Ngộ độc thuốc trừ sâu và cách phòng trị

Ngộ độc

Các loại thuốc trừ sâu chủ yếu

Với mục đích là bảo vệ thực vật hoặc diệt các loại côn trùng có hại, nhằm phòng trị các loại sinh vật có hại (bao gồm các loại chuột, thực vật, sâu bọ có hại, vi khuẩn và cỏ tạp gây ra bệnh hại cho thực vật, v.v…). Các loại thuốc làm giảm sự nguy hại của chúng đối với con người, hoặc các loại thuốc dùng để điều chỉnh sự sinh trưởng của thực vật, đều được gọi là thuốc trừ sâu. Chúng chủ yếu được dùng để thúc đẩy các cây công nghiệp đạt kết quả cao, phục vụ cho nhà nông (bao gồm hoa quả, rau, chè, thuốc lá, múa, …)

Dựa vào mục đích sử dụng cho nông nghiệp, thuốc trừ sâu đại thể được phân ra như sau:

  1. Thuốc diệt sâu bọ, dùng để chống lại các loại sâu bọ có hại, bao gồm các loại sâu có hại thông thường và các loại ve (loại nhện đỏ). Các loại sâu hại như sâu keo trên cây lúa nước, loại ve sầu đuôi đen, sâu cắn bông lúa, loại nhện đỏ trên cây bông, sâu quả bông, tố ngài trên cây táo, sâu cây chuối, sâu củ cải đường, sâu ở cam quýt, kiến trắng ở cây mía, sâu nho, sâu đào, sâu ở cây chè… Trên đây là các loại mà thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất, ở Trung Quốc sản lượng loại thuốc trừ sâu này chiếm trên 90%, các sản phẩm thường dùng cũng tương đối nhiều. Do độc tính của các loại thuốc này khá cao, dễ gây ngộ độc, trên 95% các ca ngộ độc đều do thuốc trừ sâu gây nên. Để tiện cho việc cấp cứu điều trị sau khi bị ngộ độc, chúng ta có thể xem chúng thuộc vào nhóm hóa chất nào, thành phần của nó, bởi vì điều trị cấp cứu các ca ngộ độc thuốc sâu có liên quan chặt chẽ với kết cấu hóa chất của thuốc trừ sâu. Các loại thuốc trừ sâu có cùng loại kết cấu hóa chất thì khi cấp cứu và điều trị các ca ngộ độc là giống nhau.
  • Loại Clo hữu cơ: Có 666 (ở Trung Quốc cấm sản xuất), DDT, thuốc sâu thơm, Trichloride diệt các loại ve; hỗn hợp của hai loại thuốc trừ sâu hữu cơ Clo và 889 có tác dụng diệt diệt sâu, hai loại thuốc trừ sâu clo hữu cơ hỗn hợp này đều là hỗn hợp của 666 và DDT tạo ra.
  • Loại Phospho hữu cơ: Độc tính tương đối cao, loại thường dùng cũng nhiều, có trộn lẫn cùng Phospho (3911), acid Sunfuric (1605), Phospho diệt sâu keo, thuốc trừ sâu, thuốc trừ sâu DDV…
  • Loại Nitơ hữu cơ: Có thuốc trừ sâu Amidin…
  • Loại Ethyl Carbamate: Có viêm Furfuran.
  • Các loại khác.

Các loại thuốc trừ sâu này trên thực tế là các chất độc thể khí, thường dùng để diệt các sâu hại cây lương thực. Do độc tính rất mạnh, nên người phun thuốc đeo mặt nạ để phòng độc, đồng thời cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc thao tác.

  1. Thuốc diệt khuẩn: Là thuốc dùng để phòng trị bệnh hại cho thực vật như bệnh đạo ôn ở cây lúa nước, bệnh khô vằn, bệnh khô lá, bệnh mục quả bông, bệnh ở cây lúa mạch… Cây cao lương, cây chè, cây thuốc lá, cây nho, cây táo, cà, cây đậu bôn mùa, các cây dưa, táo, lạc, đậu tương, mía, v.v…

Các loại thuốc trừ sâu này phát triển chậm hơn so với thuốc sát trùng, nhưng hiện nay cũng đã có rất nhiều loại, trước mắt cũng chiếm khoảng 5 đến 6% sản lượng thuốc trừ sâu. Độc tính thường không cao lắm như Benzene Hexachloride, thuốc đạo ôn, diệt ôn tán, thuốc kháng khuẩn 401, 402, … thuốc viên diệt khuẩn, thuốc diệt đạo ôn…

  1. Thuốc trừ cỏ: Dùng để diệt các loại cỏ tạp, các loại thuốc diệt cỏ như trước thời kỳ nảy mầm, thời kỳ nảy mầm, sau khi nảy mầm và thành cỏ, v.v… Thuốc diệt cỏ này được dùng rộng rãi để diệt cỏ và làm rụng lá… Độc tính thường là tương đối thấp.
  2. Thuốc diệt chuột: Chủ yếu dùng để diệt các loại chuột có hại ở cánh đồng, trên đồng cỏ, trong kho lương thực và trong gia đình. Các loại thuốc diệt chuột chủ yếu có thuốc diệt chuột có chứa Natri, và chứa Flo hữu cơ, Phosphat Kẽm và thuốc diệt chuột Inspetion.
  3. Thuốc diệt các loại động vật nhuyễn thể: Được dùng chủ yếu để tiêu diệt các loại ốc có hại.
  4. Thuốc điều tiết thực vật phát triển: Có khả năng điều tiết, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển hóa của thực vật, thúc cho thực vật nhanh chóng phát triển, lên cây kết trái sớm. -Các loại thường dùng là chất làm cho cây um tùm không mọc vống lên chất Ethylene, chất 920 và viên thuốc điều tiết.

Có một số thuốc có thể kiêm vài loại tác dụng như Natripentachloride, vừa có tác dụng diệt cỏ dại, lại vừa có tác dụng diệt các loại ốc vặn hút máu truyền bệnh; thuốc điều tiết cho thực vật phát triển, vừa có tác dụng cho cây cao su không cao vóng lên, cho cây táo mọc nhiều cành, khống chế cho cây cam quýt phát triển vào mùa hè vừa phải. Ngoài ra cũng còn khống chế diệt trừ cỏ dại, vừa trừ được sâu bệnh còn có tác dụng kích thích cho cây bông phát triển, lại có tác dụng thúc đẩy cho cây hấp thụ chất dinh dưỡng, làm tăng sản lượng ở cây bông; thuốc diệt động vật nhuyễn thể vừa diệt được ốc vặn và diệt được cả Ốc sên, lại có tác dụng diệt được vi khuẩn.

Có loại thuốc nào cho cây nông nghiệp?

Loại thuốc sâu này do nhân công chế tạo gọi là nguyên dược. Đa số các loại nguyên dược này ít tan hoặc không tan trong nước, không phát tán thành các hạt nhỏ hoặc hạt dung dịch nho nhỏ. Nếu như không qua gia công, thì không thể sử dụng được cho các cây nông nghiệp. Mọi người không thể dùng lượng thuốc nhỏ, đi phun cho cả cánh đồng hoặc khu rừng cây với diện tích lớn, mà nồng độ thuốc phun lại quá cao, sẽ gây ra tác dụng có hại cho các cây nông nghiệp. Do vậy các loại thuốc cần phải gia công loãng thành các loại thuốc khác nhau, mới có thể sử dụng trong nông lâm nghiệp được. Người sử dụng phải căn cứ vào mục đích và điều kiện sử dụng để lựa chọn thuốc cho phù hợp. Hiện nay ở Trung Quốc có những loại thuốc dùng cho nông nghiệp như:

  1. Thuốc bột: là dùng nguyên dược bột đá và chất nhuyễn trộn lẫn với nhau nghiền nhỏ thành bột hỗn hợp Phospho hữu trương, 2,5% bột C4H8O4Cl3P, 1,5% hoặc 2% bột Rogor, 2% bột thuốc trừ sâu keo, 1,5% Methyl 1605, 5% bột Marathon, 20% thuốc trừ sâu bột Amidin, 1,5% hoặc 3% bột thuốc trừ đạo ôn, v.v… Các bột này thường không dễ tan trong nước, nên không thể pha nước vào để phun được. Bột thuốc này thường có nồng độ thấp, có thể phun bột trực tiếp (phương pháp này có độ bám dính kém, hiệu quả thuốc ngắn, nên hiệu quả kém). Nếu nồng độ thuốc bột có độc cao thì khi sử dụng phối hợp trộn với đất (tức là rắc thuốc xuống mặt đất, sau đó lại cày úp đất phủ lên, để thuốc sâu được phân tán trong đất đã cày úp xuống, tiêu diệt sâu bộ dưới mặt đất và thông qua đất nó các bệnh truyền nhiễm khác).
  2. Thuốc bột mịn: Đó là dùng nguyên dược, bột đá và bột mịn mài thành các hợp chất bột cực nhỏ, như 20% bột mịn Địch thảo long, 25% hoặc 50% bột mịn Lục mạch long, 10%, 25% hoặc 50% bột mịn Đa khuẩn linh, 30% bột mịn Đạo ôn, 60% bột mịn Rogor và 50% hoặc 80% C4H8O4Cl3P. Bột mịn ướt và các loại bột phổ biến khác nhau có thể dễ dàng tan trong nước, có thể phân tán và nổi lên trong nước, nên có thể phun và tưới được. Các cách dùng khác giống như thuốc bột, nhưng thường không dùng làm thuốc để phun.
  3. Loại thuốc bột có thể hòa tan được: Dùng thuốc sâu có thể hòa tan được trong nước hoặc có thể kết hợp với thuốc nguyên chất không tan trong nước được gia công giúp cho bột hỗn hợp này có thể tan trong nước, khi đã tan hết trong nước có thể đem ra phun được.
  4. Loại thuốc nước: Dùng thuốc có thể hòa tan trong nước pha với nước tạo thành: như 25% hoặc 50% thuốc nước Rogor, 25% thuốc trừ sâu nước… (thuốc sát trùng). Nếu gặp những thuốc khó tan trong nước cần pha thêm thuốc trợ tan rồi mới chế biến. Thuốc này dùng cho nông nghiệp, có thể dùng để phun, tưới, ngâm, trộn vào đất…
  5. Dầu (Lacticvil): Dùng cho thêm thuốc nhũ hóa và thuốc hòa tan để pha chế thuốc thành dịch thể dạng dầu như 20% dầu nổi Lactivil, 72% và 96% cho cây lúa to khỏe, 40% hoặc 50% Lactic làm sạch đạo ôn ở cây lúa; Lactic oil 2,5% diệt được hết, Lactic oil 20% viên thuốc sát trùng nhanh, 80% Lactic oil DDVP, 40% Lactic oil Rogor, 50% nhũ dầu diệt sâu keo. Lactic oil thường hay dùng nhất là để phun, tưới, trộn vào để trồng, ngâm để trồng, trộn với đất, quyện độc vào dây và bó lại. Loại thuốc này hiện nay đang được sản xuất rất nhiều.
  6. Thuốc dạng hạt: Dùng nguyên dược cho thêm đất vụn hoặc xỉ than để chế thành thuốc dạng hạt, như thuốc Furfuran dạng hạt 3%, 5%, 10%, thuốc Cin Sulfate Phospho dạng hạt 5%, thuốc Amin đinh thảo dạng hạt 5%, thuốc Sodium Pentachlorophenol 25% dạng hạt, thuốc dạng hạt có thể rải từ từ sẽ đem lại hiệu quả lâu dài, có thể rắc thuốc bỏ lỗ, nhét vào trong và rắc thuốc lên mặt lá. Trung Quốc đang phát triển rộng rãi loại thuốc này.
  7. Bột sữa và thuốc sữa thể rắn: Dùng nguyên dược của thuốc cho cây nông nghiệp pha với thuốc phân tán và thuốc nhũ hóa để chế thành chất thể rắn, sau khi cho nước vào khuấy lên cũng sẽ thành dung dịch trôi nổi giống như thuốc bột mịn ướt. Hiệu quả gần giống với loại nhũ dầu, như phấn nhũ diệt cỏ 25%, phấn nhũ thể rắn DDVP 25% và 50%.
  8. Thuốc hun khói: Dùng nông dược nguyên chất cho thêm chất đốt, thuốc ôxy hóa và thuốc bén lửa chế thành bột mịn hoặc vật hình thỏi, có một số loại giống như pháo, sau khi đốt có thể bốc cháy và có khói nhưng không có ngọn lửa. Dùng để diệt các loại sâu bọ trong phòng ở, kho tàng và rừng rú.

Ngoài ra còn có thuốc dầu, thuốc cao, thuốc viên, thuốc thể keo, thuốc thể hạt mịn, thuốc thể kén…, trong đó thuốc hạt nhỏ mịn, thuốc thể kén nhỏ có độ an toàn cao, có thể rắc rải chầm chậm trong đất đai đạt hiệu quả khá lâu. Có thể làm cho thuốc trừ sâu có độc tố cực cao trở thành thuốc có ít chất độc cho người và gia súc, ít bị ngộ độc. Đây chính là thuốc dùng cho cây nông nghiệp sau này cần được phát triển mạnh. Các loại thuốc sâu cũng có mối liên hệ nhất định với việc an toàn sử dụng thuốc. Nói chung thì thể rắn an toàn hơn thể lỏng, trong đó thuốc dạng hạt an toàn hơn, không dễ gây cho người sử dụng thuốc bị ngộ độc. Trong thuốc bột, hạt càng nhỏ thì khi phun càng dễ bay và lan bung ra theo gió, gây ô nhiễm, cũng dễ ô nhiễm không khí của người sử dụng thuốc qua đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể; gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thuốc dạng lỏng thường gây ngộ độc nhất là phun loại thuốc Lactic oil, thứ đến là loại thuốc nước diệt sâu bọ, chủ yếu là bị ngộ độc do hấp thu vào qua da, cho nên khi sử dụng loại thuốc này cần đặc biệt đề phòng và bảo vệ an toàn cho người. Thuốc hun khói dễ cháy và dễ nổ, khi vận chuyển cần chú ý đề phòng cháy và phòng nổ.

Tác dụng của thuốc trừ sâu đối với bảo vệ thực vật

Việc phát triển sản xuất thuốc trừ sâu hóa chất là nhằm đáp ứng yêu cầu-cho nông lâm nghiệp được bội thu. Trong lịch sử ngành nông lâm nghiệp đã từng gặp phải sự tấn công của sâu bệnh hại, gây ra nhiều tai hoạ cho nông lâm nghiệp. Ví dụ: năm 1917, do bệnh dịch từ nước Đức làm cho hầu như toàn bộ khoai tây trên cả nước bị hủy hoại. Thời kỳ năm 1930 đến 1958, tại Braxin có 7 triệu cây, Achentina có 10 triệu cây cam bị hủy hoại do sâu bệnh. Năm 1959 Hà Lan trồng thuốc lá, do cây gặp bệnh mốc lông tơ, nên một số vùng hầu như bị mất trắng, không có thu hoạch gì. Do vậy việc phòng trị sâu bệnh đã trở thành nhân tố hàng đầu nhằm kích thích sản xuất thuốc trừ sâu. Hiện nay tác dụng của thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ thực vật là:

  1. Trừ sâu, trừ ve: Tác dụng hóa chất của loại thuốc này là diệt sâu diệt ve, có thể diệt từ trứng sâu, ấu trùng, và cả khi đã thành sâu to. Các phương thức chủ yếu là:
  • Diệt trực tiếp: Nghĩa là thuốc sâu tiếp xúc trực tiếp với trứng sâu hoặc da của sâu, thấm vào cơ thể sâu, làm cho côn trùng hoặc trứng sâu bị ngấm độc chết.
  • Làm cho chất độc vào trong ruột của sâu: Phun thuốc lên thực vật, côn trùng ăn vào, hệ tiêu hóa bị ngộ độc rồi chết.
  • Hấp thụ vào trong: Thuốc được rễ, cành, lá cây hấp thụ, sâu bọ ăn vào sẽ bị chết.
  • Bốc hơi: Thuốc bốc hơi trong không khí, thông qua hệ thống hô hấp xâm nhập vào cơ thể sâu, làm sâu ngộ độc mà chết.

Ngoài ra còn một số phương pháp khác như làm cho sâu nhảy nhót, không ăn (tức là sau khi sâu bọ dính thuốc sẽ né tránh, nhảy loạn xạ, không ăn nữa, cho tới chết đói), không cho sinh sản (khi sâu bị ngấm thuốc thì không sinh sản được nữa) và dính thuốc (thuốc dính vào, sâu không thể hoạt động được nữa).

Thuốc diệt sâu, diệt ve cũng thường làm hại những loại chim, sâu có ích cho con người. Khi dùng thuốc, cần theo đúng thời hạn, nồng độ, phương pháp, …. Chú ý bảo vệ các loại chim, sâu có ích. Các loại thuốc trừ sâu nặng thường có độc tính khá mạnh, rất dễ gây ra ngộ độc thuốc. Khi sử dụng cần đặc biệt chú ý công tác phòng hộ an toàn.

  1. Thuốc diệt khuẩn: Dùng để phòng trị các loại bệnh hại ở thực vật, có các tác dụng sau:
  • Tác dụng bảo vệ: Trước khi nguồn khuẩn xâm nhập vào, dùng nó để bảo vệ cho thực vật không nhiễm phải sâu bệnh. Thuốc có thể diệt được nguồn khuẩn bệnh có trên thân thực vật. Vào những năm 1950 Nhật Bản từng dùng thủy ngân hữu cơ (thủy ngân Axetat) để diệt khuẩn, tiến hành đề phòng bệnh đạo ôn ở cây lúa nước, đã đạt kết quả rất tốt (sau đó do thuốc gây ô nhiễm môi trường rất nhiều nên nay không được sử dụng nữa).
  • Chữa trị: Dùng để chữa trị sâu bệnh cho thực vật. Có thể diệt các khuẩn bệnh đã xâm nhập vào trong thân thực vật, làm cho thực vật không bị sâu bệnh nữa. Thông thường cần căn cứ vào loại vi khuẩn gây bệnh, để chọn loại thuốc nào điều trị sao cho đạt hiệu quả nhất. Ví dụ bệnh đạo ôn ở cây lúa nước thì chọn đúng thuốc về đạo ôn lúa nước. Còn bệnh khô lá phải chọn đúng thuốc về khô lá.

Độc tính của thuốc diệt khuẩn bị hấp thụ qua da, so với thuốc trừ sâu, trừ ve thì độc tính thấp hơn, nhưng cũng có thể gây ra ngộ độc, nên không thể sơ xuất được. Do độc tính của các loại thuốc ấy khá mạnh, nên việc điều trị và cấp cứu các ca bị ngộ độc này khá phức tạp.

  • Thuốc diệt chuột: Chuột là kẻ thù lớn ảnh hưởng đến mùa màng nông nghiệp, trong các hóa chất dùng để làm thuốc diệt chuột, người ta thường trộn thuốc với đồ ăn mà chuột thích, tạo thành bả chuột, hấp dẫn chuột đến ăn phải là chết.

Độc tính của thuốc diệt chuột khá mạnh, khi sử dụng cần đặc biệt chú ý an toàn. Nơi đặt bả không được để cho gia súc gia cầm đến gần, đồng thời cần chú ý đến mọi người xung quanh, đặc biệt cần giáo dục cho các cháu nhi đồng về công tác an toàn khi diệt chuột. Thuốc diệt chuột trên đồng cỏ có nồng độ Flo hữu cơ rất mạnh, cần hết sức chú ý công tác bảo hộ an toàn.

  • Thuốc diệt cỏ: Là loại thuốc đang được phát triển sản xuất mạnh mẽ cùng với quy mô hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, làm giảm bớt được rất nhiều công lao động trong nông nghiệp, cũng là loại thuốc trừ sâu hiện nay đang được phát triển.

Thuốc diệt cỏ có hai loại là diệt toàn bộ cỏ và diệt có chọn lọc. Đối với loại thứ nhất cỏ dại và cỏ có hại cho nông nghiệp, chỉ cần nắm vững kỹ thuật sử dụng, mới có thể làm tốt công tác trừ cỏ mà không hại đến cây nông nghiệp Pentachlorphen Sodium là loại thuốc diệt cả ốc. Đối với loại thứ hai dùng thuốc đạt hiệu quả trong phạm vi lượng thuốc cho phép, thường là chỉ diệt cỏ dại mà không làm hại đến cây nông nghiệp.

Có thuốc diệt cỏ trước khi mọc mầm, diệt khi mọc mầm, thuốc diệt cỏ còn non và cỏ khi đã mọc đều. Ngoài ra còn có các loại thuốc rụng lá. Tác dụng của loại thuốc này cũng gồm hai loại là tiếp xúc trực tiếp và hấp thụ. Phương thức diệt cỏ qua việc tiếp xúc chỉ có thể diệt phần cỏ ở trên mặt đất, với phần ở dưới đất nó không có tác dụng lắm. Phương thức diệt cỏ qua con đường hấp thụ thuốc có thể hấp thu vào trong thân cỏ, cả xuống rễ, cọng, lá và toàn bộ cây cỏ, làm cỏ chết. Phương pháp này có thể diệt được loại cỏ một năm hay cỏ lâu năm.

Độc tính của thuốc diệt cỏ tương đôi thấp, nhưng nêu như ăn uống nhầm vào cơ thể, cũng có thể gây ngộ độc, cần hết sức lưu ý.

  • Thuốc điều tiết thực vật phát triển: Là thuốc để thúc đẩy hoặc điều tiết cho thảo mộc mọc và phát triển, là loại thuốc làm cho thực vật sớm chín hoặc phát triển. Như sau khi thực vật hấp thụ thuốc Ixilơ liền phát huy tác dụng kích thích thực vật, làm cây bông sớm chín, làm tăng và cải thiện được chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng cao su và sản lượng của cây sơn, giúp cho táo, lê, dưa hấu chóng chín hơn. Loại 902 còn có tác dụng tăng sản lượng rõ rệt đối với bông, rau, lúa nước, v.v… Có thể nâng cao được tỷ lệ kết bông ở cây bông từ 10% đến 40%. Tăng sản lượng từ 30% đến 50%. Thuốc điều tiết có thể làm cho cây cao su không cao vọt, có thể giúp cho cây táo mọc thêm nhiều cành, khống chế cam quýt mọc cành vào mùa hè, đồng thời còn có thể diệt cỏ dại. Một số loại thuốc trừ sâu còn đồng thời là thuốc làm cho cây cối phát triển, có tác dụng nâng cao sản lượng. Như một số loại thuốc trừ sâu còn có thể giúp cây bông mau lớn, có tác dụng giúp số lượng hoa tăng lên, nâng sản lượng bông tăng 10 đến 25%, nó còn cho hiệu quả kích thích tiểu mạch, rau mọc nhanh và phát triển.

Loại thuốc điều tiết cho thực vật phát triển thường độc tính không cao, rất ít khi bị ngộ độc do hấp thụ qua da. Nhưng cũng không thể sơ suất trong đề phòng. Nếu như uống vào cơ thể, cũng có thể gây ra ngộ độc, tuy nhiên hậu quả có khi cũng khá nghiêm trọng, nên không thể xem thường.

Tác dụng của thuốc trừ sâu đối với con nguời

Thuốc trừ sâu là sản phẩm được phát triển theo sản xuất nông, lâm nghiệp, lợi ích mà nó phục vụ cho con người trước hết là có tác dụng bảo vệ, điều tiết cho thực vật, giúp cho nông lâm nghiệp tăng được sản lượng. Ví như Ga-na có thể tăng được sản lượng của ca cao. Trước năm 1954, do không có thuốc bảo vệ thực vật, ước tính sự tổn thất lên đến hơn 51% sản lượng. Năm 1957 bắt đầu tiến hành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, ngay năm đầu tiên bình quân sản lượng toàn quốc tăng 110%, năm thứ hai vượt hơn năm trước 50%.

Do sự phá hoại của sâu bệnh đã gây ra tổn thất về các cây trồng trên toàn thế giới đều thiệt hại khoảng 30% đến 35% tổng sản lượng. Theo sự tính toán của cơ quan chức năng, mỗi năm sản lượng lương thực trên thế giới có thể tăng 300 đến 350 triệu tấn do có sử dụng thuốc trừ sâu. nếu tính bình quân lương thực đầu người hàng năm là 250 kg, thì số lương thực trên có thể nuôi sống 1,2 đến 1,4 tỷ người.

Ngoài việc bảo vệ thực vật, thúc đẩy ruộng đồng tăng sản lượng, thuốc trừ sâu có thể giúp giảm bớt tiêu hao khi cất trữ lương thực, tức là giảm được các tổn thất do sâu hại, chuột phá hoại ở các kho lương thực.

Phương diện thứ hai mà thuốc trừ sâu phục vụ cho con người là khống chế các bệnh truyền nhiễm do côn trùng làm vật môi giới gây ra.

Lấy bệnh sốt rét làm ví dụ, nửa đầu của thế Kỷ XX, ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có 300 triệu người mắc bệnh, trong đó có trên 3 triệu người chết vì bệnh này. Do sử dụng các thuốc chống muỗi như DDT, Sunfat Mara nên ngày nay căn bệnh sốt rét đã giảm di rõ rệt trên toàn thế giới, có 1/4 dân số ở các khu vực trên thế giới đã diệt được hoàn toàn căn bệnh sốt rét.

Do vậy có thể thấy, thuốc trừ sâu có lợi ích rất lớn với loài người, song thuốc trừ sâu rút cục lại là một chất có độc, và muốn phát huy tác dụng có ích, tránh mặt có hại, nghĩa là cần phải nắm vững kỹ thuật khi dùng thuốc trừ sâu, đồng thời hiểu rõ kỹ thuật cần thiết sử dụng thuốc trừ sâu, hiểu được an toàn bảo hộ, quyết không được lạm dụng việc sử dụng thuốc trừ sâu. Nếu không sẽ không những làm cho cây nông nghiệp bị hại, mà còn có thể gây ngộ độc cho người, gia súc.

Thuốc trừ sâu đưa lại cho loài người những vấn đề gì

Thuốc trừ sâu tuy đem lại những lợi ích rất lớn cho loài người, nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề không tốt khi sử dụng lâu dài, mang lại cho con người nhiều phiền toái, bức thiết cần chúng ta xử lý và giải quyết.

  1. Ô nhiễm môi trường:

Theo thống kê, hiện nay trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 3 triệu rưởi đến 4 triệu tấn thuốc trừ sâu rải rác trên bề mặt của trái đất. Đa số lượng chất độc đổ ra môi trường sống của con người, chắc chắn làm ô nhiễm bầu khí quyển trong sạch, đất đai màu mỡ, các dòng sông cuồn cuộn, những đầm hồ và biển khơi mênh mông bát ngát. Thậm chí, nông dược chứa Flo hữu cơ, thủy ngân hữu cơ còn sót lại lâu dài, rất khó phân giải, thì mức độ ô nhiễm lại càng trầm trọng. Do tất cả các yếu tố để sự sống tồn tại như đất, nước, không khí… đều bị ô nhiễm, nông dược tự nhiên sẽ xâm nhập tồn tại trên cơ thể của hơn 2 triệu rưởi loài sinh vật ở hành tinh này của chúng ta, gây ảnh hưởng tiềm ẩn mặc nhiên, đương nhiên loài người cũng không ngoại lệ. Lương thực, rau, hoa quả mà mỗi ngày chúng ta ăn vào trong đó đều có các vi lượng nông dược sót lại. Do môi trường tự nhiên bị nông dược ô nhiễm rộng lớn, nên có thể phá hoại sự cân bằng sinh thái của giới tự nhiên nguyên sinh, như dùng nông dược có hóa chất nhiều lần với lượng lớn trong thời kỳ dài để diệt sâu hại, thì các loại thiên dịch của sâu hại cùng các sinh vật có ích cũng bị hại theo, làm mất đi khả năng khống chế sâu hại của tự nhiên. Đồng thời, sâu hại ngày càng kháng thuốc tăng lên, khiến cho sâu bọ có thể sinh sôi không bị hạn chế bắt buộc chúng ta phải dùng thuốc có độc tính mạnh hơn, nồng độ đậm hơn để đối phó với sâu bệnh, do đó sinh ra vòng tuần hoàn ác nghiệt, làm cho các sinh vật như chim, cá… cũng bị hại theo, thậm chí còn xuất hiện một số sinh vật kỳ dị. Cho nên vấn đề ô nhiễm môi trường do nông dược gây ra hiện nay đang là vấn đề cả thế giới quan tâm, trở thành một trong những nội dung chủ yếu trong bảo vệ môi trường.

  1. Ngộ độc mãn tính và ảnh hưởng mãn tính:

Với hàm lượng nông dược rất ít, không ngừng thâm nhập vào cơ thể trong nhiều năm tháng qua không khí, nước, thức ăn, cũng sẽ vô tình gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người. Như những người tiếp xúc với nông dược Phospho hữu cơ trong thời gian dài, thì chức năng thần kinh sinh lý, thị lực, cơ năng điều tiết, hệ thống men trong cơ thể đều phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Có một số nông dược, khi tiếp xúc với lượng ít thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra 3 điều tác dụng xấu dị dạng, gây ung thư, và gây đột biến. Gây dị dạng chỉ sự dị dạng của thai nhi. Như thuốc Tikhushuang đem lại hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa bệnh khô lá của cây lúa, qua xét nghiệm ở động vật, đã xác định được có tác dụng này. Song ảnh hưởng của nó đối với con người như thế nào vẫn đang được nghiên cứu điều tra. Gây ra ung thư là chỉ loại nông dược có tác động thúc đẩy sinh ra khối u. Như xét nghiệm loại 666 trên động vật đã chứng minh là có thể gây ung thư, nhưng đối với con người có gây ung thư hay không thì còn đang tranh luận, vì còn thiếu những căn cứ đáng tin cậy. Gây ra đột biến là chỉ chất di truyền trong tế bào sinh vật có thay đổi bất ngờ, gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người, nó cũng có thể là cơ sở gây ra ung thư và dị dạng.

Ngộ độc mãn tính còn nặng hơn ảnh hưởng mãn tính, tức là chỉ tác dụng độc tố mãn tính của nông dược, bệnh lý trong cơ thể đã thay đổi, và cũng có những triệu chứng tương ứng. Những nông dược có độc tố cao còn sót lại cũng thường gặp rất nhiều vì khi các chất đó xâm nhập vào cơ thể, thì không dễ dàng gì phân giải và bài tiết, rồi tích tụ trong cơ thể trở thành cơ sở để gây ra các loại bệnh. Như khi sử dụng thuốc trừ sâu có chứa thủy ngân hữu cơ sẽ gây ra ngộ độc mãn tính thủy ngân

trung tính với biểu hiện chủ yếu là chức năng hệ thần kinh trở nên thất thường. Thuốc trừ sâu có Flo hữu có cũng gây ra ngộ độc mãn tính với biểu hiện là các biến chứng thần kinh trung ương và xung quanh. Các ca ngộ độc trên thường hay xảy ra với những công nhân ở xưởng nông dược hay phải tiếp xúc với chúng, cho nên xưởng nông dược cần chú ý làm thật tốt công tác phòng trị.

  1. Ngộ độc cấp tính

Là chỉ ca ngộ độc do tiếp xúc với quá nhiều thuốc sâu trong một lần gây ra nguy kịch. Ca này thường gặp nhất ở các loại thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ có độc tính tương đối cao. Hơn nữa loại sản phẩm có độc tính càng cao thì càng dễ gây ngộ độc cấp tính. Ngoài Phospho hữu cơ ra, loại thuốc trừ sâu khác cũng gây ra ngộ độc cấp tính. Thuốc sâu với chất độc thấp cũng không ngoại lệ. Viên Furfuran, thuốc diệt bọ lá, thuốc diệt chuột, v.v… đều là những loại thuốc độc cấp tính thường gặp ở trong nông dược.

Làm thế nào để phân biệt được độc tố của thuốc trừ sâu

Độc tính của thuốc trừ sâu và khả năng (thường gọi là hoạt tính hay hiệu quả của thuốc) diệt sâu, trừ cỏ của nó không phải có cùng một tác dụng. Hoạt tính hoặc công hiệu của thuốc chủ yếu là khả năng diệt sâu, diệt cỏ, còn độc tính là nói đến ảnh hưởng của nó đối với con người và gia súc. Tuy nhiên hoạt tính và độc tính lại có liên quan đến nhau, nhưng khi nói đến chúng thì không thể giống nhau được. Có những loại thuốc sâu có hoạt tính cao, có sức tiêu diệt sâu, trừ cỏ rất mạnh, cũng rất có hại cho sức khỏe người và súc vật, như loai trôn Phospho (3911), loại lút phải Phospho (1059), v.v… Cũng có loại thuốc sâu tuy sức hoạt động rất mạnh, nhưng độc tính đối với người và súc vật lại rất thấp, như Sulfate mara, Rogor, v.v… Cho nên việc cho rằng loại thuốc trừ sâu có độc tính càng cao đối với người và gia súc thì hoạt tính nhất định cao, hoặc lại cho rằng loại thuốc sâu không giết chết sâu bọ, thì độc tính với người, súc vật lại thấp, đều là sai cả.

Muốn xác định được độ độc mạnh hay yếu của một loại thuốc trừ sâu, không phải là một việc dễ, là vì:

  1. Thuốc trừ sâu có thể thâm nhập vào cơ thể con người thông qua nhiều con đường khác nhau. Cùng là một loại thuốc trừ sâu, nhưng đi vào cơ thể qua các con đường khác nhau, thì đặc tính cũng sẽ biểu hiện không giống nhau. Ví dụ như Rogor thấm qua da thì độc tính tương đối yếu, nhưng nếu như lại thâm -nhập vào cơ thể qua mồm thì độc tính sẽ rất mạnh. Thông .thường thì độc tính đi qua mồm thường mạnh hơn độc tính xâm nhập qua niêm mạc da, độc tính thông qua việc hít qua đường hô hấp lại càng mạnh hơn.
  2. Xác định độ mạnh yếu về độc tính của thuốc sâu cần phải trải qua xét nghiệm. Nhưng các loại xét nghiệm này không thể tiến hành trên người giống như “Thần nông thưởng bách thảo” được, mà chỉ có thể dùng động vật để xét nghiệm. Do việc chuyển hóa và thay đổi nông dược trong cơ thể của người và động vật không hoàn toàn giống nhau, cho nên không thể hoàn toàn đem kết quả thu được khi xét nghiệm ở động vật mà ứng dụng vào người được.
  3. Phương pháp biểu thị của độc tính, cần có một đơn vị để tính, giống như khi chúng ta mua hàng phải dùng đến cân, lạng, thước, tấc, v.v… mới tiện cho so sánh lẫn nhau.

Hiện nay cần phân biệt rõ độc tính đi qua mồm và qua da, vì các ca ngộ độc hít phải qua đường hô hấp là rất ít gặp, cho nên không liệt nó vào nữa. Khi xét nghiệm động vật thường dùng loại chuột bạch to và nhỏ để tiện cho so sánh lẫn nhau. Đơn vị để tính của nông dược hiện nay đã thống nhất dùng nửa liều lượng gây tử vong (LD50) cái tên gọi ấy để làm đơn vị tính gọi là nửa liều lượng gây chết. Tức là sau khi xét nghiệm động vật đã nhiễm thuốc sâu trên da hoặc còn trong dạ dày. Một nửa liều lượng thuốc gây cho những động vật ấy chết. Liều lượng thuốc sâu dùng lúc này là tính xem bao nhiêu mg cho 1 kg thể trọng, cho nên lấy một nửa liều thuốc dẫn đến chết được biểu thị bằng mg/kg. Con số ấy càng nhỏ, tức là độc tính của thuốc sâu càng lớn. Ngược lại con số ấy càng lớn thì độc tính của thuốc nhỏ hơn. Căn cứ vào chỉ số này to hay nhỏ chúng ta có thể phân tích được độc tính của các loại thuốc trừ sâu, có thể phân cấp được độc tính. Bây giờ xin giới thiệu tiêu chuẩn phân cấp độc tính hoặc sự nguy hại về thuốc trừ sâu của Tổ chức Y tế thế giới và ngành nông lâm Trung Quốc.

BIỂU 6: TIÊU CHUẨN ĐỂ PHÂN LOẠI VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA THUỐC SÂU DO TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI ĐỀ NGHỊ

LD50 CHUỘT LỚN ĂN PHẢI (MG/KG) LD50 CHUỘT LỚN TIẾP XÚC QUA DA (MG/KG)
THỂ RẮN THỂ LỎNG THỂ RẮN THỂ LỎNG
1. Loại rất nguy hiểm 5 hoặc <5 20 hoặc < 20 10 hoặc < 10 40 hoặc < 40
2. Loại nguy hiểm cao 5 ~ 50 20 ~ 200 10 ~ 100 40 ~ 400
3. Loại nguy hiểm vừa 50 ~ 500 200 ~ 2000 100 ~ 1000 400 ~ 4000
4. Loại nguy hiểm ít > 500 >2000 >1000 >4000

Cần chú ý phân biệt rõ các loại thuốc cực độc, rất độc, độc vừa, độc thấp hoặc cơ bản không độc, chỉ trong điều kiện đặc biệt, ta hay so sánh tương đối thôi, giữa chúng với nhau không có giới hạn tuyệt đối, chỉ dựa vào lượng đã xâm nhập vào cơ thể là bao nhiêu dẫn tới hậu quả giống nhau khi xét nghiệm động vật, để phân biệt một cách tương đối. Nếu như để một lượng lớn thuốc trừ sâu có độc tính thấp (đặc biệt là uống vào) cơ thể con người thì vẫn có thể làm chết người. Nếu như làm tốt công tác đề phòng an toàn các chất cực độc ở thuốc, lượng ô nhiễm nhỏ, thì không phải lo lắng gì. Cho nên không thể coi thường công tác an toàn ở các loại thuốc có độc tính thấp, khi sử dụng tuyệt đối không thể buông lỏng công tác bảo hộ an toàn.

Xu thế phát triển thuốc trừ sâu

Như trên đã nói, các loại thuốc trừ sâu hóa chất đem lại lợi ích rất lớn cho con người, nhưng cũng đem lại không ít điều phiền toái. Tuy nhiên từ những năm 70 lại đây, đã bắt đầu đề ra phương án phát triển thuốc trừ sâu thế hệ 3 của cái gọi là không có hại, nhưng từ nay về sau có thể dự kiến thời gian còn lâu nữa việc bảo vệ thực vật ngành nông lâm nghiệp vẫn phải sử dụng đến nông dược hóa chất. Do đó, ngoài việc quá độ phát triển thuốc trừ sâu thế hệ 3, cần có biện pháp để tăng lợi, giảm hại cho các loại nông dược hóa chất. Các loại thuốc có độc tính mạnh còn sót lại và không dễ phân hủy trong môi trường, sẽ từng bước đào thải, như thuốc có chứa thủy ngân hữu cơ đã bị đào thải, thuốc DDT 666 có chứa Chlor, v.v… đã bắt đầu đào thải. Thuốc diệt chuột có Flo hữu cơ, Phospho hữu cơ cực độc (như 1059, 1605, 3911, 203, v.v…) cũng sẽ được đào thải. Dựa vào báo cáo của các ngành hữu quan phân tích, trong các loại nông dược hóa chất thì loại nông dược Phospho hữu cơ, loại Ethyl Carbamate và loại Mezhe sẽ là 3 loại chính để phát triển sản xuất nông dược hóa chất về sau này, bởi vì các nông dược này có hiệu quả lớn, ít bị sót lại trong môi trường, phát triển thành các sản phẩm ưu việt cũng nhanh, nhưng những loại sản phẩm có độc tính cao cũng dẫn dần được thay thế bằng các sản phẩm mới có độc tính thấp. Do vậy việc triển khai công tác an toàn cho thuốc, thì 3 loại thuốc này sẽ là đối tượng chủ yếu từ nay về sau và cũng là trọng điểm để chúng ta nghiên cứu từ nay về sau. Mặt khác khi thay đổi cải tiến các loại thuốc, cũng sẽ phát triển sản xuất nhiều loại thuốc hình kén nhỏ, thuốc có liều lượng thấp và thuốc ở dạng hạt. Bởi vì các loại thuốc này không những kéo dài được hiệu quả của thuốc, giảm được số lần dùng thuốc, mà còn giảm thiểu được các loại thuốc có độc tố cao xuống thấp, về mặt kỹ thuật sử dụng thuốc cũng sẽ áp dụng kỹ thuật phun mới với dung lượng cực thấp, tức là dùng nguyên ‘chất nông dược phụ thêm dung dịch thích đáng để chế thành thuốc dầu có nồng độ cao. Khi sử dụng không phải pha thêm nước, dùng máy bay hoặc dụng cụ phun dung lượng thấp để phun, làm như vậy không những tiết kiệm được lượng thuốc, công hiệu cao, mà nó còn giảm thiểu được ô nhiễm. Đồng thời cần phải bảo vệ hoặc nuôi dưỡng các loài là kẻ thù của sâu hại (như chim sâu…), lấy vi khuẩn trị sâu, lấy sâu trị sâu. Các biện pháp phòng trị tổng hợp như việc hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu có hóa chất sẽ được phát triển, chỉ có như vậy mới đạt được mục đích phòng trừ sâu, giảm thiểu được các trường hợp bị ngộ độc do ô nhiễm thuốc trừ sâu.

Tóm lại, cùng với sự tiến bộ của khoa học và sự coi trọng bảo vệ môi trường của con người, mặt có hại của nông dược hóa chất sẽ dần được con người khắc phục, đồng thời sẽ phát huy cao nhất lợi ích của nông dược, nhằm phòng trị mọi loại sâu bệnh, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất của loài người phát triển.

Ngộ độc thuốc trừ sâu nguy hiểm đến mức nào

Ngộ độc thuốc trừ sâu cấp tính là loại bệnh rất nguy hiểm, thậm chí nếu ngộ độc do uống thì tỷ lệ tử vong tương đối cao, gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của con người. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của cơ quan y tế tại tỉnh X sử dụng thuốc trừ sâu nhiều nhất ở Trung Quốc bình quân mỗi năm xảy ra khoảng 20 ngàn lượt người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, trong đó ngộ độc do tiếp xúc khi sản xuất chiếm 80%; tỷ lệ tử vong 0,26% đến 0,42%; ngộ độc không phải do sản xuất (ngộ độc do uống là chủ yếu) chiếm khoảng 20%, tỷ lệ tử vong từ 15% đến 20%. Do vậy đã kéo theo những tổn thất về kinh tế (chỉ tính những chi phí tổn trực tiếp chi phí cho bệnh viện và phải nghỉ việc), mỗi năm cũng hàng chục triệu đồng. Một số ca ngộ độc thuốc sâu do sản xuất còn thường phải ngừng sản xuất, như tại hai xưởng sản xuất thuốc trừ sâu ở hai thành phố của tỉnh X, do trong công nhân có người chết vì ngộ độc nông dược lân hữu cơ nên phải ngừng sản xuất, ngắn thì cũng phải mất 2 đến 3 ngày, dài phải trên một tuần. Khi phun thuốc sâu ở ngoài đồng ruộng cũng có khi do xảy ra ngộ độc tập thể mà bắt buộc phải dừng mọi công việc lại.

Đối với các ca ngộ độc mãn tính, thường rất khó phát hiện, bởi vì sự nguy hại của thuốc sâu đối với sức khỏe thường là vô tình, từ ngày này qua tháng khác, đến khi bệnh đã biểu hiện rõ rệt, thì nói chung rất khó điều trị được khỏi hoàn toàn, gây rất nhiều nguy hại cho sức khỏe con người.

Tóm lại, ngộ độc thuốc trừ sâu sẽ làm tổn hại đến sức khỏe, uy hiếp đến tính mạng, còn trực tiếp và gián tiếp gây ra nhiều thiệt hại to lớn về kinh tế và sản xuất. Do vậy, không thể xem nhẹ các ca ngộ độc thuốc trừ sâu, nhất định phải quán triệt phương châm đề phòng là chủ yếu, có các biện pháp cần thiết ngăn ngừa không để xảy ra.

Công tác an toàn khi vận chuyển và mang theo thuốc trừ sâu

Trong quá trình vận chuyển rất có thể xảy ra các sự cố về ngộ độc thuốc trừ sâu do bao bì bị rách, thuốc bột, thuốc nước, thuốc thể khí phát tán ra. Cho nên, khi vận chuyển nông dược cần căn cứ vào mức độ nguy hiểm của chất độc mà định ra quy trình thao tác an toàn. Trước khi thuốc được chuyển đi hoặc mang theo, người vận chuyển hoặc người mang theo phải nắm vững tên của thuốc, các tính chất cơ bản và độc tính của thuốc, các kiến thức về cấp cứu khi xảy ra ngộ độc, không thể vận chuyển thuốc sâu một cách mù quáng, đôi với việc vận chuyển thuốc trừ sâu nhất định không thể nói là không hiểu biết gì cả. Trước khi vận chuyển thuốc sâu phải kiểm tra xem đóng gói có gọn ghẽ không, có đúng cách chưa, đã hoàn chỉnh chưa, nếu bao bì bị rách thì không được vận chuyển.

Khi vận chuyển thuốc trừ sâu cần có xe chuyên dụng hoặc khoang toa xe chuyên dụng, không thể để phân hóa học lẫn với các đống hàng tiêu dùng khác, tuyệt đối.không được để chung với thực phẩm. Các bình, chai đựng thuốc không được dốc ngược. Trên đường vận chuyển, nếu như phát hiện thấy bao bì bị rách, cần lập tức có biện pháp khắc phục ngay, thay bao mới. Khi thuốc bột, thuốc nước bị chảy ra, sau khi rửa sạch còn phải lấy tro hoặc vôi bột rửa sạch những nơi chỗ bị ô nhiễm.

Đối với các loại thuốc có chứa chất độc là thể khí như Alumin Phosphide, Zine Chloropicrin, … có thể bốc bay hoặc sau khi bị ẩm ướt cũng bốc hơi lên. Khi xử lý bao bì bị vỡ, còn cần phải đeo mặt nạ phòng độc, khi mở cửa (kể cả cửa sổ) cần phải theo hướng dưới gió không có người, để khí độc tiêu tán hết trong không khí theo hướng gió.

Thuốc trừ sâu nhũ thường dùng là 3 loại dung dịch như: Renzen, Toluene và Dibenzyl. Ba loại thuốc này là hàng dễ cháy. Nông dược hun khói có chất oxy hóa và chất bén lửa, cho nên khi vận chuyển loại thuốc này cần chú ý đề phòng cháy và tránh lửa, ánh nắng ở nhiệt độ cao.

Trong quá trình vận chuyển nếu như gặp sự cố là thuốc trừ sâu làm ô nhiễm nguồn nước, cần kịp thời báo cáo cơ quan y tế của địa phương ngay, để tránh bị ngộ độc do dùng phải nguồn nước đo ở hạ lưu. Vào mùa hè khi bốc dỡ thuốc phải đeo, mặc mũ áo bảo hộ đầy đủ, không thể để tay trần mà bốc dỡ thuốc, nếu không sẽ dễ bị ngộ độc. Khi bốc dỡ thuốc, không được hút thuốc hoặc ăn, thời gian mỗi lần bốc dỡ không nên kéo quá dài, khi bốc dỡ xong cần cởi bỏ mũ áo phòng hộ ra, cần phải rửa tay, rửa mặt hoặc tắm. Sau khi cởi bỏ mũ áo phòng hộ ra phải giặt giữ hoặc xử lý sát trùng theo định kỳ, tiện cho việc sử dụng lần sau.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận