Đề phòng ngộ độc khí than

Ngộ độc

Đề phòng ngộ độc khí than ở gia đình

Dường như ai cũng nắm được tác hại của ngộ độc khí than. Nhưng cứ vào những ngày đông, lại có rất nhiều người bị ngộ độc khí than, và nó gây tử vong nhiều nhất trong các ca ngộ độc. Thường xảy ra ngộ độc không nằm ngoài các nguyên nhân sau: (1) Do sơ ý. (2) Thiếu ý thức phòng chống. (3) Sự cố ngoài ý muốn. Để đề phòng xảy ra ngộ độc khí than, chủ yếu phải dựa vào công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh, làm cho mọi người hiểu rõ nguyên nhân gây ngộ độc khí than, mà đề phòng.

Việc đề phòng ngộ độc khí than cần chú ý đến những mặt sau:

  1. Đốt lò than phải có cửa thoát khói, đây là điều cực kỳ cần thiết. Lò than không có cửa thoát khói thì nghiêm cấm không được để trong phòng ở. Kiểm tra xem ống thoát khói có rò rỉ hoặc có bị tắc không? Phải kịp thời khắc phục sự cố.
  2. Khi đốt than để sưởi ấm trong phòng, cần lắp bị thiệt cửa cho gió thoát, đây là biện pháp đề phòng đạt hiệu quả tốt. Khí than nhẹ hơn không khí, cần phải có lỗ thoát khí trong phòng để đẩy khí than ra ngoài, đồng thời không khí trong sạch tràn được vào phòng, cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ trong phòng. Không thể chỉ vì giữ nhiệt độ trong phòng mà đóng chặt cửa sổ, thậm chí đóng chặt các lỗ thông gió, làm như vậy sẽ tự gây hại cho mình.
  3. Các thiết bị thông gió, thông khí phải hợp lý, như các lỗ thoát hơi không được quá nhỏ, miệng thoát khói phải hợp lý, nếu không sẽ bị gió lùa vào.
  4. Trong điều kiện gió thổi mạnh, có tuyết rơi, trời âm u, cần có sự quan tâm thích đáng. Khi có gió thổi khí than dễ bị thổi ngược trở lại. Khi trời âm u có tuyết rơi, áp suất ngoài trời thấp, khí than khó thoát ra ngoài. Do đó trong điều kiện khí hậu như vậy, cần cho lửa cháy to hơn lên.
  5. Có người cho rằng khi đốt xỉ than không có khí than. Cách nhìn nhận trên đây là không có căn cứ. Chỉ cần than xỉ vẫn cháy, trong đó chắc chắn có khí Carbon, do vậy cũng sẽ là lúc để khí than được sinh ra.
  6. Có người nói, thả nước lạnh (đá lạnh) vào lò hoặc trong nhà có thể đề phòng được khí than, cách này cũng không có căn cứ. Do khí than rất khó hoà tan với nước, do vậy nước trên lò cũng không thể hấp thụ được khí than trong phòng, nên cũng không có tác dụng đề phòng ngộ độc khí than.

Đề phòng ngộ độc khí than mang tính chuyên nghiệp

Như trên đã nói, rất nhiều người bị nguy hiểm bởi phải làm việc trong môi trường có khí than. Như các giếng khai thác than, khoáng sản, đường hầm, các công trình sử dụng bộc phá, luyện than cốc, luyện gang, luyện thép, đúc, công nghiệp hóa chất, sợi nhân tạo, sản xuất phân bón, nông dược, v.v… đều sinh ra khí than. Mọi người và mọi ngành làm việc tại các công trường trên đều phải tăng cường giáo dục an toàn, nghiêm túc tuân theo các quy trình thao tác, đề phòng cẩn thận các sự cố ngộ độc khí than.

  1. Các đường ống dẫn khí than của các đơn vị hóa chất phải thường xuyên duy trì, đề phòng rò rỉ khí, phải thật cẩn thận trong sản xuất, phải lắp thiết bị thông gió, thoát khí trong các phân xưởng.
  2. Sau khi nổ mìn để khai thác hầm mỏ, cần đợi khi có đầy đủ gió, khí thông thoáng mới được vào làm việc.
  • Tại các phân xưởng và những nơi làm việc có khí than, cần phải thường xuyên xét nghiệm nồng độ khí CO trong không khí. Nhà nước đã ra những quy định về nồng độ hàm lượng CO cho phép cao nhất. Nghĩa là nồng độ co trong công việc bình thường phải nhỏ hơn 30 mg/m3; thời gian làm việc không quá 1 giờ với nồng độ CO là 50 mg/m3; thời gian công tác không quá nửa giờ với nồng độ co là 100 mg/m3; thời gian công tác không quá 15 đến 20 phút với nồng độ CO là 200 mg/m3.
  • Để có phát hiện kịp thời khí than, có thể nuôi các động vật nhỏ như chim, sáo, V.. Khi thấy nồng độ khí than quá cao, thì loại động vật nhỏ này sẽ có những thay đổi bất thường. Các ngành có điều kiện cần lắp các thiết bị báo động an toàn trong phòng có khí than, khi nồng độ khí than quá cao sẽ phát tín hiệu cảnh báo.
  • Khi vào những nơi nguy hiểm có nồng độ khí than cao, cần phải đeo mặt nạ phòng độc. Mặt nạ phòng độc CO phải làm bằng các nguyên liệu lọc gồm có 50% Mangannese Dioxide (MnOz), 30% Copper Oxide (CuO), 15% Cobaltic Oxide (CoO), 5% Silver Oxide (AgO), như vậy có thể có tác dụng xúc tác nhằm chuyển hóa co thành CO2. Các chất liệu lọc ấy cần được thay đổi kịp thời. Thiết bị cho cá nhân an toàn nhất là mặt nạ phòng độc có thiết bị cung cấp ôxy. Người thao tác có thể thở bằng ôxy mang theo, và không bị ảnh hưởng nào của CO. Ngoài ra, đối với các công việc nguy hiểm ấy, cần có nhiều người cùng làm việc ở hiện trường, đề phòng mọi bất ngờ để có thể cứu chữa kịp thời.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận