Trang chủTác dụng thuốcThuốc an thần kinh

Thuốc an thần kinh

Các thuốc an thần kinh hoặc chống loạn thần kinh tạo thành một nhóm không đồng nhất những đồng chất có tác dụng khác nhau: an thần, chống tiết cholin, ngoại tháp, chống nôn và thần kinh nội tiết. Các thuốc này có tác dụng bình thường hoá không phụ thuộc vào tác dụng an thần và giải lo âu của chúng. Được chỉ định trong điều trị và phòng ngừa các trạng thái loạn thần sau đây:

Tâm thần phân liệt: một số triệu chứng ở các thể cấp được cải thiện bằng các thuốc an thần; ở các thể mạn trị liệu duy trì kéo dài nhiều khi là cần thiết; nhưng tác dụng có lợi của các thuốc an thần kinh còn bị hạn chế và phải lưu ý nguy cơ bị rối loạn vận động chậm về sau.

Loạn tâm thần hưng -trầm cảm: Trong trường hợp không dung nạp các muôi li thi, một thuốc an thần kinh duy nhất có thể dùng để điều trị các giai đoạn hưng cảm và một thuốc chống trầm cảm cho triệu chứng trầm cảm.

Các giai đoạn loạn thần cấp phối hợp với các rối loạn chuyển hoá hoặc nội tiết.

Các hội chứng tâm thần -thực thể: tổn thương não cấp hoặc mạn tính với các rối loạn mê sảng, ảo giác; các giai đoạn cấp tính này nhiều khi đáp ứng với những liều nhỏ thuốc an thần kinh.

Những chỉ định khác ít dùng của các thuốc an thần kinh: nôn oẹ không cầm được, trị chứng nấc, hỗ trợ trong chứng đau mạn tính.

Các hội chứng ngoại tháp do các thuốc an thần kinh gây ra: Người ta thường phân biệt những hội chứng xuất hiện tương đối nhanh sau khởi đầu trị liệu, và nghịch đảo được, cũng phụ thuộc vào liều dùng, như là chứng rối loạn trương lực, hội chứng Parkinson và chứng nằm ngồi không yên và những hội chứng xuất hiện sau trị liệu kéo dài như các chứng rối loạn vận động xuất hiện chậm, theo một số nghiên cứu thì nửa số bệnh nhân điều trị bằng các thuốc an thần kinh có những biểu hiện ngoại tháp và các hiệu lực này rõ rệt hơn với các an thần kinh dẫn chất butyrophenon so với các dẫn chất phenothiazin.

Loạn trương lực cơ: với đặc điểm là các cơn co rút hoặc co thắt cơ kéo dài đôi khi gây ra những vận động kỳ dị, ảnh hưởng đặc biệt đến đầu và cổ, đôi khi ở bàn tay, còn có co giật mí mắt, nhô lưỡi và cơn co thắt thanh quản hầu kèm rối loạn cách phát âm, trong nửa số các trường hợp, các rối loạn xuất hiện trong 48 giờ đầu và trong 90% các trường hợp sau 5 ngày điều trị bằng các thuốc chống tiết cholin.

Hội chứng Parkinson: các triệu chứng cũng như ở bệnh Parkinson; trong 90% trường hợp xuất hiện sau 10 ngày đầu điều trị và thường gặp nhiều người cao tuổi, chữa bằng các thuốc chống tiết cholin.

Chứng nằm ngồi không yên: với đặc điểm cảm giác bồn chồn, khó chịu ở các cơ, khó có thể giữ nguyên ở một vị trí trong một thời gian. Bệnh nhân thường rất hay cựa quậy các chí dưới nếu đang ngồi và nếu đang đứng thẳng thường có xu hướng dậm chân tại chỗ hoặc bước đi. Điều trị: dùng một thuốc chẹn beta.

Loạn vận động xuất hiện chậm: với đặc điểm các cử động không tự ý, hay nhắc lại ảnh hưởng đến mặt (thè và đập lưỡi, máy mí mắt, co giật mí mắt) hoặc cử động mình và các đầu chi (cử động múa giật, múa vờn). Các rối loạn này bị stress làm nặng lên và mất đi trong giấc ngủ. Người ta nhận thấy chúng sau đợt điều trị kéo dài (ít ra là 3 tháng) với liều cao, thường gặp hơn ở người cao tuổi. Chúng có thể còn lại sau khi dừng điều trị và kháng lại một cách trị liệu. Trong phần lớn trường hợp, loạn vận động chậm này tự cải thiện dần dà hoặc ổn định sau vài năm nếu ngưng hoặc giảm liều thuốc an thần kinh.

Hội chứng ác tính của các thuốc an thẩn kinh: hay nhận thấy hội chứng này nhất ở những người còn trẻ sau khi dùng thuốc an thần kinh với liều điều trị, nhất là các dẫn chất piperazin, các thioxanthen hoặc butyrophenon.

Triệu chứng:

Tăng trương lực cơ, co cứng.

Tăng thân nhiệt.

Ý thức u ám, lú lẫn tâm thần.

Rối loạn thần kinh thực vật: toát mồ hôi, tăng tiết nước bọt, cao huyết áp giao động, mạch nhanh, thở gấp.

Tăng bạch cầu trong máu

Tăng cao các CPK.

Điều trị: ở phần lớn trường hợp, các rối loạn tự nhiên giảm đi sau khoảng 10 ngày kể từ khi dừng thuốc; điều trị chứng tăng thân nhiệt (thuốc hạ nhiệt, tắm lạnh); nên dùng bromocriptin hoặc dantrolen.

DẪN CHẤT PHENOTHIAZIN

Chlopromazin

Largactil ® (Specia)

Tính chất: Dẫn chất an thần kinh đầu tiên (chuỗi aliphatic) của phenothiazin, chlorpromazin vẫn là thuốc chọn lọc để điều trị các chứng loạn thần cấp kèm kích động (tác dụng chống loạn thần và an thần)

Chỉ định

Các chứng loạn thần cấp kèm kích động, tâm thần phân liệt, tổn thương não cấp hoặc mạn, kèm rối loạn lập luận, trạng thái sảng, ảo giác.

Chứng lo âu nặng không loạn thần.

Làm thuốc chống nôn trong các chứng nôn và buồn nôn sau mổ hoặc do hoá trị liệu hay X quang trị liệu chống ung thư, các dẫn chất phenothiazin không tác dụng đến các chứng nôn nguyên nhân tiền đình hoặc do kích ứng tại chỗ của đường tiêu hoá.

“Tăng cường gây mế trong tăng thân nhiệt, các chứng nấc khó trị do thần kinh trung ương, uốn ván, một số thể loạn thần cấp và các trường hợp khác.

Để bổ trợ trong chứng đau mạn.

Liều dùng (thay đổi):

NGƯỜI LỚN:

Đường uống, loạn thần nặng: 75 – 400mg/ ngày chia làm nhiều lần, mẫn cảm cá nhân rất khác nhau; đôi khi phải vượt quá lg/ngày mới đạt hiệu lực điều trị, giảm liều ở bệnh nhân cao tuổi hoặc suy yếu. Sau khi để đạt tác dụng trị liệu, duy trì liều trong 2 tuần rồi chuyển sang liều duy trì (liều tối thiểu có hiệu lực).

Đường tiêm bắp: ở các chứng loạn thần cấp, (bệnh nhân nội trú), liều khởi đầu 25-100 mg, nếu cần nhắc lại sau 3 đến 6 giờ tuỳ tác dụng; dùng thận trọng cho người cao tuổi hoặc suy yếu.

Đường tiêm tĩnh mạch: không nên dùng.

TRẺ EM:

Uống và tiêm bắp: 0,5 mg/kg mỗi 6 giờ 1 lần.

Thận trọng

Sau tiêm bắp, người bệnh phải nằm nghỉ trong 30 – 60 phút (thường gặp giảm huyết áp ở tư thế đứng thẳng).

Tránh tiếp xúc với da (gây viêm da tiếp xúc)

Trường hợp dùng kéo dài với liều cao: theo dõi công thức máu và các xét nghiệm chức năng gan, định kỳ khám mắt.

Chống chỉ định

Ngộ độc cấp với rượu, các barbituric hoặc thuốc gây ngủ.

Suy gan.

Khi có thai, cần lưu ý đến tỷ lệ nguy cơ/lợi ích vì các dẫn chất phenothiazin vào bào thai -nhau thai và sẽ có các dấu hiệu ngoại tháp ở trẻ sơ sinh nếu mẹ điều trị bằng thuốc này khi mang thai.

Tác dụng phụ: (an thần kinh dẫn xuất của phenothiazin)

Buồn ngủ, đôi khi khó chịu, mất phương hương.

Tác dụng phong bế hạch thần kinh: hạ huyết áp tư thế đứng, nhất là sau khi tiêm.

Các hội chứng ngoài tháp : xem trên.

Hội chứng ác tính các thuốc an thần kinh : xem trên.

Vàng da ứ mật: trước đây thấy có ở 3% các bệnh nhân điều trị vào lúc đầu khi mới đưa clopromazin vào sử dụng; từ vài năm gần đây, tai biến này trở nên hiếm gặp và người ta cho là đó là do các tạp chất có trong những chế phẩm cũ; vàng da trong vòng 6 tuần đầu điều trị.

Các phản ứng dị ứng ngoài da: viêm da tiếp xúc, ngứa, nổi mày đay, cảm quang (thường hay gặp)

ức chế tuỷ xương: giảm bạch cầu phục hồi được, đôi khi bị mất bạch cầu hạt (vào quãng tuần thứ 2 -4 điều trị); giảm tiểu cầu.

Rối loạn nội tiết: các phenothiazin làm tăng nồng độ huyết tương của prolactin (xem chi tiết ở phần hội chứng vô kinh tăng tiết nữa).

Tác dụng chống tiết cholin: khô miệng, rối loạn tiểu tiện, táo bón, rối loạn điều tiết mắt.

Loạn nhịp tim, bất thương của sóng T trên điện tâm đồ.

Hiếm khi có thể gặp mờ đục giác mạc và thể thuỷ tinh.

Đôi khi nước tiểu có màu đỏ nhạt hoặc nâu nhạt.

Tương tác: với cồn (tăng hiệu lực an thần); với các thuốc gây mê, dẫn chất morphin và gây ngủ (tăng hiệu lực an thần và kéo dài); với các thuốc kháng acid (cơ thể làm giảm hấp thu đương tiêu hoá của các dẫn chất phenothiazin); với adrenalin (hiệu lực tiết adrenalin alpha bị ức chế); với guanethidin (tác dụng chống cao huyết áp của guanethidin bị giảm đi); với các thuốc chống tiết cholin (làm cho các chứng loạn vận động nặng thêm)

Ảnh huỏng đến các xét nghiêm sinh hoá: các dẫn chất phenothiazin làm biến đổi nhiều thử nghiệm sinh hoá, các thử nghiệm để phát hiện billirubin trong nước tiểu (kết quả dương tính giả), các thử nghiệm miễn dịch về thai nghén, thử nghiệm Coombs v.v.

CÁC PHENOTHIAZIN KHÁC

Cyamemazin (Cyamepromazin) Tercian ® (Specia)

Tác dụng an thần

Liều dùng: người lớn 25-300mg/ ngày chia 2-3 lần.

Liều cao tới 600mg/ngày. Fluphenazin (dẫn chất của piperazin)

Modécate ® (Sanofi Winthrop) [tiêm bắp]

Modifen ® (Sanofi Winthrop) [uống] Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lớn 25-200 mg/ngày chia 2-3 lần.

Liều cao tới 800mg/ngày. Levomepromazin Nozinan ® (Specia)

Tác dụng an thần.

Liều dùng: người lớn 25-250mg/ ngày chia 2-3 lần.

Liều cao tối 800mg/ngày. Periciazin (propericiazin)

Neuleptil ® (Specia)

Tác dụng an thần

Liều dùng: người lớnl00-200 mg/ ngày chia 2-3 lần.

Perphenazin (dẫn chất của piperazin)

Trilifan ® (Schering – Plough) Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lớn 16-64 mg/ ngày.

Pipotiazin (dẫn chất của piperazin) Piportil ® (Specia)

Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lởn 10-20 mg/ ngày chia 1-2 lần.

Thioproperazin (dẫn chất của piperazin)

Majeptil ® (Specia)

Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lớn 5-40mg/ ngày chia 2-3 lần.

Thioridazin

Melleril ® (Sandoz)

Tác dụng an thần.

Liều dùng: người lớn 50-300 mg/ngày chia 2-3 lần

Trifluoperazin (dẫn chất của piperazin)

Terfluzine ® (Specia)

Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lớn 50 – 600mg/ ngày chia 2-3 lần.

CÁC BUTYROPHENON

Haloperidol

Haldol ® (Janssen-Cilag)

Tính chất: là một thuốc an thần kinh nhóm các butyrophenon, dùng đặc trị các chứng loạn thần, các cử động dạng múa vờn và để bổ trợ trong gây mê.

Chỉ định

Loạn thần cấp kèm kích động, tâm thần phân liệt.

Chứng múa vờn cấp và mạn, chứng múa nửa người, chứng máy cơ, tự kỷ ở trẻ em.

Bổ trợ trong gây mê.

Chống nôn trong các chứng buồn nôn và nôn do hoá trị liệu hoặc X quang trị liệu chống ung thư.

Chứng nấc khó trị nguyên nhân trung ương.

Hội chứng Gilles de la Tourette. Liều dùng

Đường uống: liều khởi đầu 0,5 đến 5 mg dùng 2-3 lần mỗi ngày rồi tăng hoặc giảm tuỳ theo tác dụng trị liệu hoặc dung nạp.

Đường tiêm bắp (trong các chứng loạn thần cấp): liều khởi đầu 2-5 mg, sau đó cứ cách 1 giờ, tiêm nhắc lại nếu cần hoặc cách 6-8 giờ để duy trì kiểm soát các triệu chứng (tới 20mg / 24 giờ trong bệnh viện).

Chế phẩm tác dụng chậm (decanoat) có thời gian tác dụng 4 tuần (tiêm bắp 50 -200 mg mỗi tháng).

Sau tiêm bắp, dùng thay bằng đường uống khi kiểm soát được các triệu chứng cấp tính, thường trong vòng 72 giờ.

Thận trọng: dùng thận trọng trong trường hợp động kinh, cường năng tuyến giáp, có bẩm tố mắc glôcôm hoặc ứ nước tiểu.

Chống chỉ dịnh: các trạng thái trầm cảm, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, suy gan, bệnh xơ cứng thành mảng, khi có thai (tác dụng đến bào thai chưa được xác định)

Tác dụng phụ

Không dung nạp đường tiêu hoá (uống thuốc với một cốc nước)

Buồn ngủ, đôi khi khó chịu (ít rõ rệt hơn so với chlorpromazin).

Tác dụng phong bế hạch thần kinh: giảm huyết áp tư thế đứng (ít rõ rệt hơn so với các an thần kinh dẫn chất phenothiazin)

Hội chứng ngoại tháp: nhận thấy trong điều trị với liều cao, hội chứng Parkinson (nhất là ở người cao tuổi) hoặc loạn vận động nhất là các cử động, không tự chủ ở lưỡi, mặt, hàm và bàn tay. Các rối loạn ngoại tháp rõ rệt hơn với các an thần kinh dẫn chất phenothiazin.

Tác dụng chống tiết cholin: khô miệng, rối loạn đi tiểu, táo bón, rối loạn điều tiết.

Phản ứng dị ứng ngoài da: viêm da tiếp xúc, ngứa, nổi mề đay, cảm quang.

Rối loạn nội tiết: tăng nồng độ prolactin trong huyết tương và hội chứng vô kinh tăng tiết sữa.

Vàng da ứ mật (hiếm gặp)

ức chế tuỷ xương (hiếm), giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.

Hội chứng ác tính các thuốc an thần kinh (Xem phần riêng về hội chứng này) nhận thấy ngay từ khi bắt đầu điều trị, với đặc điểm giảm thân nhiệt rõ rệt, xanh tái, và các rối loạn thần kinh thực vật nặng

Hội chứng cai thuốc: nhận thấy sau khi điều trị kéo dài xuất hiện khi ngừng đột ngột dùng thuốc với đặc điểm loạn vận động dai dẳng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, run rẩy và chóng mặt.

Tương tác: với cồn (tăng cường hiệu lực an thần); với các thuốc ức chế thần kinh trung ương (tác dụng an thần tăng cường và kéo dài); với các thuốc chống cao huyết áp (nguy cơ giảm huyết áp quá mức); với adrenadin (ức chế các tác dụng cường alpha-adrenadin của adrenalin); với các muối lithi (tăng cường độc tính) ; với các thuốc chống tiết cholin (lú lẫn, ảo giác)

CÁC DẪN CHẤT BUTYROPHENON KHÁC

Droperidol

Droleptan ® (Janssen – Cilag) Gần giống haloperidol Tác dụng an thần.

Liều dùng: Người lớn 50 -100 mg/ngày chia 2-3 lần.

Pipamperon

Dipipéron ® (Janssen -Cilag)

Tác dụng an thần.

Liều dùng: người lớn 80 – 120mg/ ngày chia 1-2 lần.

Trifluperidol

Tripéridol ® (Janssen – Cilag) Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lớn 0,5- 6mg/ ngày.

CÁC BENZAMID THAY THẾ

Sulpirid

Aiglonyl ® (Fumouze)

Dogmatil ® (Synthelabo)

Synédil ® (Yamanouchi)

Tính chất: An thần kinh giải ức chế thuộc nhóm các benzamid còn được dùng thay thế với tác dụng chống nôn, chống chóng mặt và chống loét.

Chỉ định

TRONG KHOA NỘI (liều thấp)

Các trạng thái rối loạn thần kinh chức năng kèm ức chế.

Bệnh loét căn nguyên tâm lý thực thể, viêm trực tràng – ruột kết xuất huyết v.v.

Các hội chứng chóng mặt.

TRONG CHUYÊN KHOA TÂM THẦN (liều cao)

Các chứng loạn thần cấp và mạn. Liều dùng

Liều thấp: uống 100-200 mg/ngày.

Liều cao: uống 300-800mg/ngày (tới 1600 mg/ngày). Tiêm bắp: 800 mg/ngày trong 2 tuần.

Thận trọng

Kiêng các đồ uống có rượu.

Ngừng thuốc nếu có sốt không rõ nguyên nhân kèm rối loạn thần kinh thực vật (có thể bị hội chứng ác tính các thuốc an thần kinh)

Giảm liều dùng nếu bị suy thận, bệnh Parkinson, động kinh (giảm ngưỡng gây kinh giật), khối u tế bào ưa chrom.

Giảm liều dùng cho người cao tuổi (nguy cơ tăng tác dụng an thần và hạ huyết âp)

Chống chỉ định

Các trạng thái hưng cảm.

Suy gan.

Khối u tế bào ưa chrom.

Trẻ nhỏ.

Người bị các khối u phụ thuộc prolactin và u tuyến vú.

Khi có thai (tác dụng gây quái thai ở súc vật) và cho con bú.

Tác dụng phụ

Buồn ngủ, đôi khi gây khó chịu, mất phương hướng (cảnh báo trước cho những người lái xe hoặc sử dụng máy)

Hạ huyết áp ở thế đứng.

Loạn vận động xuất hiện sớm: chứng cứng cổ co thắt, cơn xoay mắt, khít hàm, các triệu chứng này mất đi khi dùrig một thuốc chống tiết cholin.

Loạn vận động xuất hiện chậm: nhận thấy trong điều trị kéo dài với liều cao, nhất là ở người cao tuổi và phụ nữ. Các chứng loạn vận động hoặc cử động không tự ý ri lưỡi, mặt, hàm và bàn tay có thể vẫn còn lại sau khi dừng điều trị và không trị được với bất cứ trị liệu nào, chúng có thể kèm với hội chứng Parkinson.

Hội chứng ác tính các thuốc an thần kinh (Xem mục riêng về hội chứng này)

Rối loạn nội tiết

Ở phụ nữ độ tuổi hoạt động sinh dục: tăng prolactin huyết, vô kinh, tiết nhiều sữa.

Ở nam giới: chứng vú to ở đàn ông, bất lực.

Tương tác: Tránh phối hợp với levodopa (đối kháng lẫn nhau), guanethidin và các muôi lithi.

CÁC BENZAMID THAY THẾ KHÁC

Amisulprid

Solian ® (Synthelabo)

Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lớn 50 – 250 mg/ ngày chia 2-3 lần.

Sultoprid

Bamétil ® (Synthelabo)

Sultoprid – tên thông dụng Tác dụng an thần.

Liều dùng: người lớn 400-1200 mg/ ngày chia 2-4 lần.

Tiaprid

Equilium ® (Fumouze)

Tiapridal ® (Synthelabo) Tiaprid – tên thông dụng Tác dụng an thần.

Liều dùng: người lớn 200-600mg/ ngày chia 2-3 lần.

Liều cao tối đa 1200 mg/ngày.

CÁC THUỐC AN THẦN KINH KHÁC

CÁC THIOXANTHEN

Flupentixol

Fluanxol ® (Lundbeck)

Tác dụng giải ức chế

Liều dùng:            người lớn 20-80

mg/ngày chia 1-2 lần.

Zuclopenthixol

Clopixol ® (Lundbeck)

Liều dùng: người lớn 5-50 mg/ngày.

CÁC DIPENZODIAZEPIN

Clozapin

Leponex ® (Sandoz)

Liều dùng: người lớn 150-450 mg/ ngày chia 1-3 lần.

Chỉ định: các chứng tâm thần phân liệt nặng mạn tính đã kháng với các thuốc khác.

Tác dụng phụ: giảm bạch cầu hạt có thể tiến triển tới mất bạch cầu hạt (cần theo dõi công thức máu)

Dành riêng cho các bệnh viện tâm thần.

CÁC DIBENZO – OXAZEPIN

Loxapin

Loxapac ® (Lederle)

Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lớn 50 -150 mg chia 1-3 lần.

Liều cao tối 300 mg /ngày.

CÁC DIPHENYLBUTYLPIPERIDIN

Pimozid

Orap ® (Janssen – Cilag)

Tác dụng giải ức chế.

Liều dùng: người lớn 1-4 mg/ngày.

CÁC BENZISOXAZOL

Risperidon

Rispendal ® (Janssen-Cilag)

Nên dùng trong tâm thần phân liệt.

Liều dùng: người lớn 4-8 mg/ngày.

CÁC THUỐC KHÁC

Carpipramin

Prazinil ® (P. Fabre)

Tương tự như các thuốc chống trầm cảm ba vòng, được dùng như thuốc an thần kinh giải ức chế trong các chứng loạn tâm thần phân liệt thiếu hụt.

Liều dùng: người lớn 50-150 mg/ ngày chia 2-3 lần.

các thuốc an thần kinh chậm

Những chế phẩm có tác dụng kéo dài dùng đường tiêm bắp để điều trị dài ngày một số chứng loạn tâm thần mạn và có ưu điểm là chắc chắn về lần dùng cũng như liều dùng trong điều trị tại nhà. Trước khi dùng một chế phẩm chậm tiêm bắp, cần tiến hành thử nghiệm dưới dạng uống với cùng hoạt chất đó hoặc thuốc cùng họ hoá học với thuốc an thần kinh chậm. Khoảng cách giữa các lần tiêm thay đổi tuỳ theo thành phẩm, từ 2 đến 4 tuần.

Flupentixol decanoat

Fluanxol ®LP (Lundbeck)

Tiêm bắp: 20-300mg mỗi 2-3 tuần/lần

Fluphenazin

Modécate ® (Sanofi Winthrop) Modicen Retard ® (Sanofi Winthrop)

Tiêm bắp: 25-150 mg mỗi 3-4 tuần/lần

Haloperidol

Haldol decanoas ® (Janssen-Cilag)

Tiêm bắp: 50-300 mg mỗi 3-4 tuần/lần

Penfluridol

Sémap ® (Janssen -Cilag)

Uống 20-60 mg mỗi 1 tuần/lần. Perphenazin

Trilifan Retard ® (Schering – Plough)

Tiêm bắp: 50 – 300 mg mỗi 3-4 tuần/ lần.

Pipotiazin palmitat

Piportil L4 ® (Specia)

Tiêm bắp 25-200mg mỗi 4 tuần/lần. Zuclopenthixol

Clopixol LP ® (Lundbeck)

Tiêm bắp: 200-400 mg mỗi 2-4 tuần /lần.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây