Trang chủNgộ độcNgộ độc thạch tín (Arsenic) - Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Ngộ độc thạch tín (Arsenic) – Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Thạch tín hay còn gọi là Arsenic Trioxide (As203), có màu trắng, không có mùi vị, có thể tan trong nước, do đó khi trộn vào trong lương thực như bột mì không dễ bị phát hiện, dễ bị uống nhầm hoặc bị kẻ xấu lợi dụng để đầu độc. Hợp chất Arsenic còn có thể ứng dụng trong ngành chế thuốc chữa bệnh và thuốc trừ sâu, như thuốc chống bệnh giang mai, thuốc’chống ung thư, thuốc chữa bệnh trĩ, v.v… Gần đây theo báo cáo, thạch tín đã được ứng dụng điều trị bệnh máu trắng đạt hiệu quả tương đối tốt, nhưng nếu như không nắm vững liều lượng dùng thì có thể rất dễ bị ngộ độc.

Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế ngộ độc.

Chất độc của thạch tín trong tất cả các hợp chất Arsenoes rất mạnh, khi uống 0,8 đến 2 mg sẽ có thể chết ngay, thuộc loại có chất độc cao. Tỷ lệ được hấp thụ ở đường tiêu hóa rất cao, đạt 80% trở lên. Chất độc của thạch tín và. nhóm OleoPhobic đối với cơ thể có sự liên kết rất mạnh, không những làm cho lượng men chứa nhóm. OleoPhobic không hoạt động, còn ảnh hưởng tới quá trình sinh năng lượng và nguồn phản ứng ôxy của tế bào; hơn nữa còn làm cho kháng ôxy của cơ thể giảm rõ rệt, gây tổn thương cho tổ chức tạo ôxy. Ngoài ra hợp chất Arsenoes còn có thể dẫn đến cho các tiểu mạch máu nở ra và tê liệt.

Chẩn đoán.

  • Đã từng uống nhầm phải thạch tín.
  • Biểu hiện lâm sàng.
    1. Viêm dạ dày cấp tính: Là biểu hiện thời kỳ đầu khi bị ngộ độc chất Arsenic cấp tính. Sau khi uống phải từ vài phút đến vài chục phút mới bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng chủ yếu là ợ chua, nôn oẹ, đau bụng, tiêu chảy dữ dội, đi đại tiện như nước cháo loãng hoặc có máu trong phân. Do bệnh nôn mửa và tháo dạ có thể kéo dài trong mấy ngày, thường gây mất nước, sốc, suy thận cấp và mất cân bằng chất điện giải.
    2. Sôc: Ngoài những nguyên nhân do mất nước hay bị mất cân bằng chất điện giải ra, còn do một số nhân tố có liên quan đến ngộ độc như mạch máu nhỏ tê liệt mở rộng và cơ tim bị thương tổn. Huyết áp của bệnh nhân tụt, buồn bực bất an, tứ chi toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ, tiếng tim trầm khó nghe, nhịp tim không đều, người bị nặng có thể thấy các biểu hiện nói nhảm, co rút, hôn mê, nóng sốt, thâm tím, v.v…
    3. Ngộ độc gây ra bệnh mề đay thường xảy ra sau khi bị ngộ độc trong vòng một tuần, có thể thấy men Amoniac tăng cao, Bilirubin tăng cao, hoàng đản, gan phù to, ấn thấy đau, người bị nặng có thể bị suy gan cấp tính.
    4. Bệnh xung quanh hệ thần kinh: Xuất hiện người sau khi ngộ độc từ 1 đến 3 tuần. Lúc đầu thấy tê tay chân, hoặc đau giần khắp người, tiếp đến là cơ bắp giảm sút mệt mỏi, chân bủn rủn, da ở cẳng tay và chân thấy bì lâu như đi găng tay, đi tất cơ bắp mệt mỏi, chân tay nặng chịch.
    5. Các bệnh khác: Người bệnh có thể thấy các biểu hiện khác như da mẩn lên, chảy máu, tím bầm thành mề đay, thời kỳ cuối bị ngộ độc (2 đến 3 tuần), thường hay xảy ra hiện tượng mất máu, bạch cầu hạt và tiểu cầu giảm, v.v… Phần nhiều cơ thể hồi phục được.

Sau vài tuần còn có thể thấy rụng tóc, da ở bàn tay bàn chân nhăn nheo, móng tay xuất hiện các đường vân ngang màu trắng (đường vân Mees).

  • Xét nghiệm thêm: Có thể xét nghiệm hàm lượng thạch tín ở trong các chất nôn ra, nước tiểu, và tóc. Nếu hàm lượng thạch tín trong nước tiểu lớn hơn 0,2 mg/1 và thạch tín trong tóc lớn hơn 0,1 mg/100 g, có thể kết luận là đã tiếp xúc với hợp chất thạch tín quá nhiều.

Điều trị:

Nhanh chóng cho nôn ra, dùng nước sạch hoặc muối sinh lý để rửa dạ dày, sau đó cho sữa bò, chất lòng trắng trứng và than hoạt tính (30 g) để hút hết các chất độc còn lại, rồi sau đó dùng Sudium Sunfate để thụt hết ra. Nhanh chóng cho uống thuốc giải độc, các thuốc khử thạch tín thường dùng Natri Dimercaploprpain – Sulfonatun và Natri Dimercapto – Sucinatum như Sodiumacid dihydrocyl và Sodiumacid Yartaric. Nếu thấy suy thận cấp tính, thì không nên điều trị bằng cách khử độc bình thường, nhưng nếu không cản trở đến việc phối hợp xét nghiệm máu thì điều trị một lượng thuốc nhỏ để khử thạch tín.

Tiến hành điều trị tích cực: Vấn đề quan trọng là phải cấp cứu ngay bệnh nhân bị sốc; cần tích cực bổ sung dung lượng máu, duy trì sự cân bằng chất điện giải và nước, bảo vệ tốt chức năng của các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Cho dùng ngay từ đầu thuốc Adrenaline, Vitamin c và các thuốc chứa ôxy tự do khác. Khi bị suy thận cần làm xét nghiệm máu để điều trị.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây