Trẻ em không nên ăn những thực phẩm có tính kích thích
Người xưa thường nói, ăn quá nhiều đồ gia vị sẽ sinh thấp, sinh nhiệt, sinh đờm. Cho nên những thực phẩm có tính kích thích như chua, ngọt, cay, mặn, nếu ăn vào đều có ảnh hưởng đến dạ dày, trở ngại cho tiêu hoá, dẫn đến bệnh tật.
Trẻ em còn non nớt, do sự phát dục của dạ dày chưa hoàn thiện, năng lực tiêu hoá tương đối yếu, nếu ăn những thực phẩm có chất kích thích tương đối mạnh như ớt, hồ tiêu, hành, tỏi, gừng sống v.v…rất dễ làm hỏng miệng, hỏng thực quản và niêm mạc dạ dày, sẽ sinh ốm đau. Cho nên thức ăn của trẻ con phải là những thứ thanh đạm, mềm nhuyễn, nhỏ bé.
Trẻ em không nên ăn nhiều gan và bồ dục
Có không ít các bậc cha mẹ trẻ cho rằng gan, bồ dục động vật là những chất dinh dưỡng tuyệt vời của trẻ con. Thế mà các nhà y học nước ngoài nghiên cứu lại phát hiện ra rằng, trong gan và bồ dục động vật, hàm lượng chất độc và các chất hoá học khác lại nhiều hơn mấy lần ở trong thịt.
Cho nên, chỉ nên cho trẻ con ăn gan và bồ dục động vật vừa vừa thôi.
Trẻ em không nên ăn nhiều thức ăn tanh
Thức ăn tanh là chỉ những thực phẩm có tính động vật bao gồm thịt, trứng, tôm, cá v.v… Thức ăn tanh tuy có nhiều prôtêin và chất mỡ, song nếu cho trẻ em ăn nhiều quá dễ xảy ra hiện tượng trẻ ngán ăn.
Bởi vì trẻ em ăn một lượng lớn chất tanh vào bụng, nhất thời khó tiêu hoá, nên phải lưu lại ở trong dạ dày, quá trình dài dài để những thức ăn này đi vào đoạn đầu ruột non nối với ruột già, chúng sẽ làm thay đổi công năng tiêu hoá của dạ dày, khiến cho lượng phân tiết dịch vị và khả năng tiêu hoá bị giảm sút. Công năng tiêu hoá của trẻ còn chưa kiện toàn, nên càng dễ bị số thức ăn quá nhiều này gây trở ngại, thường dẫn đến tình trạng chán ăn. Cho nên các bậc cha mẹ không nên chỉ chú trọng đến chất lượng đồ ăn thức uống của trẻ, mà cũng cần phải chú ý đến cả số lượng, sao cho hợp lý, để có lợi cho sự hấp thụ tiêu hoá của trẻ.
Trẻ thơ không nên ăn chay
Trẻ thơ mà ăn chay dài ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của chúng.
Bởi vì trẻ thơ đang ở vào thời kỳ phát triển toàn diện cơ thể, các loại dinh dưỡng mà cơ thể cần cũng cần phải được hấp thu toàn diện từ trong thức ăn. Nếu trẻ thơ không ăn thức ăn tanh dài ngày thì vitamin B12 trong cơ thể sẽ không đủ. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu. Những trẻ không ăn sữa bò, nói chung đều thiếu canxi, dễ phát sinh bệnh còi xương. Theo tài liệu đã điều tra thì những người ăn chay lùn hơn những người ăn tạp, điều này càng rõ ở trẻ em dưới 5 tuổi. Cho nên không những không nên đề xướng việc ăn chay trong trẻ em mà ngược lại còn phải đặc biệt chú ý để cho trẻ ăn những thứ tanh như thịt, cá…
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên cho ăn lòng trắng trứng
Trứng gà là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nhưng trẻ thơ dưới 6 tháng tuổi không nên ăn lòng trắng trứng. Bởi vì trẻ em dưới 6 tháng tuổi, hệ thống tiêu hoá chưa phát triển hoàn chỉnh, đặc biệt là tính thông thấu của niêm mạc ruột tương đối cao, có khi có thể trực tiếp thông qua niêm mạc ruột mà xâm nhập vào trong máu làm cho cơ thể của hài nhi xảy ra những phản ứng kháng nguyên kháng thể đối với thành phần trứng trắng, do đó mà sinh ra bệnh mẩn ngứa, bệnh sởi v.v… Ngoài ra, trẻ thơ ăn lòng trắng trứng cũng khó tiêu hoá, dễ dẫn đến đi ỉa chảy. Cho nên không nên cho trẻ thơ dưới 6 tháng tuổi ăn lòng trắng trứng.
Không nên cho trẻ em ăn nhiều trứng gà
Trứng gà có rất nhiều chất dinh dưỡng, song trẻ con mà ăn nhiều trứng gà, không những không có lợi cho sự phát triển lớn lên của trẻ, mà còn có thể gây ra bệnh thiếu chất sinh vật (tức là bệnh thiếu vitamin H).
Bởi vì trong lòng trắng trứng gà có chất trứng trắng kháng sinh vật, nó có thể kết hợp với chất sinh vật tố ở trong đường ruột, gây trở ngại cho sự hấp thu sinh vật tố, do đó mà sinh bệnh thiếu sinh vật tố ở trẻ em. Biểu hiện của nó là rụng tóc, thèm ngủ, có nốt lấm tấm trên da mặt, người rạo rực, da mặt xanh tái, gân cốt giảm yếu v.v… Cho nên, trẻ em cần phải ăn nhiều loại thức ăn, không nên thiên vế trứng gà nhiêù quá.
Không nên cho trẻ em ăn nhiều mỡ động vật
Nếu trẻ em cứ trường kỳ ăn nhiều mỡ các loại động vật, sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu chất canxi và có thể gây nên chứng bệnh mỡ trong máu và cholestêrôn trong máu không bình thường, thậm chí có thể mắc bệnh tim khi về già.
Mỡ là do axit mỡ và glixêrin hợp thành. Nó có thể thúc đẩy việc hấp thu và lợi dụng các chất vitamin, là một bộ phận hợp thành quan trọng không thể thiếu được để phát triển cơ thể. Mỡ động vật bao hàm axit mỡ mà đa số là axit mỡ bão hoà, còn mỡ thực vật bao hàm axit mỡ mà đa số là axit mỡ không bão hoà. Axít mỡ thực vật là loại axit mỡ rất cần thiết mà cơ thể không thể nào tổng hợp được.
Các chuyên gia về dinh dưỡng còn cho rằng , chất axit mỡ không bão hoà ở trong mỡ thực vật là thứ vật chất rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và hình thành tuỷ của trẻ thơ. Lượng mỡ đưa vào cơ thể trẻ đòi hỏi rất cao về chất. Cho nên không nên cho trẻ thơ ăn nhiều mỡ động vật. Trong thời gian nuôi trẻ, nên dùng mỡ thực vật thì tốt hơn.
Không nên cho trẻ em ăn quá mặn
Trẻ em ăn quá mặn, không những có hại cho thận, mà còn có thể dẫn đến huyết áp cao.
Bởi vì muối ăn là vật hoá hợp của hai nguyên tố natri và clo . Sự phát triển thận của trẻ em chưa hoàn thiện, khả năng bài tiết natri kém, ăn nhiều muối có thể gây tổn thương cho buồng thận. Chất natri trong cơ thể tăng nhiều, có thể làm cho chất kali theo nước tiểu ra ngoài quá nhiều, do đó mà dễ gây nên bệnh suy tim. Ngoài ra ăn quá nhiều muối, có thể bị huyết áp cao. Theo sự điều tra của một tổ chức y học Mỹ thì trong số trẻ em ở tuổi đi học, có 11% khi còn nhỏ đã ăn nhiều thực phẩm mặn ở trong đồ hộp, đến khi 10 – 13 tuổi thì mắc bệnh cao huyết áp. Cho nên thức ăn của trẻ thơ không nên quá mặn.
Không nên cho trẻ sơ sinh ăn muối
Chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh là sữa và nước. Nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa bò dễ gây nên táo bón, cho nên có một số bậc cha mẹ dùng phương pháp lấy mật ong và nước muối để thông táo bón, hoặc dùng nước canh để cho trẻ uống, tuy có chữa được táo bón, song lại dễ dẫn đến phù thũng toàn thân.
Bởi vì trong thời kỳ còn là thai nhi, buồng thận chưa phát triển thành thục, tế bào thượng bì của tiểu cầu thận nhiều, mà huyết quản ít, nên lỗ thoát nước tiểu nhỏ, vì ống thận phát triển không tốt, dung lượng nhỏ, khả năng cô đọng nước tiểu kém, công năng bài tiết chất mặn không đủ, cho nên trẻ sơ sinh sau khi ăn muối,thận không có khả năng bài tiết ra ngoài, nên cứ tồn đọng ở trong cơ thể dẫn đến phù thũng. Cho nên trẻ sơ sinh không nên ăn muối.
Không nên cho trẻ thơ ăn những thức ăn có rễ
Trẻ thơ mà ăn nhiều thức ăn có rễ, dễ sinh ra đau bụng đi ngoài.
Bởi vì trẻ thơ không như người lớn. Khi ăn chúng có nhai và hình như có nhai nhiều, kỳ thực nhai không kỹ, có khi nuốt chửng. Nếu để cho trẻ ăn những thực vật có rễ như rau cần, rau hẹ, rau dền, giá đỗ, dưa muối v.v… tất cả những loại rau này đều có rất nhiều chất xơ, sẽ làm tăng nhu động dạ dày và ruột của trẻ thơ, thường hay gây ra đau bụng đi ngoài.
Không nên nhai cơm cho trẻ ăn
Có những bậc phụ huynh sợ con ăn cơm không nhai kỹ, ăn rồi sẽ khó tiêu hoá, nên đã nhai cơm trước cho nhỏ rồi đút cho con ăn. Có người thì mớm thang vào mồm con, có người thì nhai rồi nhè ra tay, đút vào mồm con. Cách làm như vậy thật rất mất vệ sinh.
Bởi vì trong mồm người lớn thường có những vi khuẩn, rất dễ truyền vào trẻ con, mà sức đề kháng của trẻ thì lại rất yếu, cho nên rất dễ sinh bệnh. Cho dù trẻ thơ không biết nhai hoặc nhai không kỹ thức ăn, thì tốt nhất vẫn là thái nhỏ, ninh nhừ, dùng thìa con để bón cho trẻ ăn. Sau một tuổi rưỡi thì có thể để cho chúng tự ăn. Như vậy vừa vệ sinh, vừa bồi dưỡng cho trẻ năng lực độc lập sinh hoạt.
Trẻ thơ không nên ăn mật ong
Mật ong tuy là chất dinh dưỡng tốt và là thứ để thay đường rất tốt. Song đối với trẻ thơ thì không thích hợp.
Bởi vì mật ong rất dễ bị trực khuẩn ô nhiễm. Trực khuẩn sinh sôi nảy nở trong mật ong, thải ra các chất độc, làm cho người dùng mật ong bị trúng độc. Người lớn có sức đề kháng tương đối mạnh nên không phát bệnh. Những trẻ em dưới 6 tháng tuổi, có thể bị trúng độc thịt ôi nghiêm trọng. Độc tố do 2000 con trực khuẩn sản sinh ra , có thể làm chết một đứa trẻ nặng 7 kilôgam. Những hiện tượng trúng độc là : toàn thân mềm yếu, không còn sức để bú sữa, nuốt rất khó khăn, tiếng khóc yếu dần, hơi thở chậm dần v.v… Mật ong là nơi cư trú và môi giới quan trọng của trực khuẩn. Cho nên trẻ em dưới 1 tuổi không nên cho ăn mật ong.
Trẻ em không nên ăn thức ăn nướng
Rất nhiều người thích ăn những thức ăn nướng, như vậy là rất không vệ sinh. Bởi vì trong khi nướng thức ăn thì thức ăn đã bị ô nhiễm. Chất đốt có thán khí, khi nướng thức ăn đã sản sinh ra nhiều chất như thán khí, lưu huỳnh và cả một chất có khả năng gây ung thư, rồi thông qua những thức ăn nướng này mà vào cơ thể con người, hoặc lắng đọng ở trong phổi, hoặc vào máu, dễ gây các bệnh ung thư dạ dày, bệnh máu trắng và ung thư tuyến phổi v.v… Cho nên, không nên cho các em ăn nhiều thức ăn nướng.