Trang chủBệnh thần kinhThuốc trấn tĩnh, an thần, gây ngủ dùng trong bệnh thần kinh

Thuốc trấn tĩnh, an thần, gây ngủ dùng trong bệnh thần kinh

Đại cương

Không có sự phân biệt rõ ràng giữa các thuốc an thần, giải lo âu và thuốc gây ngủ. Sự khác nhau về tác dụng chủ yếu là ở mức độ tác dụng bởi vì cùng một thứ thuốc hay loại thuốc có thể có cả hai tác dụng; liều cao dùng để gây ngủ, liều thấp có tác dụng an tĩnh.

Hiện nay các thuốc nhóm benzodiazepin dùng để thay thế cho các barbiturat và các thuốc an thần có liên quan; được coi như nhóm thuốc chủ yếu về an thần, giải lo âu và gây ngủ.

Tác dụng phụ chung: đau khớp, loãng xương, còi xương ở trẻ em, rối loạn tâm thần, buồn ngủ, rung giật nhãn cầu, kích thích, lú lẫn.

Các loại thuốc

Phenobarbital (PB)

  • Biệt dược: gardenal, luminal, ..
  • Dạng trình bày: viên 15, 50, 100mg; ống tiêm 1ml/200mg.
  • Tác dụng: chống co giật, động kinh, phòng tái phát co giật do sốt cao ở trẻ sơ sinh
  • Liều dùng:

+ Để chống co giật: liều uống người lớn 2 – 3mg/kg/ngày (1 lần), trẻ em 3 – 4mg/kg/ngày; liều tiêm bắp người lớn 0,2 – 0,4g/ngày.

+ Để điều trị mất ngủ: uống 0,1g trước khi ngủ.

  • Chống chỉ định: suy gan, suy thận, rối loạn chuyển hoá porphyrin, suy hô hấp nặng.
  • Lưu ý:

+ Không dừng thuốc đột ngột ợ bệnh nhân động kinh; giảm liều ở người suy gan, suy thận, người già, người nghiện rượu, trầm cảm.

+ Thuốc gây buồn ngủ cả ban ngày.

+ Đối với trẻ em cần dùng thêm vitamin D2 kết hợp để tránh còi xương.

+ ở phụ nữ có thai nên dùng thêm vitamin K để phòng chứng chảy máu trong ở trẻ.

  • Tương tác thuốc: PB là chất cảm ứng mạnh cytocrọm P450 (enzym tham gia vào chuyển hoá nhiều thuốc), do đó làm thay đổi nồng độ của nhiều thuốc khi sử dụng đồng thời.
  • Biểu hiện quá liều: hội chứng choáng, thở chậm, truy tim mạch, huyết áp tụt, thiểu niệu, đồng tử dãn, ngừng hô hấp.
  • Tác dụng phụ: thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic, đau khớp, nhuyễn xương, còi xương, rối loạn tâm thần, rung giật nhãn cầu, mất điều hoà động tác, kích thích, lú lẫn.

Zolpidem

  • Biệt dược: lorex, stilnox.
  • Dạng bào chế: viên nén 10mg.
  • Tác dụng: gây ngủ nhanh.
  • Chỉ định: mất ngủ.
  • Liều dùng: người lớn 1 – 2 viên trước khi ngủ, người già trên 65 tuổi 1/2 -1 viên/ngày.
  • Chống chỉ định: trẻ ẹm dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, bệnh nhân nhược cơ; chống chỉ định tuyệt đối với suy hô hấp, suy gan nặng.
  • Lưu ý:

+ Có thể bị lệ thuộc thuốc.

+ Mất ngủ phản hồi (mất ngủ nặng hơn trước) nếu dùng liều cao và dùng lâu.

+ Không dùng thuốc quá 4 tuần.

+ Có thể gây choáng váng, quên về trước, gián đoạn giấc ngủ.

+ Không uống rượu khi dùng thuốc.

+ Không dùng với thuốc: chống trầm cảm, an thần, kháng histamin, benzodiazepin.

+ Có thể bị lú lẫn, song thị, rối loạn trớ nhớ, rối loạn tiêu hóa…

Dần chất benzodiazepin

  • Biệt dược: alprazolam, clobazam, midazolam, diazepam, lorazepam…
  • Tác dụng: an thần, giải lo âu, gây ngủ, dãn cơ, chống co giật.
  • Dạng bào chế: viên 10mg, 100mg; ống 1ml/10mg.
  • Tác dụng: gây ngủ, chống động kinh.
  • Liều dùng:

+ Điều trị mất ngủ: 50 – 100mg/ngày.

+ Chống động kinh: dùng theo cân nặng (trẻ em 3 – 4mg/ngày, người lớn 2 – 3mg/ngày).

  • Chống chỉ định: rối loạn chuyển hoá porpyrin, suy hô hấp nặng, suy gan nặng.
  • Tác dụng phụ:

+ Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic, buồn ngủ, chếnh choáng, suy nhược, chậm chạp, quên, lú lẫn, giảm trương lực.

+ ở trẻ em và người cao tuổi có thể thấy phản ứng kịch phát như cáu gắt, hưng phấn, gây gổ, ảo giác, lú lẫn.

+ Sử dụng thuốc liều cao dài ngày có thể gây lệ thuộc thuốc.

  • Lưu ý:

+ Có thể bị lệ thuộc thuốc. Khi không dùng thuốc có hiện tượng cai thuốc với các triệu chứng nhức đầu, mất ngủ, lo âu, đau và căng cơ, dễ kích thích, kích động, lú lẫn; có người bị run, co giật, ảo giác, quên thuận chiều.

+ Thuốc làm nặng thêm tình trạng nhược cơ.

+ Thuốc gây buồn ngủ; do vậy, cần lưu ý với những người vận hành máy, làm việc ở trên cao và nơi nguy hiểm.

+ Không dùng thuốc cho người trầm cảm.

+ Tránh dùng thuốc trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ vì có thể gây quái thai và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

+ Không nên dùng cho người đang cho con bú.

+ Người già và người suy thận dùng liều giảm so với liều bình thường.

+ Dùng thuốc càng ngắn ngày càng tốt, trung bình 3-5 tuần, giảm liều dần trước khi ngừng thuốc.

Một số dẫn chất khác

Loại này bao gồm các dẫn chất như meprobamat, trimetoxin, hydroyzin, etifoxin… Meprobamat (andaxin):

  • Tình bày: viên nén 200mg, 400mg.
  • Tác dụng: trấn tĩnh, an thần nhẹ, làm thư dãn cơ, chống động kinh.
  • Chỉ định: thần kinh bị kích thích quá mức, lo âu, khó ngủ hoặc mất ngủ.
  • Chống chỉ định: suy hô hấp, rối loạn chuyển hoá
  • Lưu ý:

+ Thận trọng nếu có tổn thương gan thận, nhược cơ nặng, động kinh; không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ, tránh hiện tượng cai thuốc.

+ Không dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ và giai đoạn cho con bú.

+ Thuốc có thể gây ngủ gà, buồn nôn, nôn, ỉa chảỵ, đau đầu, chóng mặt, mát điều hoà, rối loạn điều tiết, mày đay, rát sẩn, xuất huyết, giảm tiểu cầu…

An thần nguồn gốc thực vật

  • Nhóm này gồm có: rotunda, ..
  • Trình bày: viên nén 30mg.
  • Tác dụng: an thần, gây ngủ, giảm đau.

Liều dùng: 1 viên X 2 – 3 lần trong ngày.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây