Chẩn đoán và điều trị cơn nhịp nhanh trên thất ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

CHẨN ĐOÁN

  • Thường khi tần số thất > 220 lần/phút ở trẻ bú mẹ và > 180 lần/phút ở trẻ lớn. Tần số còn phụ thuộc vào loại cơn nhịp nhanh. Có thể đến 300 nhịp/phút.
  • Phức bộ QRS thanh mảnh, thời gian < 0,08 giây. Một số ít trường hợp QRS giãn rộng khi có bloc nhánh hoặc dẫn truyền lệch hướng.

Nhịp nhanh bình thường

  • Nghiệm pháp Vagal: tiêm tĩnh mạch nhanh 0,5-1mg/kg Striadyne (ATP) sẽ làm xuất hiện bloc nhĩ – thất tạm thời (thấy rõ sóng P) hoặc ngừng cơn nhịp nhanh.
  • Khác cơn nhịp nhanh thất: sau tiêm Striadyne sẽ làm xuất hiện bloc thất – nhĩ 2/1, sóng p xuất hiện rõ sau phức bộ QRS.
  • Các nghiệm pháp Vagal cơ học khác:

Ân nhãn cầu: ấn đủ mạnh đồng thời hai bên, 2-5 phút, ngừng khi nhịp giảm.

Phản xạ Valsalva (xoa xoang cảnh): day nhẹ xoang cảnh một bên, trong 10-20 giây, ngừng ngay khi nhịp giảm.

Đắp nước lạnh đột ngột lên mặt trong vòng 10 giây (trẻ lớn) hoặc đặt sonde dạ dày (trẻ nhỏ) đều có thể xuất hiện kết quả như nghiệm pháp Striadyne.

ĐIỀU TRỊ

Cơn nhịp nhanh nhĩ

  • Cơn cuồng nhĩ: gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, không tìm thấy nguyên nhân. Sóng p đơn dạng, thường có bloc nhĩ – thất 2/1.

Điều trị:

Với sơ sinh: digoxin, kéo dài 6 tháng nhằm tránh tái phát.

Với trẻ lớn hơn, có tổn thương tim: thường kết hợp Digoxin + Amiodaron hoặc Rythmol. Sau khi ngừng cơn tiếp tục duy trì digoxin 1 năm.

Nếu có suy tuần hoàn cần sốc điện.

  • Cơn nhịp nhanh nhĩ: sóng p đa dạng, không ổn định, p > QRS. Cơn nhịp nhanh xoang thường dai dẳng, khó điều trị.

Điều trị: digoxin đơn thuần thường ít hiệu quả.

Digoxin + Amiodaron kéo dài 1-2 năm đối với trẻ bú mẹ. Có thể dùng Rythmol hoặc pblocquer thay thế Cordaron lâu dài.

Nhóm (3 blocquer (propranolol, nadolol) hoặc verapamil đối với trẻ lớn.

Nhịp nhanh bộ nối

  • Đặc điểm: gặp 70% các cơn nhịp nhanh ở trẻ bú mẹ.

Sóng p có thể ngay trước, trong hoặc ngay sau phức bộ QRS.

Nghiệm pháp Vagal có thể làm ngừng hoặc không có hiệu quả với cơn nhịp nhanh này.

5 – 10% kết hợp hội chứng WPW (Wolff-Parkinson-White) đặc biệt trong trường hợp có bệnh tim kết hợp.

  • Điều trị: điều trị cơn: nghiệm pháp Vagal hoặc tiêm Striadyne.

Điều trị duy trì:

Trẻ bú mẹ: digoxin (duy trì 9-12 tháng sau cắt cơn). Nếu thất bại kết hợp Cordaron (duy trì trong 3 tháng sau cắt cơn).

Trẻ lớn: digoxin. Nếu thất bại: Cordaron, nhóm p blocquer hoặc Flecain, Rythmol.

Chú ý: WPW: CCĐ digoxin đôl vối trẻ trên 2 tuổi, điều trị bằng nhóm Ic (Flecain: khá hiệu quả, sử dụng cho trẻ > 1 tuổi) hoặc amiodarone.

Cơn nhịp nhanh bó His

  • Đặc điểm: ít gặp, chủ yếu ở sơ sinh do ổ vô căn ở bó His.

Có thể gây suy tim dẫn đến tử vong.

  • Điều trị: Amiodarone hoặc nhóm Ic. Tiến triển từ từ, có thể dùng Flecain duy trì sau Cordaron.

Sốc điện không có hiệu quả.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận