I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Chấn thương sọ não là tình trạng chấn thương đầu có hoặc không có biến chứng nội sọ, là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em, gần bằng các nguyên nhân khác cộng lại.
2. Tần suất
- Nam/nữ = 1,5/2
- Tuổi gặp nhiều nhất: 4 – 11 tuổi
- Tỷ lệ tử vong: 19/100.000, thường ở trẻ < 4 tuổi
3. Phân loại: theo cơ chế
- Chấn thương sọ não kín: không có sự thông thương của các thành phần trong sọ với môi trường bên ngoài.
- Chấn thương sọ não hở: có sự thông thương của các thành phần trong sọ với môi trường bên ngoài.
4. Nguyên nhân: thay đổi theo lứa tuổi
- Té ngã.
- Tai nạn giao thông.
- Tai nạn thể thao
- Ngược đãi.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh sử
- Cơ chế chấn thương
- Thời gian chấn thương
- Tiền căn có bệnh lý rối loạn đông máu hoặc phẫu thuật trước đó.
2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng:
+ Đau đầu, nôn ói.
+ Chảy dịch hay máu lỗ tai.
+ Co giật.
+ Ngủ lịm hay vật vã.
Triệu chứng thực thể:
+ Da niêm nhợt: khi có chảy máu đặc biệt ở trẻ nhũ nhi.
+ Thóp trước phồng hay lõm, mềm hay căng.
+ Bầm da sau tai, quanh hốc mắt.
+ Vết thương da đầu.
+ Cử động bất thường.
+ Dấu thần kinh khu trú.
+ Rối loạn nhịp thở.
+ Dãn đồng tử một hoặc hai bên.
+ Phản xạ ánh sáng, phản xạ mắt búp bê, phản xạ nôn.
+ Đánh giá tri giác dựa vào thang điểm Glasgow (GCS).
Bảng điểm Glasgow
Glasgow | Trẻ lớn > 3 tuổi | Trẻ nhỏ < 3 tuổi | ||
Mở mắt (E) | 4 Tự nhiên
3 Với lời nói 2 Với kích thích đau 1 Không |
|||
Đáp ứng lời nói
(V) |
Chính xác câu hỏi
Lú lẫn Từ ngữ không thích hợp Âm thanh vô nghĩa Không trả lời |
ập bẹ
Quấy khóc Khóc khi kích thích đau Rên rỉ Không |
5
4 3 2 1 |
|
Đáp ứng | Theo y lệnh | Tự nhiên | 6 | |
vận động | Đáp ứng chính xác kích | Co tay chân khi sờ | 5 | |
(M) | thích đau | |||
Đáp ứng không chính | Co tay chân khi kích | 4 | ||
xác | thích đau | |||
Gồng mất vỏ | Gồng mất vỏ | 3 | ||
Duỗi mất não | Duỗi mất não | 2 | ||
Không đáp ứng | Không đáp ứng | 1 | ||
Tiên lượng:
- Chấn thương sọ não nhẹ: GCS 13 –10
- Chấn thương sọ não trung bình: GCS 9 –12
- Chấn thương sọ não nặng: GCS ≤8
Cận lâm sàng
- Huyết đồ.
- X-quang sọ, cột sống cổ.
- Siêu âm não đối với trẻ thóp chưa đóng.
- CT scan sọ não: chỉ định (Đại học Chicago 2009):
+ Tụ máu dưới màng xương.
+ Giảm tri giác.
+ VTSN hở.
+ Lõm sọ.
+ Dấu thần kinh khu trú.
+ Đồng tử không đều.
+ Dấu vỡ sàn sọ.
+ Có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ.
+ Trẻ bị ngược đãi.
+ Đa chấn thương.
+ Nhức đầu, nôn ói kéo dài sau chấn thương.
III. XỬ TRÍ CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
1. Thông đường thở
Đánh giá và xử trí ngay các yếu tố gây nghẽn đường thở.
2. Hô hấp
Duy trì hô hấp tốt để giảm ứ đọng CO2, đặt nội khí quản khi có suy hô hấp, GCS ≤ 8.
3. Tuần hoàn
- Cầm máu nơi đang chảy
- Theo dõi mạch, huyết áp.
- Trường hợp nặng cần lập đường truyền tĩnh mạch, theo dõi
4. Đánh giá các thương tổn kết hợp
* Nguyên tắc chung: các chấn thương ngực, bụng phải được ưu tiên cấp cứu so với các chấn thương khác, ngoại trừ:
- Máu tụ trong sọ diễn biến tụt não.
- Gãy cột sống cổ loại không vững
- Vết thương mạch máu không cầm được
5. Thần kinh: kiểm soát áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não
- Nằm đầu cao 300
- Duy trì: PaCO2 = 30 – 35 mmHg, PaO2≥60mmHg.
- Duy trì huyết áp thích hợp
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, hạn chế sử dụng Morphin.
- Chống phù não với Manitol 20%, liều: 0,5 – 1g/kg/liều (khi có chỉ định).
- Nếu thất bại: tăng thông khí tích cực với PaCO2 = 25 – 30mmHg.
- Trường hợp không có chỉ định ngoại khoa: chuyển bệnh nhân vào khoa ngoại thần kinh hoặc hồi sức để theo dõi.