Kỷ tử ăn sống có tốt không?

Sức khỏe gia đình

Kỷ tử là một dược liệu rất quý giá, cách sử dụng nó có nhiều kiểu, nhưng thông dụng nhất thường là hầm canh để ăn, kết hợp Kỷ tử với các loại thực phẩm khác để làm thành canh sẽ có tác dụng bồi bổ rất tốt. Mặc dù Kỷ tử có thể ăn sống nhưng rất ít người làm như vậy, vì suy cho cùng khi ăn sống thì hương vị của nó cũng không lấy làm ngon cho lắm.

1. Ăn Kỷ tử sống trong thời gian dài có tốt không?

Cây kỷ tử
Cây kỷ tử

Kỷ tử là một loại thuốc bổ rất tốt. Từ lâu “Trung y” đã có cách nói: ” Kỷ tử dưỡng sinh “. Trong (Bản Thảo Cương Mục) có viết: “Kỷ tử bổ thận sinh tinh, dưỡng can. Minh mục an thần, làm cho người ta trường thọ”. Kỷ tử được trồng tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc, trong đó Kỷ tử Ninh Hạ là nổi tiếng nhất. Ngoài ra, Kỷ tử ở các vùng khác như: Cam Túc, Thanh Hải cũng cho chất lượng rất tốt. Thông thường cho rằng Câu kỷ tử không có tác dụng phụ. Sử dụng lâu dài rất tốt, nhưng cũng không phải ai ai cũng thích hợp để sử dụng. Vì nó có tác dụng làm nóng cơ thể tương đối mạnh, nên khi cơ thể bị cảm sốt, viêm nhiễm, bị đi ngoài tốt nhất không nên dùng. Người thích hợp dùng Kỷ tử nhất là người có thể trạng hư nhược, sức đề kháng kém. Ngoài ra, khi dùng Kỷ tử cần phải kiên trì, mỗi ngày ăn một ít, như vậy mới có tác dụng.

Vị thuốc Kỷ tử
Vị thuốc Kỷ tử

2. Sử dụng Kỷ tử cần chú ý những gì?

Điểm cần chú ý là: Do tác dụng làm nóng cơ thể của Kỷ tử tương đối mạnh, người bị huyết áp cao, tâm trạng hay nóng vội, cáu giận hoặc người ăn quá nhiều thịt hàng ngày làm sắc mặt đỏ hồng, tốt nhất đều không nên sử dụng. Vì suy cho cùng, Kỷ tử cũng là vị thuốc, mà thuốc để trị bệnh đều phải dựa vào dược tính của nó. Thuốc bổ âm là để dùng để trị chứng hư nhược, phàm người có cơ thể khoẻ mạnh thì không nên dùng loại này; cơ thể chính khí không hư mà có tà khí, không được loạn dùng thuốc bổ, để tránh tà khí bị lưu giữ bên trong mà không được giải, lâu ngày lại sinh biến chứng thì tai hại vô cùng.

Cần chú ý một chút, có trường hợp sử dụng Kỷ tử quá nhiều lại làm cho mắt bị đỏ và khó chịu, thị lực giảm sút. Có thể nói, Kỷ tử là thuốc, mà thuốc thì ba phần có độc. Bởi vậy, khi sử dụng Kỷ tử cũng cần phải cẩn trọng.

3. Tác dụng của Kỷ tử:

+ Hạ đường huyết: Dùng 6g/20g chiết xuất Câu kỷ tử, tiêm xoang bụng, có thể làm hạ đường huyết của thỏ xuống khoảng 13% trong từ 2-3h, sau đó dần trở lại bình thường. Có người cho rằng tác dụng hạ đường huyết ấy là do dẫn xuất của guanidine có trong Câu kỷ tử.

+ Tác dụng chống gan nhiễm mỡ.

Thí nghiệm cho chuột uống chất glycine betaine có trong Câu kỷ tử dài ngày (75 ngày), có thể làm tăng cao nồng độ phospho lipid có trong gan và máu; trước đó hoặc cùng lúc đó, cho uống glycine betaine có thể làm ức chế khả năng làm giảm hàm lượng phospholipid, cholesterol trong gan chuột của chất carbon tetraclorua, đồng thời có sự tăng cao; có tác dụng cải thiện đối với BSP, SGPT, ALP, cholinesterase… chủ yếu là do tác dụng của thể cung ứng Methyl group của glycine betaine trong cơ thể.

+ Tác dụng đối với huyết áp:

Dùng 20g/kg chất chiết xuất hoà tan trong nước của hạt kỷ tử, tiêm tĩnh mạch, có thể làm hạ huyết áp, hưng phấn hô hấp của thỏ đã bị gây mê; khi tiêm atropine cắt đứt dây thần kinh phế vị 2 bên có thể làm mất hết tác dụng hạ áp; có tác dụng ức chế đối với tim li thể của thỏ, gây co tĩnh mạch trên tai thỏ; ngoài ra các thành phần hoà tan hữu cơ khác như: methanol, iso- propanol,.. có trong chất chiết xuất cũng có tác dụng hạ áp nhẹ.

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận