- Virut dengue thuộc nhóm Flavivirut (họ Flaviviridae) genome có 3 gen protéin có cấu trúc (protein lõi – c, protein màng M, và protein vỏ E) và 7 gen protein không câu trúc; Protein E có chức năng trung hòa, và tương tác với các thụ thể. Cùng nhóm này có virut viêm não B, virut sốt vàng, viêm não St Louis, viêm não miền Tây sông Nile, viêm não thung lũng Murray đều do muỗi truyền, và có virut viêm não do ve, sốt xuất huyết rừng OMSK do ve truyền. Hiện nay phân biệt được 4 typ huyết thanh virut dengue đã gây bệnh: 1, 2, 3, 4. W.M. Hammon (1966) đã phân lập từ bệnh nhân sốt xuất huyết ở Thái Lan thêm 2 typ (TH36, TH Sman) đề nghị coi là typ 5 và 6, tuy rằng chúng gần tương tự với 1 và 2; nhưng Sưcchinda Udomsakdi và S.B. Halstead (1966) bằng phản ứng kết hợp bổ -thể nhận thấy giống nhau về kháng nguyên giữa týp 1 với TH Sman, giữa týp 2 với TH36. Virut dengue tương đối khó phân lập vì:
- Virut có trong máu khi sốt, trung bình 2-7 ngày, tế bào đích là tế bào đơn nhân (ngoại vi); phân lập phức tạp.
- Bệnh nhân Sốt xuất huyết thường sớm có kháng thể, do đó virut bị trung hoà bơi huyết thanh ngay sau khi hết sốt 1-2 ngày.
- Hiếm khi phần lập được virut từ tổ chức hoặc máu tử thi; còn có ý kiến cho rằng những chủng virut có khả năng gây bệnh nặng ở người thường lại có độc lực thần kinh yếu với chuột.
Về phương diện kháng nguyên, cả 4 typ virut dengue có họ hàng với nhau, phản ứng chéo nhau; virut dengue là một virut có vỏ ARN, có nhiều kháng nguyên, có kháng nguyên đặc hiệu của typ, có những kháng nguyên chung của phân nhóm (espèce Dengue) và của nhóm (genre Flavivirut). Do đó định typ của virut dengue còn đang ở giai đoạn phải hoàn thiện. Cho tới nay thật ra cũng chưa biết một cách chắc chắn có tất cả bao nhiêu typ virut dengue ngoại 4 typ đã được xác nhận.
Trong một vụ dịch Sốt xuất huyết có thể phân lập được một hoặc nhiều typ virut dengue và nhiều chủng virut dengue, không định được typ, và có khi cả virut Chikungunya: như vụ dịch Sốt xuất huyết 1982 ở Malaixia lớn nhất trong lịch sử nước này, đã phân lập được 38 chủng, có cả DI, D2, D3 và một số chủng không được typ.
- Hiện nay ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cả 4 typ virut dengue đã có mặt như: Philipin, Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Inđônêxia. ở Nam Thái Bình Dương trừ Polynêdia đã lưu hành cả 4 typ, còn nhiều nước khác chỉ mới gặp typ 1, 2 và 4, riêng typ 4 mới xuất hiện từ 1979. Ở Tây Bán cầu, từ 1977 lại gặp typ 1 ở Jamaica, Venezuela, Honđurát, Mêhícô sau hàng chục năm vắng mặt; năm 1981 typ 2 xuất hiện ở CuBa và typ 4 phát hiện ở Đôminica, St Martin, st Bartelemy, Gưadeloup, En Sanvađo. ở những nước lưu hành nặng như Thái Lan, có năm phân lập được cả 4 serotyp (Nisalak , Burke D.s. 1981). Serotyp phổ biến nhất khác nhau ở mỗi nước: như ở Mianma typ 2 nhiều nhất và typ 4 hiếm nhất, ở Thái Lan typ 2 là serotyp thường xuyên có mặt, vv… Trong từng nước c6 tình trạng biến động thay đổi nhau giữa các typ: ở Inđônêxia các typ phần lập được theo thứ tự thời gian là D3, D2, D1, D4; ở nhiều nước khu vực Nam Thái Bình Dương gặp D1 và D2 những năm 1971-1975, và D4 từ năm 1979; ở Trung Quốc phân lập-được lần đầu tiên D4 năm 1978 và D3 năm 1980; ở Ấn Độ: từ 1963 phân lập được D1 và D2 D4 sau đó gặp D2 năm 1967, D3 năm 1968, D1 và D3 năm 1970, đến năm 1982 lại phân lập được D1 và D2; ở Thái Lan D2 thường xuyên có mặt trong các năm, chiếm 80% tổng số vìrut phân lập được năm 1971-1972 sau đó nhường một phần cho D1 nổi lên 1973 – 1974, D3 nổi lên năm 1974 – 1975 nổi lên năm 1976-1977, đến năm 1978-1979 lại chiếm 84-95% tổng số phân lập (Nisalak A, Burke s 1981).
- Ở người, mỗi typ đều có thể gây dengue cổ điển và Sốt xuất huyết, chưa rõ typ nào gây bệnh mạnh hơn (TCYTTG, Thông báo kỹ thuật chẩn đoán, điều trị, giám sát và phòng chống Sốt xuất huyết, 1975 và 1980. Nhiễm bởi 1 typ để lại miễn dịch lâu bền với typ đó (WHO-DHF, 1997). Tuy 4 typ rất gần nhau về phương diện kháng nguyên, nhưng cũng đủ khác nhau để chỉ có một phần miễn dịch chéo. Kháng thể đối với một serotyp dengue có phản ứng với những serotyp dengue khác nhưng không trung hoà được chúng, vì thế sau khi bị nhiễm virut dengue lần đầu bởi một serotyp, sau một thời gian ngắn người ta vẫn mắc bệnh nếu bị tái nhiễm virut bởi một serotyp khác, thậm chí bệnh nặng hơn. Kháng nguyên virut dengue đã được thấy khu trú ở đại thực bào phổi, lách, gan, tuyến ức, tế bào Kupffer, tổ chức bào của da, và bạch cầu đơn nhân to ở máu ngoại vi. Virus dengue có khả năng phát triển rất nhanh trong những bạch cầu đơn nhân to thực bào khi có mặt những kháng thể không trung hoà khác typ nhưng cùng phân nhóm dengue (hoặc cùng nhóm Flavi virut). Tình trạng này dẫn đến tăng hoạt thực bào, tăng nhiễm các tế bào, bạch cầu đơn nhân to sẽ giải phóng ra những chất trung gian hoá học làm tăng tính thấm huyết quản, kích hoạt bổ thể, hoạt hoá thromboplastin tổ chức (nguồn gốc của đông máu rải rác nội mạch), từ đó bệnh nặng hơn. Hiện tượng này còn gọi là hiện tượng tạo thuận cho nhiễm virut phụ thuộc vào kháng thể. Những khi thực nghiệm trước đã bị nhiễm D hoặc D3, D4 nay nhiễm D2 sẽ có nhiễm virut rất cao so với những con trước kia đã sẵn bị nhiễm D2 (Halstead S.B 1983). Trong khi chưa rõ độc lực và tính gây bệnh của các serotyp dengue có khác nhau không, đáng lưu ý là bệnh cảnh lâm sàng Sốt xuất huyết rất khác nhau tùy theo vụ dịch, tùy theo vùng địa lý.
- Ớ Việt Nam, tại phía Nam theo Nguyễn Đức Hiệp (1974) trước ngày giải phóng đã phân lập được cả 4 typ virut dengue chủ yếu là typ 1 và 2; trong vụ dịch 1975 typ vírut gặp nhiều là D1, ngoài ra có cả D3 và D2. Tại phía Bắc, từ 1969 đến 1972, trong 3 vụ dịch (vụ dịch lớn 1969 và dịch nhỏ 1970, 1972). Viện VSDT Hà Nội đã phân lập được 33 chủng từ người và 3 chủng từ muỗi bao gồm 4 chủng D1, 1 chủng D2, 2 chủng D4 (riêng ở vụ dịch 1969 có 29 chủng từ 806 bệnh phẩm máu bệnh nhân và 2 chủng từ 5 lô muỗi gồm 1.000 con) (Đoàn Xuân Mượu, Đỗ Quang Hà, Vũ Thị Phan và cs. 1964).
Sau ngày giải phóng, trong vụ dịch 1977 ở phía Bắc đã phân lập được cả typ D, D2 và D3, nhưng chủ yếu là D3.
ở phía Nam, từ 1978 đến 1982 tại thành phố Hồ Chí Minh và vài vùng lân cận đã phân lập được 10 chủng virut dengue từ bệnh nhân và muỗi, bao gồm 5 chủng D1, 2D2, 1D3 và 2 D4 Nay nhiễm O2 sẽ có nhiễm virut rất cao so với những con trước kia (Đỗ Quang Hà và cs 1984). Tóm lại trên cả nước Việt Nam đã có mặt cả 4 typ virut dengue. Năm 1997, phổ biến là D2; sang năm 1998, những kết quả đầu tiên gợi ý virut D3 sẽ gặp nhiều (WHO WPRO 31-7-1998).
Một số thông báo nhận thấy typ D3 hay được phân lập từ bệnh nhân nặng (Malaisia 80-82, Tahiti 89-90)
Xem tiếp:
- Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
- Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
- Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
- Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
- Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
- Sốt xuất huyết thể não
- Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
- Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
- Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
- Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
- Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
- Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
- Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
- Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
- Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
- Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
- Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
- Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
- Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
- Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
- Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
- Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
- Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết