Hạt Câu kỷ tử có tác dụng gì?

Cây thuốc Nam

KỶ TỬ

Tên khác: Câu kỷ tử, củ khởi, khởi tử, cẩu khởi, phjăc khau khỉ (Tày)

Tên khoa học: Lycium chinense Mill.

Họ Cà (Solanaceae)

MÔ TẢ

Cây kỷ tử
Cây kỷ tử

Cây nhỏ mọc sum sê, phân cành nhiều. Cành cứng có gai ngắn. Lá mọc so le hoặc tụ họp 4 – 5 lá, mép nguyên uốn lượn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Hoa nhỏ mọc đơn độc hoặc 2 – 3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc tím đỏ, đài hình chuông, tràng hình phễu, nhị 5 đính ở đỉnh của ông tràng.

Quả mọng, hình trứng, màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ khi chín; hạt nhiều, hình thận.

Mùa hoa quả: tháng 6 – 10.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, kỷ tử phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi.

Cây có nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và một số nước ở Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây được nhập trồng từ lâu ở Hà Nội và Lâm Đồng để lấy ngọn non và lá làm thức ăn. Sau được trồng ở trạm nghiên cứu dược liệu của một số địa phương để thu hoạch quả làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Quả kỷ tử, thu hái vào mùa hè thu, lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hái vào buổi trưa nắng nóng làm quả kém phẩm chất. Chỉ lấy những quả màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, loại bỏ quả thâm đen. Tãi quả thành lớp mỏng lên sàng tre, phơi trong râm cho se vỏ ngoài, rồi phơi tiếp chỗ nắng đến thật khô. Nếu sấy cần để ở nhiệt độ 30 – 45°c. Có nơi người ta đồ chín quả rồi mới phơi khô. Dược liệu phơi hoặc sấy đúng quy cách, vẫn giữ được màu đỏ đẹp.

Rễ kỷ tử, thu hái quanh năm, rửa sạch, tách lấy vỏ rễ, phơi hoặc sấy khô.

Lá kỷ tử, thu hái vào mùa xuân hè, chỉ lấy ngọn và lá non, dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả kỷ tử chứa betain, zeaxanthin, physalien, tinh dầu, protein, lipid, Ca, p, Fe, caroten, thiamin, acid ascorbic, acid vanilic, scopoletin…

Vỏ rễ chứa alcaloid kukoamin.

Lá kỷ tử chứa tinh dầu và betain.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dạng chiết từ quả kỷ tử làm tăng miễn dịch trên lâm sàng ở những người cao tuổi mà chức năng miễn dịch bị suy giảm, làm hạ cholesterol huyết, đường huyết và bảo vệ gan. Người cao tuổi dùng đều đặn quả kỷ tử trong khoảng 10 ngày có thể làm chậm sự lão suy.

Các dạng chiết nước, cồn từ rễ kỷ tử có các tác dụng hạ sốt, hạ đường huyết, hạ cholesterol máu, hạ huyêt áp và kháng khuẩn trên súc vật thí nghiệm.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

  • Kỷ tử (quả) có vị ngọt, hơi chua, tính bình, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, bổ tinh, ích khí, chữa thận hư, đau lưng, chân tay nhức mỏi, mắt mờ, chóng mặt, di mộng tinh, đái đường.

Liều dùng hàng ngày: 6 – 12 g dưới dạng rượu ngâm, thuốc sắc hoặc viên hoàn. Rượu ngâm gồm kỷ tử (300g) giã nhỏ, ngâm với một lít rượu 35 – 40° trong 2 – 3 tuần. Ngày uống 1 – 2 cốc nhỏ, rất tốt cho người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu.

  • Địa cốt bì (rễ kỷ tử) có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, chữa mồ hôi ra nhiều, đau nhức xương, ho ra máu, đái ra máu.

Liều dùng hàng ngày: 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc.

  • Lá kỷ tử được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn – vị thuốc trong nhân dân. Người ta vẫn nấu lá kỷ tử (được coi là một loại rau ăn là rau khởi) với thịt ăn hàng ngày để chữa sốt, ho. Những người làm việc nhiều thấy mệt mỏi,

chán ăn, phát sốt, tức ngực thường xuyên ăn canh lá kỷ tử nấu với quả mướp đắng rất tốt. Có thể dùng nước ép lá rau khởi và lá mướp đắng (lượng bằng nhau) cũng được.

Liều dùng hàng ngày: 30 – 50g cây tươi.

BÀI THUỐC

  • Chữa hư lao, đau lưng, chân tay nhức mỏi, người mệt mỏi: Kỷ tử (100g), hoàng tinh (100g), thục địa (80g). Tất cả sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, nhào với mật ong làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 12 – 20g.
  • Chữa đau xương, đầu gối nhức mỏi, di mộng tinh: Kỷ tử (12g), thục địa (12g), tục đoạn (9g). Thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa đau đầu, hoa mắt, gan thận yếu: Kỷ tử, thục địa, cúc hoa, sơn dược, trạch tả, sơn thù du, mẫu đơn bì, phục linh (lượng mỗi thứ bằng nhau), tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với mật làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 9g.
  • Chữa ho, sốt, khát nước: Địa cốt bì (12g), mạch môn (12g), rễ cây lức (6g). Thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Cách dùng Hạt kỷ tử trong nhân dân

+ Thời xưa Trung Quốc có câu nói thế này:” xa nhà nghìn dặm, không dùng Kỷ tử” , có nghĩa là: Kỷ tử có công dụng bổ thận trợ dương, những người thường xuyên phải xa nhà đi công tác, nhất là đàn ông đã cưới vợ, khi không cần thiết thì tốt nhất là không nên sử dụng Kỷ tử! Cũng chỉ là để tránh mắc sai lầm! Còn nếu ở nhà, sử dụng Kỷ tử thường xuyên vào buổi tối, sẽ giúp nâng cao chất lượng sinh hoạt sinh lý.

+ Là một loại thuốc bổ tương đối mạnh, Kỷ tử có tác dụng điều trị các chứng thận hư, các bệnh gan thận rất tốt, nó giúp tăng cao nồng độ giúp tăng cao nồng độ testosteron trong huyết tương, từ đó đạt đến tác dụng tráng dương cường thân, nên có tác dụng rõ rệt đối với người suy giảm chức năng sinh lý. Thực tế đã chứng minh, đàn ông sử dụng Kỷ tử thường xuyên giúp điều trị và hỗ trợ điều trị chứng thận hư, di tinh, xuất tinh sớm rất tốt.

+ Kỷ tử được rất nhiều người quan tâm, đại đa số những người đi làm đều lựa chọn Kỷ tử ngâm nước uống.

+ Kỷ tử không bắt buộc phải sử dụng vào buổi tối, sử dụng vào ban ngày cũng được, mỗi ngày một chút là đủ rồi; Kỷ tử là một thực phẩm rất an toàn, không hàm chứa bất kỳ một thành phần độc tố nào, nên có thể dùng lâu dài. Về công dụng của Kỷ tử, tác dụng hay được nhắc đến là bổ thận. Trên thực tế, Kỷ tử có rất nhiều tác dụng, nếu sử dụng chút Kỷ tử trước khi ngủ, sẽ có thể giúp trị liệu rất nhiều bệnh.

Vị thuốc câu Kỷ tử
Vị thuốc câu Kỷ tử

+ Kỷ tử cũng có tác dụng dược lý vô cùng to lớn, nó có tác dụng bổ thận sáng mắt rất mạnh, thậm chỉ công dụng hạ đường huyết của nó cũng không hề thua kém.

+ Kỷ tử cũng là một thứ rất hữu ích với tóc. Trong cuốn (Bản Thảo Hội Ngôn) viết: ” Kỷ tử giúp bổ khí, dưỡng huyết, tư âm, bổ dương, giáng hoả, khu phong thấp, có công năng rất tuyệt diêu.”

+ Kỷ tử là một loại thực phẩm rất quen thuộc, giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng tiện lợi; cách sử dụng Kỷ tử đơn giản nhất là ngâm nước uống, vậy thực tế nước trà Kỷ tử có tác dụng gì tốt? Hạt Kỷ tử có hàm chứa nhiều proteo glycans, vitamin C, carotene, glycine betaine, acid nicotinic, acid linonic, Canxi, sắt, phospho,… có tác dụng tư thận nhuận phế, chống u bướu, bảo vệ gan, bồi bổ an thần, khu phong minh mục, diên niên ích thọ,…; nó vừa là loại thuốc bổ thảo dược, vừa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

+ Nghiên cứu hiện đại cho thấy, Kỷ tử giúp hạ đường huyết, chống gan nhiễm mỡ, chống xơ vữa động mạch. Ngoài ra Kỷ tử còn là thuốc quý giúp phù chính cổ bản, sinh tích bổ tuỷ, tư âm bổ thận, ích khí an thần, cường thân tráng thể, chống lão hoá; có tác dụng rõ rệt trong điều trị viêm gan mạn, viêm giác mạc trung tâm, teo dây thần kinh thị giác,…; có tác dụng rất tốt giúp kháng u bướu, bảo vệ gan, hạ huyết áp, cải thiện công năng tạng phủ suy yếu của người già,…

Ngoài ra , người bị bệnh tiểu đường, viêm phế quản mạn tính, cường giáp, viêm họng mạn tính,… dẫn đến tình trạng khô họng ban đêm, thì trước khi ngủ nhai vài hạt Kỷ tử sẽ có tác dụng vô cùng lớn.

+ Câu kỷ tử có thể giúp điều trị viêm gan mạn tính, xơ gan.

Thành phần betaine citrate trong Kỷ tử có tác dụng điều trị rất tốt bệnh xơ gan, viêm gan mạn tính.

+ Có tác dụng sáng mắt rõ rệt

Câu kỷ tử có công dụng sáng mắt rất tốt, nên còn được gọi là “minh nhãn tử”. Y gia các đời đều thường xuyên sử dụng Kỷ tử để điều trị chứng mờ mắt, quáng gà do can huyết bất túc, thận âm khuy hao gây ra. Ví như phương thuốc nổi tiếng Kỷ cúc địa hoàng hoàn có dùng Kỷ tử làm dược vật chính. Trong dân gian cũng có thói quen dùng Kỷ tử để chữa các bệnh nhãn khoa mạn tính, ví như dùng Kỷ tử hấp trứng gà rất đơn giản mà lại có giá trị thực liệu cao.

+ Có tác dụng chống ung thư.

Kỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư sản sinh và nhân rộng, theo báo cáo nghiên cứu và lâm sàng gần đây cho thấy, dùng lá Kỷ tử pha trà uống giúp cải thiện và nâng cao rõ rệt công năng sinh lý và công năng miễn dịch của người già yếu hay ốm đau và người mắc bệnh ung thư; ngoài ra còn có tác dụng tăng cường sức khoẻ, phòng chống lão hoá. Có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch, chống suy giảm bạch cầu và tác dụng phụ khác do điều trị hoá chất ở bệnh nhân ung thư. Qua nghiên cứu cho thấy:
Nguyên tố vi lượng Ge có trong Kỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư rõ rệt, làm phá vỡ hoàn toàn tế bào ung thư, tỷ lệ ức chế đạt 100%.

+ Thông qua bài viết, chúng ta có thể hiểu được là Đàn ông sử dụng Kỷ tử có hiệu quả bổ thận rất tốt, thực ra không chỉ có đàn ông cần bổ thận, phụ nữ cũng cần thường xuyên sử dụng Kỷ tử, vì đối với phụ nữ, thận cũng hết sức quan trọng.

+ Chúng ta chỉ biết đến mặt tốt của Kỷ tử thôi là chưa đủ, cũng cần phải biết những ai không thích hợp sử dụng loại hạt này.

1, Người bị cảm sốt

Kỷ tử có tính nóng, có tác dụng làm ấm cơ thể, nên khi bị cảm sốt, không nên dùng Kỷ tử, nếu không nó sẽ khiến bạn sốt cao hơn.

2, Người có viêm nhiễm, hay đau bụng, đi ngoài.

Những người này thường có triệu chứng bốc hoả, công năng hệ tiêu hoá yếu kém, cũng không phù hợp sử dụng Kỷ tử.

3, Người dư thừa dinh dưỡng.

Người hay ăn thịt, đồ cay nóng, cũng không phù hợp sử dụng Kỷ tử; Kỷ tử không phải là loại thực phẩm giúp hạ hoả, mà là loại làm ấm cơ thể, nếu dùng Kỷ tử quá nhiều sẽ gây bốc hoả, chảy máu mũi.

+ Chúng ta đã biết công dụng, ích lợi của Kỷ tử, vậy làm thế nào để chọn mua Kỷ tử tốt, phát huy tác dụng tốt nhất của nó, đây đúng là một việc cần phải coi trọng; vậy phân biệt Kỷ tử tốt, xấu như thế nào? Bài viết này giúp các bạn 1 phương pháp rất đơn giản. Đầu tiên là nhìn màu sắc, màu đỏ hơi thâm là loại tốt, có độ bóng, không có đầu đen, nếu màu sắc quá mức tươi nhuận có thể là do dùng diêm sinh tẩm sấy, hoặc là loại còn ướt chưa khô. Thứ 2 là ngâm nước xem, Kỷ tử Ninh Hạ thường rất dễ nổi lên trên. Thứ 3 là xem hình dạng, Kỷ tử tốt nhất có hạt lớn, nhiều thịt, to đều, chất mềm; những loại Kỷ tử cứng, bề mặt có tinh thể phát sáng là loại có chứa phèn chua , khi dùng sẽ gây hại cho sức khoẻ.

+ Nắm được các phương pháp trên, sau đó đi mua Kỷ tử, các bạn sẽ trở lên chuyên nghiệp hơn rất nhiều đấy

Cây thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận