Trang chủBệnh nhi khoaĐiều trị ngoại khoa chấn thương sọ não trẻ em

Điều trị ngoại khoa chấn thương sọ não trẻ em

I. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng (xem bài cấp cứu chấn thương sọ não).

II. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT

  • Chuẩn bị trước mổ: xét nghiệm tiền phẫu, đăng ký máu, khám tiền mê, cạo tóc

1. Máu tụ ngoài màng cứng

  • Chỉ định phẫu thuật:

+   Có dấu thần kinh khu trú, liệt dây III, rối loạn tri giác tiến triển.

+   Đường kính máu tụ > 15 mm.

+   Thể tích máu tụ > 30 ml.

+   Đường giữa di lệch > 5 mm.

+   Thoát vị não.

+   Phối hợp máu tụ trong não hoặc DMC có hiệu ứng choán chỗ.

+   Kết hợp với nứt xương gây đứt xoang tĩnh mạch màng cứng

  • Chỉ định phẫu thuật máu tụ ngoài màng cứng hố sau:

+   Khi có triệu chứng

  • Hiệu ứng choán chỗ trên CT (chèn ép, đẩy lệch, xóa mất não thất tư; gây dãn não thất trên lều; xóa các bể dịch não tủy quanh thân não).
  • Đường kính > 3cm.

+   Phương pháp phẫu thuật:

  • Định vị vị trí máu tụ.
  • Rạch da và mở nắp sọ theo chu vi máu tụ.
  • Dùng muỗng để lấy máu tụ từng phần, những vùng gần xoang tĩnh mạch hay ở sàn sọ phải lấy sau cùng.
  • Đốt cầm máu nếu rách các nhánh động mạch màng não giữa, cầm máu xương bằng sáp xương, khâu ép xoang tĩnh mạch bằng spongel hoặc cơ.
  • Treo bờ màng cứng
  • Đặt lại, cố định và treo nắp sọ trung tâm.
  • Đặt dẫn lưu
  • Đóng vết mổ.

+   Theo dõi sau mổ:

  • Theo dõi hô hấp, tri giác, dấu hiệu sinh tồn
  • Truyền dịch, thuốc giảm đau, kháng sinh
  • Rút ống dẫn lưu trong 24 – 48 giờ, sau đó chụp CT scan sọ kiểm tra
  • Xuất viện khi ổn định, thường từ 5 – 7 ngày.
  • Tái khám sau 1 tuần sau xuất viện

2. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính

+   Chỉ định: mở sọ giải áp khi có dấu hiệu chèn ép:

  • Đường giữa lệch > 5mm.
  • Bề dày máu tụ > 10mm.
  • Có dấu thần kinh định vị, hôn mê.
  • Thoát vị não.

+   Phương pháp mổ:

  • Rạch da rộng đường dấu hỏi
  • Mở sọ (gửi nắp sọ ở ngân hàng mô).
  • Treo màng cứng
  • Mở màng cứng lấy máu tụ, cầm máu, thường nguồn chảy máu đã tự cầm
  • Vá chùng màng cứng bằng cân cơ thái dương, màng xương
  • Đặt dẫn lưu
  • Đóng vết mổ.

+   Theo dõi sau mổ:

  • Thường phải theo dõi sát ở khoa hồi sức, thời gian hậu phẫu kéo dài, ngoài những bước cơ bản cần chú ý thêm các vấn đề nội khoa như:
    • Rối loạn điện giải
    • Thăng bằng kiềm
    • Viêm phổi, xẹp phổi, phù phổi
    • Dinh dưỡng và vật lý trị liệu
  • Tái khám: 1 tuần sau ra viện, 1 – 3 tháng sau nhập viện để vá sọ.

3. Máu tụ dưới màng cứng mạn tính

+   Chỉ định: khi có hiệu ứng choán chỗ.

+   Phương pháp mổ:

  • Khoan sọ 1 lỗ, bơm rửa, dẫn lưu, đối với trẻ nhũ nhi có thể chọc hút qua thóp, phương pháp này rất dễ bị tái phát
  • Đặt shunt dẫn lưu xuống ổ bụng khi phương pháp trên thất bại, rút shunt sau khi máu tụ đã hấp thu hoàn toàn (thường sau 3 – 6 tháng).
  • Theo dõi: lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá sự tái phát, đối với đặt Shunt dẫn lưu phải theo dõi như trường hợp đặt VP

+   Tái khám: 1 tuần sau ra viện, mỗi 3 tháng/năm.

4.  Máu tụ trong não

Do đứt mạch máu dưới vỏ não, xảy ra nhiều ở thùy thái dương và thùy trán.

+   Chỉ định:

  • Thể tích máu tụ > 30ml.
  • Đường giữa di lệch ≥ 5mm.
  • Chèn ép các bể dịch não tủy, não thất.
  • Dấu thần kinh tiến triển.

+   Phương pháp mổ:

  • Tương tự máu tụ dưới màng cứng, cầm máu, lấy máu tụ và não dập kèm theo, đôi khi chỉ mở sọ giải ép.

+   Theo dõi: tương tự máu tụ dưới màng cứng.

  • Lõm sọ

+   Chỉ định phẫu thuật: lõm sọ hở > bề dày 1 bản sọ, lõm sọ kín ít khi có chỉ định mổ nếu không gây mất thẩm mĩ.

+   Điều trị bảo tồn:

  • Không có rách màng cứng trên lâm sàng và CT
  • Không có máu tụ nội sọ.
  • Lõm sọ < 1
  • Không liên quan xoang trán.
  • Không nhiễm trùng vết thươ
  • Không gây mất thẩm mỹ.

+   Phương pháp phẫu thuật:

  • Cắt lọc và nâng sọ lõm.
  • Nếu không có nhiễm trùng vết thương thì tạo hình hộp sọ ngay thì đầu

5. Lõm sọ Ping Pong

Thường chỉ gặp ở trẻ nhũ nhi do xương sọ còn mềm.

+   Chỉ định phẫu thuật: không cần thiết phải điều trị khi có lõm sọ ở vùng đỉnh, thái dương mà không có tổn thương não bên dưới vì có thể tự điều chỉnh khi lớn lên. Phẫu thuật khi:

  • Hình ảnh học có sự hiện diện của các mảnh xương trong nhu mô.
  • Có đi kèm với khiếm khuyết thần kinh (hiếm).
  • Có triệu chứng tăng áp lực nội sọ.
  • Có dấu hiệu của tụ dịch não tủy nhiều dưới cân
  • Gặp khó khăn trong việc theo dõi kéo dài.

+   Phương pháp phẫu thuật: khoan sọ một lỗ gần chỗ lõm và đẩy nó ra ngoài bằng Spatula Penfield số 3.

5.  Vết thương sọ não

+   Định nghĩa: là vết thương phải có 4 thương tổn: da đầu, xương sọ, màng cứng và não.

+   Chỉ định: mọi vết thương sọ não đều được phẫu thuật vì có nguy cơ nhiễm trùng.

+   Phẫu thuật vết thương sọ não:

  • Cắt lọc, bơm rửa vết thương da đầu
  • Gặm bỏ  xương  vỡ  hoặc  đặt  lại  nắp  xương  nếu  vết thương sạch
  • Mở màng cứng: lấy dị vật, xương vụn, não dập, cầm máu.
  • Vá kín màng cứng
  • Đặt dẫn lưu
  • Đóng vết mổ.

+   Theo dõi:

  • Kháng sinh điều trị như viêm màng não.
  • Cần chú ý nhiễm trùng sau mổ, trường hợp nặng theo dõi tương tự: máu tụ dưới màng cứng, máu tụ trong não.

III. BIẾN CHỨNG

+   Biến chứng sớm:

  • Máu sau mổ.
  • Rò dịch não tủy

+   Biến chứng muộn:

  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Viêm màng não
  • Áp xe não
  • Động kinh
  • Phình động mạch, dò động tĩnh mạch cảnh xoang hang
  • Đầu nước
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây