Viêm màng não lao là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do trực khuẩn lao M.tuberculosis Hominis gây nên.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định dựa vào
Lâm sàng
Xét nghiệm dịch não tuỷ và nguồn lây.
- Lâm sàng: cần chẩn đoán theo giai đoạn.
- Sốt (trẻ suy dinh dưỡng chỉ sốt nhẹ), quấy khóc, kém ăn, mệt mỏi.
- Hội chứng màng não:
+ Đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, ỉa lỏng (hoặc táo bón) có thể co giật. Khám có thể thấy các dấu hiệu màng não như gáy cứng, Kernig và thóp phồng.
+ Từ tuần thứ 2 trở đi dấu hiệu màng não biểu hiện rõ. Ngoài ra có thể gặp các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ não (hay gặp dây III, VI, IV, VII) hoặc tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương xuất hiện tăng dần; muộn hơn trẻ đi vào hôn mê.
Xét nghiệm
- Xét nghiệm dịch não tuỷ thường thấy:
+ Dịch màu vàng chanh, nếu bệnh nhân đến sớm dịch có màu trong.
+ Số lượng bạch cầu thường dưới 500BC/ml, lympho chiếm ưu thế.
+ Protein tăng trong khoảng 1 – 5g/l.
- Công thức máu: số lượng bạch cầu không tăng, lympho chiếm ưu thế.
- Xquang phổi (thẳng – nghiêng): có tổn thương phổi và viêm hạch trung thất 60 – 70% số trường hợp).
- Phản ứng Tuberculin dương tính.
- Tìm vi khuẩn lao bằng một trong các kỹ thuật:
+ Nhuộm Gram soi kính và cấy dịch não tuỷ.
+ Xét nghiệm Polymerase Chain Reaction (PCR) dương tính (độ nhạy 50% độ đặc hiệu « 100%).
+ Phát hiện kháng thể kháng lao trong máu hoặc trong dịch não tuỷ.
Thường tìm được nguồn lây bệnh
Chẩn đoán giai đoạn
- Giai đoạn 1 (chẩn đoán sớm trong 10 ngày đầu của bệnh): chưa có thay đổi về ý thức và tổn thương thần kinh.
- Giai đoạn 2 (chẩn đoán từ ngày 10-14 của bệnh): có tổn thương thần kinh nhưng chưa có thay đổi về ý thức.
- Giai đoạn 3 (chẩn đoán muộn sau 3 tuần): có thay đổi về ý thức.
Chẩn đoán phân biệt với
- Viêm màng não hoặc viêm não do virus: bệnh xảy ra cấp tính, dịch não tuỷ trong, số lượng bạch .cầu thường 500BC/ml, protein tăng dưới lg/1.
- Viêm màng não mủ: bệnh đột ngột, dịch não tuỷ đục, tế bào trên 500 BC/ml, protein trên lg/1, đáp ứng với điều trị kháng sinh.
ĐIỀU TRỊ
Liệu pháp kháng sinh
- Điều trị tấn công: bằng 4 loại thuốc RHSZ trong 2 tháng.
- Điều trị củng cố: bằng 2 loại thuốc RH trong 6 đến 10 tháng (R = Rifampicin liều 10mg/kg/ngày; H = Isoniazid liều 5mg/kg/ngày; s = Streptomycin liều 15mg/kg/ngày; z = Pyazinamid liêu 25mg/kg/ngày).
Trường hợp điều trị như trên không kết quả hoặc bệnh tái phát dùng phác đồ:
- Điều trị tấn công: bằng 5 loại thuốc SHRZE trong 2 tháng.
- Điều trị củng cố: bằng 4 loại thuốc RHZE trong 1 tháng.
- Điều trị duy trì: bằng 3 loại thuốc RHE trong 5 tháng (E = Ethambuton liều 15mg/kg/ngày).
Điều trị kết hợp
- Chống dày dính màng não: prednisolon 1 – 3mg/kg/ngày trong 4-6 tuần chú ý giảm liều theo nguyên tắc chung.
- Chống phù não cho bệnh nhân có hôn mê: để nằm đầu cao 30° so với mặt giường, dùng liệu pháp tăng thông khí tốt (thông thoáng đường thở, vỗ rung), truyền tĩnh mạch dung dịch mannitol liều: lg/kg/lần (cần bù nước – điện giải sau mỗi lần truyền).
- Cắt cơn giật: seduxen 0,lmg/kg pha trong 2ml NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch chậm cho đến khi ngừng giật, hoặc thụt hậu môn (cứ 10 phút nhắc lại 1 lần nếu trẻ vẫn co giật, không quá 3 lần).
Chú ý chế độ chăm sóc và dinh dưỡng. Nên cho ăn thức ăn mềm, chia làm nhiều bữa, tránh ăn no để hạn chế nôn. Nếu bệnh nhân hôn mê để nằm nghiêng một bên tránh ứ đọng đờm dãi, cho ăn qua sonde.
Theo dõi
Theo dõi điều trị: dựa vào sự cải thiện về lâm sàng và dịch não tuỷ. Ngừng điều trị khi dịch não tuỷ đã trở về bình thường (sau 8-12 tháng).
Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc để cân nhắc sử dụng. Đốỉ vối ritamycin trẻ có biểu hiện ăn kém trở lại, đau bụng, tiêu chảy, men gan tăng. Đối với streptomycin: có biểu hiện ù tai. Đối với ethambutol trẻ có biểu hiện mờ mắt. Đối với pyrazinamid có biểu hiện đau khớp.
PHÒNG BỆNH
- Miễn dịch dự phòng: tiêm vaccin theo lịch tiêm chủng.
- Phát hiện giải quyết nguồn lây.
- Điều trị các thể lao để hạn chế biến chứng viêm màng não lao.