Phác đồ điều trị bệnh Thương hàn

Bệnh truyền nhiễm

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:

  • Chẩn đoán sơ bộ:
    • Lâm sàng:
      • Sốt
      • Dấu nhiễm trùng nhiễm độc.
      • Rối loạn tiêu hóa:
        • Tiêu chảy hay táo bón.
        • Tình trạng bụng: Sình bụng, đầy hơi đau nhẹ lan tỏa, sờ thấy lạo xạo hố chậu phải.
        • Lưỡi bẩn mất gai, loét vòm hầu
      • Gan, lách
      • Hồng
      • Các triệu chứng khác:
        • Ho khan,ran phế quản .
        • Xuất huyết da niêm, rong
        • Vàng mắt, vàng
        • Đau cơ, đau bụ
        • Cổ cứng, dấu màng não dương tính.…
  • Dịch tể học:
    • Uống nước sống; ăn sò, ốc hến nấu không chín hoặc những thực phẩm khác bị nhiễm Salmonella…
  • Tiếp xúc với người bệnh thương hàn.
  • Xét nghiệm:
    • Widal: (+) với TO ≥ 1/100 .
    • Bạch cầu máu thường không tăng.
  • Chẩn đoán xác định: Cấy máu có Salmonella typhi hoặc Salmonella paratyphi A,B,C.

ĐIỀU TRỊ:

  • Kháng sinh:
    • Fluoroquinolone: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Peflacin…
      • Ciprofloxacin (CIP):
        • Đối với người bệnh bị nhiễm bởi các chủng Salmonella typhi kháng Nalidixic acid: CIP : 500mg x 3/ ngày x 7 ngày.
      • Đối với người bệnh bị nhiễm bởi các chủng Salmonella typhi nhạy Nalidixic acid: CIP : 500mg x 2/ ngày x 7 ngày.
      • Đối với các trường hợp thương hàn có biến chứng thì thới gian điều trị kháng sinh nhất thiết phải dài hơn và có thể phải chuyển sang dạng kháng sinh tiêm.
        • Ofloxacin 400mg chia 2 lần/ngày:
          • Thời gian điều trị từ 7-14 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ và diễn tiến của bệnh.

– Các trường hợp có biến chứng tối thiểu là 7 ngày.

  • Peflacin 800mg chia 2 lần ngày: (7-14 ngày)

Giảm liều khi có suy gan.

  • Gatifloxacin 400mg: 2 viên/ngày x 7 ngày.
  • Levofloxacin 75g: 1 viên/ngày x 7 ngày .
  • Cephalosporines thế hệ 3:

Ceftriaxone: 2 gram/tiêm tĩnh mạch 1 lần duy nhất trong ngày x 7 ngày (Test). Tùy theo diễn biến của lâm sàng (nặng/biến chứng) thời gian điều trị có thể đến 14 ngày.

  • Macorlide:

Azithromycin 500mg: 1 viên/ngày x 7 ngày.

  • Glucocorticoides:
  • Chỉ định: Thương hàn nặng có rối loạn tri giác, lơ mơ, đờ đẩn, hôn mê…Tình trạng sốc, huyết áp thấ
  • Thuốc: Dexamethasone 3mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút liều đầu. Sau đó 1mg/kg/6 giờ x 8 lần chỉ kéo dài trong 48 giờ.
    • Điều trị nâng đỡ:
      • Chế độ ăn – cân bằng nước điện giải:

Người bệnh thương hàn cần ăn đủ calor, nên ăn thức ăn dễ tiêu, mềm, ít chất bả/chất xơ.

  • Chăm sóc điều dưỡng:
  • Sốt cao: Lau mát để hạ nhiệt, các thuốc hạ nhiệt nhóm Nhóm salicylate không được dùng vì có thể gây vã mồ hôi, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp đột ngột, giảm tiểu cầu, kích thích ruột.
  • Xoay trở chống loét, vệ sinh da, răng miệng mỗi ngày, nuôi ăn qua đường miệng đường tĩnh mạch
  • Không được thụt tháo hay dùng thuốc tẩy xổ vì có thể gây thủng ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa.
    • Theo dõi và xử trí các biến chứng:

Đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột hay xảy ra vào tuần lễ thứ 2-3 của bệnh.

  • Xuất huyết tiêu hóa: Cầm máu, hạn chế thuốc uống, chuyển sang thuốc tiêm, truyền dịch, máu (khi có chỉ định).
  • Thủng ruột: Mời khoa Ngoại hội chẩn để có hướng giải quyết.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận