Chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết sơ sinh

Bệnh nhi khoa

Hạ đường huyết khi đường trong máu dưới 300mg/L.

Nguy cơ hạ đường huyết ở sơ sinh:

  • Mẹ đái tháo đường.
  • Cân nặng khi sinh to.
  • Cân nặng thấp so với tuổi thai.
  • Đẻ non.
  • Trẻ bị bệnh nặng hoặc stress.
  • Nuôi dưỡng tĩnh mạch không đầy đủ.
  • Đa hồng cầu.

CHẨN ĐOÁN

Tất cả những trẻ hạ đường huyết cần phải định lượng glucose máu chính xác, không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng của hạ đường huyết sơ sinh

  • Vẻ mặt hốt hoảng.
  • Run rẩy.
  • Co giật.
  • Li bì.
  • Ngừng thở, tím tái.
  • Suy hô hấp.
  • Hoặc không có triệu chứng lâm sàng.

Xét nghiệm glucose máu dưới 300mg/L

ĐIỀU TRỊ

Trẻ có nguy cơ

  • Trẻ đẻ non 35 – 36 tuần hoặc đẻ đủ tháng: cho bú sớm ngay sau đẻ nếu trẻ không ăn được bằng miệng truyền đường 10%: 6 – 8mg/kg/phút.
  • Trẻ đẻ non hoặc bệnh nặng bắt đầu bằng đường 10%.

Trẻ có biểu hiện hạ đường huyết

  • Điều trị ngay: tiêm tĩnh mạch 2 – 3ml/kg glucose 10% trong vòng 1-2 phút. Nếu cần có thể nhắc lại. Không nên dùng liều > 5 – 7mg/kg đối với trẻ sơ sinh của bà mẹ bị đái tháo đường vì có thể gây biến chứng do thay đổi đột ngột insulin.
  • Điều trị duy trì: tiếp tục duy trì glucose 10% 6 – 8mg/kg/phút cho đên khi đường huyết trở về bình thường và ổn định. Có thể phải tăng nồng độ glucose hoặc điều lượng để đảm bảo đường máu bình thường.
  • 8mg/kg/phút = 120ml/kg/24 giò glucose 10%.
  • Thời gian truyền trong vòng 24 – 28 giờ.
  • Khi trẻ ăn bằng đường miệng hấp thu tốt lượng dịch truyền sẽ giảm dần tuy nhiên phải đảm bảo đường máu trong giói hạn bình thường.
  • Công thức truyền glucose (mg/kg/phút).

% glucose X (ml/giờ)                         % glucose X ml/kg/24giờ X 7

————————– = mg/kg/phút—————————————-

6 X cân nặng                                                    1000

Khi đường huyết vẫn giảm sau khi đã điều trị glucose với điều lượng 15mg/kg/phút.

  • Cần điều trị phối hợp hydrocotison 5m/kg, 12 giò/lần bằng đưồng uống, tiêm bắp hoặc đường TM.
  • Cần tìm các nguyên nhân do bệnh rối loạn nội tiết, cần định lượng cortisol, insulin, c – peptid và theo dõi mức độ hormon trưốc và sau khi dùng steroid.
  • Nếu xác định được nguyên nhân do rối loạn bài tiết insulin hoặc glucagon có thể dùng diazoxid (diazoxid giảm bài tiết insulin và tăng giải phóng catecholamin), hoặc somatostatin (thuốc giải phóng ức chế của glucagon, insulin, GH, thiotropin).
  • Diazoxid 5 – 20mg/kg/24 giò uống 8-12 giò/lần.
  • Khi hạ đường huyết phải nhanh chóng nâng đường máu trở về bình thường không được dùng nồng độ đưòng quá cao (G 50%).
  • Không ngừng truyền đột ngột trong quá trình điều trị hạ đường huyết.
  • Truyền quá nhanh đưòng nồng độ cao gây tổn thương não ở trẻ sơ sinh.
  • Truyền đường nồng độ cao gây tăng áp lực thẩm thấu máu.
 Sơ đồ phòng, phát hiện và xử trí hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Sơ đồ phòng, phát hiện và xử trí hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận