàm hạch nhiều, rêu lưỡi hoạt nhớt, mạch tế nhu hoặc trầm hoạt) bỏ Thục địa, A giao, gia Bối mẫu, Nam tinh, Hải tảo, Mẫu lệ, La bặc tử để hóa đàm tán kết.
  • Trường hợp tràn dịch màng bụng, khó thở, lưỡi nhạt đen, rêu trắng,, mạch trầm tế huyền gia Trư linh, Trạch tả, Hắc bạch sửu, Đại phúc bì, Xa tiền tử để lợi niệu trục thủy.

Điều trị ung thư dạ dày phải vừa bổ chính (tăng tính miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể) vừa khu tà (ức chế sự phát triển của tế bào ung thư) tuỳ tình hình cụ thể mà vận dụng. Trường hợp phát hiện sớm chưa di căn chủ yếu là phẫu trị kết hợp dùng thuốc ức chế tế bào ung thư phát triển (khu tà). Trường hợp thời kỳ đã có di căn nên phò chính kết hợp hóa trị và thuốc ức chế tế bào ung thư đông dược.

Thuốc tăng sức cơ thể có những bài: Lợi huyết thang (Sinh Hoàng kỳ, Thái tử sâm, Kê huyết đằng, Bạch truật, Bạch linh, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ty tử) ngày uống 1 thang chia 2 lần, liệu trình 6 tuần. Theo báo cáo của Học viện Trung y Bắc Kinh thuốc có tác dụng làm giảm tác dụng phụ của hoá trị, tăng cân nặng.

  • Tỳ thận phương: Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử,

Thỏ ty tử, Bạch truật, Bổ cốt chi, sắc uống ngày 1 thang. Theo báo cáo của Bệnh viện Quảng An Môn thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh, thuốc có tác dụng giải độc của hóa trị, tăng chức năng tạo máu của tủy xương và tăng tính miễn dịch.

  • Địa hoàng thang: Sinh Địa, Đảng sâm, Hoàng tinh, Biển đậu, Hoàng kỳ, ngày 1 thang/2 tháng là 1 liệu trình. Theo báo cáo của Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Trường Đại học Y khoa Thượng Hải, thuốc có tác dụng cải thiện sức khoẻ bệnh nhân, ức chế sự phát triển của bệnh, nâng cao chuyển dạng lympho bào, tăng bạch huyết cầu, tế bào lâm ba, tiểu cầu ngoại vi…
  • Lục vị địa hoàng hoàn: Theo báo cáo kết quả thực nghiệm của Sở nghiên cứu Dược viện nghiên cứu Trung y, thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày phát triển, bồi bổ cơ thể.

Loại thuốc khu tà (ức chế tế bào ung thư) có:

  • Trị vị nham (Triết Giang)
  1. Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Tô ngạnh, Bạch thược, Trúc nhự, Trần bì (Hồ Bắc).
  2. Tuyền phúc hoa, Đại giá thạch, Đảng sâm, Bán hạ, Chỉ xác Hoàng liên.
  3. Gia giảm Lậu lô thang (Sơn Đông): Lậu lô, Thổ Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật Bạch linh, Đơn bì, Thăng ma, Hoàng cầm, Ngô thù du, Sinh Cam thảo, Chế Bán hạ, sắc 3 nước bỏ bã trộn cô còn 300ml, chia 3 lần uống.

Kết hợp Đông Tây y trong điều trị bệnh ung thư bao tử:

Tùy theo tình hình bệnh mà chọn phương pháp:

  • Đối với kỳ I, II: Phẫu trị là chủ yếu, kỳ I không cần phôi hợp hóa trị, kỳ II cần phôi hợp hóa trị. Hai kỳ này đều cần phối hợp đông y (phép sơ can hòa vị kiện tỳ) giúp hồi phục nhanh, giảm biến chứng của hóa trị.
  • Đôi với kỳ III: Phẫu trị kết hợp đông y bổ khí huyết, có thể kết hợp hóa trị.
  • Đối với kỳ IV: Đông y là chính, dùng phép bổ chính khu tà, có thể kết hợp hóa trị.

Những bài thuốc dược nghiên cứu hiệu quả điều trị trên lâm sàng:

  1. Kiện tỳ bổ thận thang (Từ Quế Thanh, Bệnh viện Quảng An Môn, Viện nghiên cứu Trung y Trung Quốc Bắc Kinh).
  • Công thức: Đảng sâm, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 15g, Bạch truật, Thỏ ty tử, Bổ cốt chi đều 9g, sắc uống.
  • Kết quả lâm sàng: Đã trị 72 ca ung thư dạ dày kỳ III đều đã phẫu trị kết hợp thuốc Đông y. Có tỷ lệ sống như sau: Từ 1 – 3 năm 72 ca, 3 – 5 năm 36 ca (70%) sống 5 năm trở lên 16 ca (48,5%).
  1. Song hải thang: Lôi Vĩnh Trung, Thứ Quang Y viện Thượng Hải.
  • Công thức: Hải tảo 15g, hải đới, Hạ khô thảo đều 12g, Sinh mẫu lệ 30g sắc uống.
  • Gia giảm: ứ huyết gia Đại sâm, Miết giáp, Đào nhân, Lưu hành tử, nhiệt độc thịnh gia Độc dương tuyền, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thạch kiến xuyên, Vọng giang nam.
  • Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày kỳ IV, ung thư tâm vị 36 ca, sống trên 1 năm 18%, ung thư tâm vị 45%.
  1. Nhân sâm hương trà thang (Sở nghiên cứu Trung y dược Triết Giang).
  • Công thức: Hồng sâm, Hương trà thái, Chỉ xác chế thành viên.
  • Kết quả lâm sàng: Trị 101 ca ung thư đã phẫu thuật, sống trên 1 năm là 82,2%, so với tổ hoá trị 64,1%.
  1. Nao diệt giá thạch thang (Trương Thế Hùng, Bệnh viện huyện Du Lâm tỉnh Thiểm Tây).
  • Công thức: Thủy điệt 2g, Nao sa 0,5g, Hạ khô thảo, Đảng sâm đều 12g, Mộc hương, Bạch phàn, Nguyệt thạch đều 3g, Tử bối xỉ 30g, Đại giá thạch, Đơn sâm đều 30g, Binh lang, Nguyên sâm đều 10g, Xuyên Đại Hoàng 5g, Trần bì 6g sắc uống.
  • Kết quả lâm sàng: Trị ung thư dạ dày 67 ca, kết quả rõ 4 ca, có kết quả 12 ca, giảm triệu chứng 24 ca, không kết quả 27 ca, tỷ lệ có kết quả 59,7%.

Ghi chú: Nao sa, Nguyệt thạch, Bạch phàn hoá đàm tiêu tích, Thuỷ điệt, Đơn sâm, Binh lang, Mộc hương lý khí phá ứ, Đảng sâm, Nguyên sâm kiện tỳ sinh tân.

Bệnh ung thư
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận