Trang chủBệnh chứng Đông yĐau thắt lưng (yêu thống) Đông y và pháp, phương thuốc điều...

Đau thắt lưng (yêu thống) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Đau thắt lưng là đau ở một hoặc hai bên thắt lưng. Vì thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với thận. Tuệ Tĩnh viết: “đau lưng là bệnh ở thận” (Nam dược thần hiệu-đau lưng). Trong y học hiện đại, đau thắt lưng thường thấy trong các bệnh của thận, thấp khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh ở cơ, gân màng xương ở lưng do làm quá sức hoặc chấn thương gây nên.

Đau thắt lưng thường do các nguyên nhân sau:

  1. Cảm phải ngoại tà (phong, hàn, thấp) do ở chỗ lạnh ẩm, hoặc dầm mưa, hoặc bị hàn thấp khi làm việc ra mồ hôi. Những nguyên nhân này làm cho kinh mạch bị trở ngại, khí huyết vận hành không thông thoát. Kim quỹ yếu lược viết “lao động ra mồ hôi, cả áo và người đều bị lạnh ướt, dần dần bị đau lưng” (thân lao hãn xuất, y lý lãnh thấp cửu cửu đắc chí)
  2. Chấn thương. BỊ đánh ngã ứ máu, hoặc tư thế không thích hợp gây tổn thương và làm cơ co lại, làm cho khí huyết vận hành không thông sướng, khí trệ huyết ứ, mạch lạc bị tắc không thông.
  3. Lao lực quá độ ở người lớn, người hư yếu vì bệnh lâu, người thường phải làm quá sức. Tất cả đều có thể làm cho thận tinh suy không nuôi tốt kinh mạch gây nên.

Hai loại do nguyên nhân đầu thường là chứng thực (cấp), loại do nguyên nhân thứ ba thường là chứng hư (mạn)

Về điều trị “nên tìm nguyên nhân, không nên chấp nhất” (Nam dược thần hiệu – đau lưng).

Đau thắt lưng do hàn thấp.

Triệu chứng: Thắt lưng đau tăng khi gặp lạnh, vặn lưng, cúi ngửa khó khăn và gây đau, nằm yên vẫn đau, gặp thời tiết âm u ẩm thấp, mưa thì đau tăng, rêu lưỡi trắng cáu. Kim quỹ yếu lược viết “Bệnh thận trước, người nặng nề vùng thắt lưng lạnh như ngồi trong nước, thể trạng giống như nước, song không khát, đái bình thường, ăn uống bình thường là bệnh ở hạ tiêu” (Thận trước chi bệnh. Kỳ nhân thân thể trọng, yêu trung lãnh như tọa thủy trung, hình như thủy trạng, phản bất khát tiểu tư lợi, ẩm thực như cố, bệnh thuộc hạ tiêu)

Phép điều trị: Khu phóng tán hàn trừ thấp thông lạc.

Phương thuốc: Thận trước thang (Kim quỹ yếu lược)

Cam thảo 2 đồng cân   Can khương            4 đồng cân

Bạch truật  2 đồng cân   Phục linh                 2 đồng cân

Ý nghĩa: Can khương để ôn trung khu hàn, Bạch truật, Cam thảo, Phục linh để kiện tỳ trừ thấp. Phương này chủ yếu dùng cho đau thắt lưng do thấp. Nếu kết quả kém dùng Độc hoạt ký sinh thang.

Phương thuốc: Độc hoạt ký sinh thang (Bị cấp thiên kim yếu phương)

Độc hoạt 3 đồng cân Tang ký sinh 2 đồng cân
Tần giao 2 đồng cân Phòng phong 2 đồng cân
Tế tân 2 đồng cân Đương qui 2 đồng cân
Thược dược 2 đồng cân Xuyên khung 2 đồng cân
Địa hoàng 2 đồng cân Đỗ trọng 2 đồng cân
Ngưu tất 2 đồng cân Nhân sâm 2 đồng cân
Phục linh 2 đồng cân Cam thảo 2 đồng cân
Quế tâm 2 đồng cân

Ý nghĩa: Độc hoạt, Tế tân, Phòng phong, Quế tâm, Tần giao, Phục linh để khu hàn trừ thấp, Đương qui, Thược dược, Xuyên khung, Địa hoàng để hoạt huyết thông lạc chỉ đau. Cam thảo, Nhân sâm để bổ khí. Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để ích thận dưỡng cân khỏe lưng gối.

Chú ý: Nếu khí âm chưa suy thì dùng Sâm, Địa hoàng.

Vị thuốc Độc hoạt
Vị thuốc Độc hoạt

Đau thắt lưng do huyết ứ.

Triệu chứng: Đau cố định một chỗ, nhẹ thì vận động cúi ngửa khó khăn nặng thì không động đậy được, không cho ấn vào chỗ đau.

Phép điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ đau.

Phương thuốc: Tứ vật thang gia Đào nhân, Xuyên sơn giáp, Diên hồ sách, Đại hoàng.

Phương thuốc: Thân thông trục ứ thang (Y lâm cải thác)

Đào nhân 3 đồng cân Hồng hoa 3 đồng cân
Đương qui 3 đồng cân Cam thảo 2 đồng cân
Xuyên khung 2 đồng cân Ngưu tất 3 đồng cân
Ngũ linh chi 2 đồng cân Hương phụ 1 đồng cân
Địa long 2 đồng cân Tần giao 1 đồng cân
Khương hoạt . 1 đồng cân Một dược 2 đồng cân

Ý nghĩa: Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa, Ngũ linh chi. Một được để hoạt huyết hóa ứ. Hợp với Hương phụ, Xuyên khung, Địa long, Ngưu tất để lý khí thông lạc chỉ đau. Khương hoạt, Tần giao có thể thêm Độc hoạt, Ngũ linh chi để tăng tác dụng tán hàn chỉ đau.

Vị thuốc Ngưu tất
Vị thuốc Ngưu tất

Thuốc dùng ngoài. Rượu xoa bóp (Thuốc nam châm cứu- bệnh về khớp)

Huyết giác 100g Đại hồi 100g
Địa liền 100g Quế chi 100g
Hoa chổi xể 100g Lá thông 100g
Thiên niên kiện 100g Ô dầu 50g

Tán dập ngâm với 5 lít rượu, ngày đảo 1 lần để gần bốỊ hoặc phơi nắng trong 7 ngày.

Chú ý: Chỉ dùng để xoa bóp, không dùng để uống.

Đau thắt lưng do thận hư.

Triệu chứng: Thắt lưng đau ê ẩm, chân yếu, lúc mệt bệnh tăng, nằm thì giảm.

Nếu thận dương hư là chính, có thêm chân tay lạnh, mặt sắc trắng, bụng dưới câu cấp, lưỡi nhạt, mạch trầm tế.

Nếu thận dương hư là chính, có thêm tâm phiền mất ngủ, miệng, họng khô, má hồng, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Phép điều trị:

  • Với thận dương hư là chính: Bổ thận trợ dương

Phương thuốc: Viên thận dương hư (Thuốc nam châm cứu)

Sừng hươu 200g Thục địa 160g
Ba kích 80 Củ mài 160g
Tiểu hồi 60g Quế 30g
Phụ tử 16g Mật ong vừa đủ.

Sừng hươu cạo sạch da ngoài cắt từng khúc ngắn 5cm, dùng cám nếp ướt bọc quanh dầy 2cm, nướng trong lò than 40 phút khi sừng bở ra là được, bỏ cám lấy sừng.

Ba kích tẩm rượu, sao khô. Củ mài sao chín, Tiểu hồi sao qua. Quế bỏ vỏ ngoài. Tán mịn, rây kỹ, luyện hoàn mật. Ngày uống 3 lần khi đói và khi đi ngủ, mỗi lần 16-20g.
Phương thuốc: Hữu qui hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư)

Thục địa 8 đồng cân Sơn dược 4 đồng cân
Sơn thù 4 đồng cân Kỷ tử 4 đồng cân
Đỗ trọng 4 đồng cân Thỏ ti tử 4 đồng cân
Phụ tử 2-6 đồng cân Nhục quế 3 đồng cân
Đương qui 3 đồng cân Lộc giác giao 4 đồng cân

Ý nghĩa: Quế, Phụ, Lộc giao để ôn bổ thận dương điền tinh tủy, Thục, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ti tử, Kỷ tử, Đỗ trọng để tư âm ích thận, dưỡng can bổ tỳ, Đương qui để bổ huyết dưỡng can.

Vị thuốc Kỷ tử
Vị thuốc Kỷ tử
  • Với thận âm hư là chính: Bổ thận tư âm Phương thuốc: Viên thận âm hư (Thuốc nam châm cứu)
Thục địa 200g Yếm rùa 200g
Sừng nai 150g Củ mài 150g
Quả tơ hồng 80g Thạch hộc 80g
Tỳ giải 100g Mật ong vừa đủ.

Sừng nai chế như sừng hươu ở trên. Yếm rùa cạo hết màng trong; rửa sạch, thái nhỏ dùng dấm thanh tẩm ngâm 2-3 giờ sao vàng sạm, củ mài sao chín. Tơ hồng sao qua.

Tán mịn rây kỹ làm làm hoàn mật.

Mỗi lần uống 16-20g, ngày 3 lần lúc đỏ và tối trước khi đi ngủ.

Phương thuốc: Tả quy hoàn (Cảnh nhạc toàn thư)

Thục địa 8 đồng cân Sơn dược 4 đồng cân
Sơn thù 4 đồng cân Kỷ tử 4  đồng cân
Thỏ ti tử 4 đồng cân Ngưu tất 3 đồng cân
Lộc giác giao 4 đồng cân Qui bản giao 4 đồng cân.

 

Thêm Tục đoạn, Đỗ trọng.

Ý nghĩa: Thục, Thạch hộc để tư bổ chân âm vị âm, Kỷ tử để minh mục ích tinh, Sơn thù để sáp tinh liễm hãn. Qui Lộc để tư âm bổ dương thông nhâm đốc, ích tinh tuỷ, Thỏ ti tử, Tục đoạn, Ngưu tất, Đỗ trọng để khỏe lưng gối cân cốt. Sơn dược để tư ích tỳ thận. Tỳ giải để trừ thấp. Mật ong để kiện vị.

Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu – bệnh thận)

Cẩu tích sao vàng 20g Cốt toái (sao vàng) 16g
Đỗ trọng 16g Rễ gối hạc (saò vàng) 12g
Dây đau xương 12g Củ mài (sao vàng) 20g
Quả dây tơ hồng 12g Rễ cỏ xước (sao vàng) 12g
Tỳ giải (sao vàng) 16g

Sắc lấy nước khoảng 500ml chia làm 3 lần uống khi đói và trước khi đi ngủ.

Phương này dùng để chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu.

Phương thuốc: Thanh nga hoàn (Cục phương)

Phá cố chỉ          8 lạng          Đỗ trọng chế gừng 16 lạng

Hà đào nhục       24 quả         Tỏi đun thành cao 4 lạng

Tán mịn các vị dùng cao tỏi làm hoàn bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 1 đồng cân lúc đói chiêu bằng rượu. Hoặc sắc uống.

Chủ yếu dùng để chữa thận hư đau lưng lâu làm cho lạc mạch cũng hư.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

2 BÌNH LUẬN

  1. Bác sĩ cho em hỏi
    Bác em 60 tuổi bị đau mỏi vùng thắt lưng, thay đổi tư thế đau tăng, bệnh hay tái phát, trời lạnh đau tăng, tiểu đêm 3-4 lần, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, rêu trắng dính, mạch trầm vô lực là bị bệnh gì ạ?

    • Sơ bộ thì các triệu chứng bệnh thuộc thận dương hư. Nhưng trong cách dùng thuốc tùy thầy thuốc chứ không hẳn dùng bài thuốc cố định.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây