Hạ đường huyết khi đường huyết < 40 mg/dL (<2,2 mmol/l).
Biến chứng nguy hiểm của hạ đường huyết kéo dài là tổn thương não có thể không hồi phục.
CHẨN ĐOÁN
Công việc chẩn đoán
Hỏi bệnh
- Yếu tố nguy cơ:
- Suy dinh dưỡng.
- Sơ sinh nhẹ cân, ngạt, hạ thân nhiệt.
- Nhịn ăn, đói.
- Bệnh lý bẩm sinh chuyển hoá.
- Hội chứng Beckwith-Weidemann.
- U tụy tạng insuline.
- Suy thượng thận cấp.
- Suy gan cấp.
- Bệnh nặng: nhiễm khuẩn huyết, sốt rét nặng.
- Tiền căn tiểu đường đang điều trị.
- Chấn thương, tiếp xúc độc chất để chẩn đoán phân biệt.
Khám lâm sàng
- Dấu hiệu sinh tồn. Triệu chứng:
- Nhức đầu, hoa mắt, vã mồ hôi, mệt lã, run
- Cảm giác đói bụng.
- Tay chân lạnh, mạch nhanh.
- Rối loạn tri giác, lừ đừ.
- Giảm trương lực cơ.
- Trường hợp nặng: hôn mê, co giật, cơn ngừng thở.
- Loại trừ nguyên nhân chấn thương, ngộ độc, viêm não màng não, xuất huyết màng não.
Cận lâm sàng
- Xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt khi cần: công thức máu, siêu âm xuyên thóp.
- Nồng độ cortison máu (nghi suy thượng thận cấp).
- Nồng độ insuline máu (hạ đường huyết kéo dài nghi u tụy).
- Đường huyết.
Chẩn đoán xác định
- Có yếu tố nguy cơ.
- Lâm sàng:
- Sơ sinh: bỏ bú, khóc yếu, cơn ngừng thở, giảm trương lực cơ, hôn mê, co giật.
- Trẻ em: lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, hôn mê, co giật.
- Đường huyết (Dextrosestix) < 40 mg/dL (< 2,2 mmol/l).
Chẩn đoán phân biệt
- Xuất huyết não màng não.
- Viêm não màng não.
- Ngộ độc thuốc ngủ, an thần, morphin.
ĐIỀU TRỊ
- Nguyên tắc điều trị
- Truyền đường ưu trương.
- Giữ đường huyết mức từ 4 – 8 mmol/l.
- Điều trị sớm ngay khi có kết quả Dextrositx hoặc nghi ngờ hạ đường huyết.
- Sớm chuyển sang bú đường qua đường miệng.
- Điều trị
Mục tiêu truyền đường ưu trương giữ đường huyết mức từ 4 – 8 mmol/l.
- Hạ đường huyết nhẹ trẻ còn tỉnh
- Cho uống sữa.
- Uống nước đường: 4 muỗng cafe đường tương ứng với 20 gram pha trong 200 ml nước chín.
- Điều trị hôn mê hạ đường huyết:
- Sơ sinh: Dextrose 10% liều 2 ml/kg (TMC) trong 2 – 3 phút, sau đó duy trì 3 – 5 ml/kg/giờ (6 – 8 mg/kg/phút).
- Không dùng Dextrose 30-50% vì tăng Osmol máu gây xuất huyết não.
- Trẻ em: Dextrose 30% liều 2 ml/kg (TMC), sau đó duy trì Dextrose 10% 3-5 ml/kg/giờ (6 – 8 mg/kg/phút).
– Trong trường hợp không thể thiết lập đường truyền có thể tạm thời cho Glucagon 0,03 mg/kg (TB) nếu có, tối đa 1 mg. Do Glucagon chỉ có tác dụng nâng đường huyết tạm thời nên tất cả mọi trường hợp phải được truyền tĩnh mạch đường ưu trương sau đó.
- Điều trị về sau
- Thường trẻ nhanh chóng tỉnh lại sau khi TMC dung dịch đường ưu trương, tuy nhiên nếu hạ đường huyết nặng và kéo dài, trẻ sẽ chưa tỉnh lại
- Khi trẻ tỉnh táo kèm mức đường huyết > 45mg/dL (2,5mmol/l) xét nghiệm ít nhất 2 lần sẽ đổi sang đường miệng cho ăn hoặc bú sữa.
- 4 theo dõi:
- Dấu hiệu sinh tồn.
- Tri giác.
- Dextrostix sau 30 phút tiêm tĩnh mạch Dextrose, sau đó mỗi 1-2 giờ đến khi trẻ tỉnh táo, mức đường huyết > 5 mmol/l, sau đó mỗi 4-6 giờ.
- Đường huyết sinh hoá.