Da đổi màu
Màu da do nguồn gốc tổ tiên quyết định, đồng thời cũng liên quan tới một số chứng bệnh da.
Ngoài màu da ra, có một số triệu chứng da cần chú ý, nếu cơ thể bạn có nốt ruồi đen hay những tổ chức tăng sinh khác, nếu màu sắc, ngoại hình có đột biến, cần phải nhanh chóng nhờ bác sĩ kiểm tra, rất có thể là biến chứng của khối u hắc lào ác tính (Malingant Melanoma), nhưng nếu phát hiện kịp thời và cắt bỏ, thì có thể lành lặn, bất kỳ một tổ chức tăng sinh trên da nếu tồn tại hơn vài tuần trở lên, dù nó có hình dáng như thế nào, cũng phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Dưới đây xin giới thiệu với bạn những triệu chứng về màu sắc da bị thay đổi :
Hiện tượng lang ben, là một hiện tượng bẩm sinh, một con người khoẻ mạnh cũng có thể bị lang ben, khi mắc chứng bệnh này trên da có nhiều nơi tróc màu, tuy nhiên chứng này cũng có thể do bạn bị chứng tiểu đường, thiếu máu ác tính, hay u tuyến giáp gây nên, nhưng tuyệt đại đa số chứng bệnh cho thấy lang ben ngoài việc làm mất đẹp ra, nó không ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe. Một cách chữa trị duy nhất là dùng đồ trang điểm, tuy có người sử dụng tia tử ngoại nhưng công hiệu không rõ rệt,
Trái lại khi màu da của bạn đột nhiên biến đậm, chắc là do phơi nắng quá nhiều, chú ý một điều rằng phơi nắng quá nhiều chỉ hại cho làn da, chớ không thể cho bạn một làn da nâu đẹp đẽ, dù trong khoảng thời gian đầu màu da trông có vẻ rất khoẻ nhưng vài năm sau đó làn da bạn sẽ trở nên có nhiều nếp nhăn, trông sẽ già đi so với tuổi thật, và có khả năng cao mắc chứng ung thư da.
Bệnh Addison thông thường khiến người ta có màu da sắc đậm, tuyến thượng thận yếu dần, thậm chí mất tác dụng, triệu chứng đặc biệt nhất là miệng và da có màu nâu lắng đọng. Tuy nhiên những chứng bệnh như gan, ruột, ngộ độc Arsenic, thiếu vitamin, suy dinh dưỡng v..v…cũng có hiện tượng tương tự, nhưng lại không ảnh hưởng tới màu sắc của môi miệng.
Khi bị chứng giãn tĩnh mạch, đùi luôn sưng, thì làn da xung quanh cổ chân cũng sẽ thành màu nâu, đó là vì máu thấm ra từ tĩnh mạch tới các tổ chức xung quanh, khiến làn da đổi màu.
Trên người làm xạ trị, chỗ chiếu X quang vài tuần sau cũng bị biến màu, hay một số chị em uống thuốc ngừa thai, cũng có triệu chứng tương tự, chỉ cần ngừng thuốc thì màu da sẽ trở lại như cũ.
Còn một thứ bệnh dạng gia tộc, gọi là Polype gia đình, người bệnh từ dạ dày tới kết tràng đều đầy thịt dư, thịt dư có thể dần dần biến thành ung thư, để phòng chống chứng bệnh nên cần cắt bỏ một đoạn đại tràng, chân răng của những người này thường có màu sẫm.
Phụ nữ mang thai cũng khiến một làn da vốn khoẻ mạnh bị biến màu, nhất là xuất hiện những chấm nâu đậm trên hai bên má hay trước trán của sản phụ, không cần lo, chỉ cần tránh phơi nắng, sau khi sanh chấm nâu đó sẽ tự động biến mất.
Một số thức ăn hay thuốc cũng khiến làn da đổi màu. Trên thực tế như cá nhân tội biết, có hơn năm mươi thứ thuốc gây cho làn da người ta biến màu hay bị phát ban, nhất là khi làn da thường xuyên phơi dưới nắng, một loại thuốc kháng sinh thường gặp nhất là tetracyline hay thuốc biệt dược chiết xuất ra từ loại thuốc này. Ngoài ra, tôi từng thấy có những thuốc an thần, thuốc uống chống tiểu đường, thuốc trị trầm cảm, thuốc mới chống loạn nhịp tim cũng khiến da bị biến màu.
Khi bạn cho rằng tiêu thụ nhiều rau xanh hay chất diệp hồng tố, có thể chống ung thư phổi nhưng một khi bạn phát hiện làn da nhất là lòng bàn tay và bàn chân bị ngả màu sang màu vàng, chớ nên kinh ngạc, vì do tác dụng của chất diệp hồng tố, chỉ cần tròng mắt của bạn không bị biến thành màu vàng, thì không lo mắc chứng vàng da. Khi bạn dùng một số thuốc trị bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn amip, cũng có thể da bị ngả màu vàng.
Cồn một số chứng bệnh như suy tuyến giáp, thiếu máu ác tính, khiến con người không thể hấp thụ vitamin B12 nên khiến làn da ngả sang màu vàng chanh.
Cuối cùng muốn nhắc nhở các bạn một điều rằng : khi làn da đột nhiên biến màu mà không có nguyên nhân rõ rệt, đồng thời kéo dài mãi không trở lại bình thường, cần tìm bác sĩ tiến hành kiểm tra cho kỹ lưỡng.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : LÀN DA NGẢ MÀU
Khả năng mắc bệnh | Biện phát xử lý |
1. Nốt ruồi đen, các tổ chức tăng sinh của nó hay ung thư da, kể cả khối u đen ác tính | • Điều trị |
2. Lang ben | • Không quan trọng, có thể che đậy bằng trang điểm. |
3. Bệnh Addison | • Bổ sung steroids |
4. Giãn tĩnh mạch. | • Không thể cải thiện |
5. Xạ trị gây nên | • Triệu chứng đen sẽ tự biến mât |
6. Thuốc tránh thai dạng uống gây nên | • Không cần điều trị |
7. Chứng Polype gia đình khiến chân răng đổi màu | • Điều trị |
8. Chấm đen trên má khi mang thai | • Chỉ là trạng thái tạm thời nhưng chú ý đừng phơi nắng |
9. Thức ăn hay thuốc gây nên | • Thay đổi toa thuốc hay khi uống tránh phơi nắng |
10. Vàng da | • Điều trị |
11. Suy tuyến giáp | • Bổ sung kích tố tuyến giáp |
12. Thiếu máu ác tính | • Tiêm thuốc vitamin B12 hàng tháng. |