Biểu hiện, triệu chứng của ngộ độc khí than

Ngộ độc

Ngộ độc khí than cấp có triệu chứng lâm sàng gì?

Căn cứ vào mức độ khác nhau về ngộ độc khí than có thể có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Thường phân ra 3 mức là nhẹ, vừa, nặng.

  1. Ngộ độc nhẹ: Biểu hiện là có chóng mặt, váng đầu, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, nôn mửa, tim hoảng loạn, mệt mỏi toàn thân. Sau khi thấy có tình trạng này, nếu kịp thời mở cửa thông gió đưa không khí tươi mát vào, thì các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng mất đi.
  2. Ngộ độc mức trung bình: Ngoài các triệu chứng kể trên, còn thấy đổ nhiều mồ hôi, bồn chồn, mệt mỏi, đi không vững, da trắng bệch, ý thức mơ hồ, v.v… Nếu được điều trị kịp thời, về cơ bản sẽ khỏi, ít để lại di chứng.
  3. Ngộ độc nặng: Thường xảy ra bất ngờ, đặc biệt là xảy ra ngộ độc vào trong giấc ngủ ban đêm. Khi phát hiện ra thì tâm thần không còn tỉnh táo nữa, răng hàm cắn chặt vào nhau, toàn thân co giật, đại tiểu tiện không khống chế được/ mặt, môi tím bầm như quả anh đào, nhiệt độ thường lên cao, .mạch nhanh, thở hổn hển, huyết áp tăng, tim đập thất thường, trong phổi có tiếng rên, V.. Nếu ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng, thì tiếp tục hôn mê sâu kéo dài, phản xạ thần kinh toàn thân chậm chạp hoặc mất hẳn, mặt trắng bệch, tứ chi lạnh ngắt, tê nhũn ra, nhiệt độ cao 39 đến 40°c, mạch nhỏ, yếu, nhanh, thở không đều hay đứt quãng, gián đoạn. Huyết áp tụt hoặc bị sốc, V.V… Kiểm tra lâm sàng có thể thấy rất nhiều triệu chứng như phù não, phù thũng phổi, viêm phổi, ngộ độc acid, hỗn loạn chất điện giải, sốc, tim bị tổn thương, thậm chí còn bị chứng nhiễm trùng máu, tình trạng gây khó khăn cho điều trị và nguy hiểm cho tính mạng, cũng để lại nhiều di chứng.

Các nhân tố quyết định mức độ ngộ độc khí than nặng hay nhẹ

Ngộ độc khí than nặng hay nhẹ được quyết định bởi thời gian và nồng độ khí than. Nồng độ khí than càng cao, thời gian tiếp xúc càng lâu, thì mức độ bị ngộ độc càng nặng. Mức độ nặng nhẹ và lượng khí Carbon trong Hemoglobin có liên quan với nhau. Hàm lượng Carbon trong Hemoglobin ở người bình thường rất ít (khoảng 0,5%). ở người hút thuốc lá hàm lượng này cao hơn, nhưng nói chung cũng không vượt quá 10%, triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng. Khi bị ngộ độc khí than, hàm lượng này là 10% đến 30% với các ca ngộ độc nhẹ; với các ca ngộ độc trung bình là 30% đến 50%, còn với các ca ngộ độc nặng là 50% đến 80%. Nếu khi hàm lượng CO trong không khí là 1%, tiếp xúc trong 2 giờ, thì lượng Carbon trong Hemoglobin cố định là 90%; nếu lượng CO trong không khí là 0,5%, tiếp xúc trong một giờ, Carbon trong Hemoglobin có thể lên tới 70% đến 80%, nếu tiếp xúc trong 3 giờ có thể cố định ở 88%; nếu hàm lượng CO trong không khí là 0,2%, tiếp xúc trong 1 giờ, thì hàm lượng Carbon trong Hemoglobin có thể ngót 50%, tiếp xúc trong 5 giờ có thể lên tới 75%. Nếu nồng độ CO trong không khí là 0,1%, tiếp xúc trong 1 giờ, hàm lượng Carbon trong Hemoglobin là khoảng 20 đến 30%, còn tiếp xúc trong 5 giờ có thể lên tới 50% đến 60%. Hàm lượng CO trong không khí là 0,05%, tiếp xúc trong 1 giờ nồng độ Carbon trong Hemoglobin là 10% đến 20%, nếu trong 5 giờ có thể lên tới khoảng 40%, nếu CO trong không khí là 0,01 tiếp xúc trong 5 giờ khi Carbon trong Hemoglobin cũng không quá 10%, trong 6 đến 7 giờ cũng chỉ đạt 12 đến 13%. Do đó có thể thấy rằng, mức độ ngộ độc khí than, chủ yếu được quyết định bởi 2 nhân tố là hàm lượng CO trong không khí và thời gian tiếp xúc. Nhưng nếu như số người cùng trong môi trường CO, cùng thời gian tiếp xúc, thì liệu mức độ ngộ độc của họ có giống nhau không? Không phải thế. Tình hình đó còn phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của người bệnh, ở trong môi trường có cùng nồng độ khí than, 1 người lao động, so với 1 người ngồi tĩnh, thì việc bị ngộ độc còn nhanh chóng hơn nhiều. Kinh nghiệm chứng minh trong môi trường có cùng nồng độ khí than, với người tĩnh tọa, phải mất 3 giờ khí Carbon mới vào Hemoglobin. Còn với người lao động, thì chỉ cần mất 1 giờ là mắc phải ngộ độc. Do vậy ngộ độc chủ yếu là nguyên nhân xảy ra với người lao động, nhanh chóng và đầy đủ hơn với người tĩnh tọa. Không khó tưởng tượng ra rằng, với trẻ em, thường trao đổi không khí nhiều, cần lượng ôxy nhiều, trong cùng môi trường lượng hô hấp của trẻ em so sánh tương đối với người lớn càng lớn thường dễ bị ngộ độc hơn.

Tình trạng sức khỏe của từng người cũng có ảnh hưởng khác nhau đối với từng ca ngộ độc. Nếu như trước đó người bệnh đã có bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh nhân thiếu máu, thì bệnh tình sẽ trở nên rất nặng. Đó là vì nếu bị thiếu máu, hàm lượng Hemoglobin sẽ giảm thấp hơn người bình thường, đương nhiên là không có đủ lượng ôxy, nếu như lại thêm CO vào trong Hemoglobin, sẽ làm cho cơ thể thiếu ôxy nghiêm trọng, triệu chứng nặng lên rõ rệt. Nếu như người bị ngộ độc nói chung có 15 đến 20% khí Carbon trong Hemoglobin, thì triệu chứng hơi nhẹ, nhưng với bệnh nhân bị thiếu máu nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nào giống với ngộ độc khí than. Khi chẩn đoán cần chú ý khác biệt gì?

Khi bị ngộ độc khí than nặng, nhiều bệnh thường hay rơi vào tình trạng hôn mê, nếu như không rõ ràng về bệnh sử và hoàn cảnh mắc bệnh thì rất khó chẩn đoán bệnh được chính xác. Có nhiều người do thiếu kinh nghiệm đã chẩn đoán nhầm ngộ độc khí than thành bệnh khác; có khi lại chẩn đoán các bệnh khác là ngộ độc khí than, do chẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị nhầm. Do vậy, khi phát hiện bệnh nhân không rõ nguyên nhân gì bị hôn mê, bất tỉnh nhân sự, đầu tiên cần biết rõ hoàn cảnh mắc bệnh của bệnh nhân, ở trong phòng liệu có lò than hay không? Bếp than đó có thiết kế của thoát khói không? Xem xét xem có sơ xuất gì gây ra khí than không? Trong phòng có cửa thoát gió không? Ở cùng trong phòng nhưng những người khác có hiện tượng bị ngộ độc hay không, v.v… Những tình huống đó càng hiểu thật rõ, thì càng có lợi cho quá trình chẩn đoán bệnh. Đương nhiên, nếu không phải trong nhà có bếp than, mà chắc chắn là ngộ độc khí than, còn cần xem biểu hiện lâm sàng có phù hợp hay không, cần phân biệt với các bệnh nội khoa khác. Chú ý hỏi han người nhà, hỏi xem trong quá khứ bệnh nhân có bệnh mãn tính gì không? Tốt nhất nên cố gắng làm một số xét nghiệm hóa chất, để bổ trợ cho chẩn đoán.

Liệu có biểu hiện lâm sàng của căn bệnh nào giống như ngộ độc khí than? Thường hay gặp là tai biến mạch máu não, bao gồm xuất huyết não và tắc máu não gây nên. Người bệnh thường ở lứa tuổi trung niên trở lên, trước đây họ đã từng bị huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch. Sau khi phát bệnh, trong thời gian ngắn, bệnh nhân bị méo mồm, tứ chi tê liệt, hôn mê, v.v… Tiếp đó, chú ý xem có bị các ngộ độc khác như ngộ độc thuốc ngủ, hay ngộ độc thuốc sâu không, v.v… cần tìm hiểu tâm trạng của bệnh nhân gần đây, xem điều kiện khách quan có xảy ra tự sát không, cũng cần chú ý đến các vật dụng hay thuốc còn sót lại ở trong phòng, v.v… Một số căn bệnh khác như tiểu đường, nước tiểu có độc, sơ gan, viêm não đều hôn mê khi triệu chứng lâm sàng nặng lên. Do vậy, dựa vào việc hiểu rõ quá khứ trước đây của bệnh nhân, những biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm liên quan để phân biệt.

Ngộ độc khí than nặng có triệu chứng gì?

Khi ngộ độc khí than thường xảy ra các triệu chứng như phù não, phù thũng phổi, viêm phổi, ngộ độc acid, Urê trong máu, rối loạn chất điện giải, tổn thương cơ tim, tổn thương gan, sốc và nhiễm trùng máu, v.v…

Khi bị phù não, bệnh nhân thấy đau đầu nặng, thèm ngủ, nôn oẹ, mạch chậm, co giật. Hô hấp khác thường, như nhanh, chậm không theo quy luật, nông sâu không rõ ràng, thậm chí còn bị gián đoạn hô hấp. Hai con ngươi mở to nhỏ không đều, hoặc thấy tay chân tê liệt. Tinh thần bất thường, như sinh ra cuồng loạn, nhút nhát, đần người ra, tinh thần hỗn loạn, v.v…; khi bị phù thũng phổi, bệnh nhân có biểu hiện khó thở, không thể nằm ngửa, môi thâm, ho, khi ho ra nhiều đờm có máu, sùi dãi. Khi nghe phổi có thể thấy có nhiều tiếng ran ướt. Khi ngộ độc khí tb an thường có kèm theo viêm phổi, hoặc sốt cao, bạch cầu tăng cao, khi chiếu ngực phim cho thấy rõ hai bên phổi bị viêm. Các triệu chứng ngộ độc acid, Urê trong máu và hỗn loạn chất điện giải đều thấy có. Tình trạng này phải dựa vào xét nghiệm hóa chất mới có thể chẩn đoán, như tiến hành phân tích máu. Khi tiến hành phân tích máu, thấy Urê trong máu và chất albumin tăng cao, sức kết hợp của C02 trong máu giảm, Clo, Kali, Natri trong máu khác thường… Khi tim và gan bị tổn thương phải tiến hành làm điện tim đồ và kiểm tra chức năng gan. Biểu hiện của tim là tâm thất teo co thắt, nhịp tim quá nhanh, truyền dẫn bị trở ngại, nhịp tim bị nghẹt co bóp quá nhanh ST – T có thay đổi khác thường. Sau đó thường thấy gan to, ấn vào thấy đau, dịch chuyển men Amoniac thấy hoạt tính tăng cao, acid Lactic bị mất men Hydrogen.

Những thay đổi này theo chiều hướng tốt lên dần trở lại bình thường. Các triệu chứng kể trên thường có liên quan đến việc thiếu ôxy ở các bộ phận, có một số chứng bệnh là kết quả trực tiếp do thiếu ôxy như phù não, phù thũng phổi, ngộ độc acid, Urê trong máu, tổn thương cơ tim và gan. Có khi lại còn bị hôn mê do ngộ độc khí than, sức đề kháng thấp, sốt cao, mất nước… đã gián tiếp gây ra các bệnh khác như viêm nhiễm, sốc, ngộ độc acid.

Các triệu chứng nguy hiểm kể trên tuy không nguy hiểm bằng ngộ độc khí than, song cũng cần hết sức cẩn thận. Rất nhiều người bệnh đã không chết vì ngộ độc khí than và thời kỳ đầu mà lại chết vì các chứng bệnh sau này.

Ngộ độc khí than liệu có để lại di chứng

Sau khi bị ngộ độc khí than cấp tính, tuy ý thức đã được khôi phục bình thường, tạm thời không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hậu quả thì vẫn chưa kết thúc. Sau “thời kỳ khỏi” từ 20 đến 30 ngày, có một số người sinh ra các di chứng về thần kinh. Hiện nay mọi người vẫn thường gọi đó là triệu chứng hậu ngộ độc khí than.

Mức độ nguy hiểm và đau đớn của di chứng không bằng lúc bị ngộ độc cấp tính. Nó gây tàn phế cho con người trong thời gian dài, không những mất đi khả năng lao động, thậm chí còn mất đi khả năng tự sinh hoạt. Các di chứng có biểu hiện như sau:

  1. Tinh thần lẫn lộn: bệnh nhân không nhận thức được phương hướng, hay bị lẫn đường, không biết đường về nhà. Trạng thái tinh thần đột ngột trở nên đờ đẫn, khó tính, đần, phản ứng chậm. Trí nhớ giảm nghiêm trọng, thậm chí quên hết những việc trong quá khứ và cả những việc chỉ vừa xảy ra. Sự hiểu biết, sức phán đoán giảm rõ rệt. Có thể xuất hiện hoang tưởng ảo giác (như ảo thính, ảo thị). Nói năng lung tung không có thứ tự, từ ngữ không đâu vào đâu, thậm chí xuất hiện nói các chuyện không có thật. Hành vi thất thường, có khi thấy mệt mỏi, do dự, khóc cười bất thường, dễ xúc động, y học gọi đây là loại bệnh thần kinh ngây ngô.
  2. Các bộ phận trong cơ thể tê liệt: có thể thấy liệt nửa người, liệt thân dưới, liệt tay chân, liệt toàn thân, v.v…
  3. Triệu chứng ở não do thần kinh trung ương: có thể bị cấm khẩu, mù lòa, tê liệt thanh đới, nuốt thấy đau, khàn tiếng, v.v…
  4. Xảy ra dạng như động kinh: khi xảy ra thấy thần trí bệnh nhân đột nhiên mất tỉnh táo, ngã nhào ra đất, đồng tử dãn to, tay chân co giật, tay co cứng lại, răng cắn chặt lại, miệng sùi bọt trắng, hai mắt đảo ngược lên trên, đại tiểu tiện không khống chế được.
  5. Co giật: tay chân bệnh nhân cương lên, động tác chậm chạp, vụng về, nói không rõ lời, tay chân luôn giần giật (động tác liên tục), do đó hai tay khó giữ chắc vật cầm, không thể viết được chữ, không thể cởi được quần áo, thậm chí không thể dùng thìa hoặc đũa để ăn. Cơ chân cương cứng, do vậy đi lại khó khăn, khi đi chân nọ đá nhân kia, rất dễ bị ngã.
  6. Viêm thần kinh: thường hay gặp ở thần kinh tay, thần kinh chân. Biểu hiện thấy cơ thể tê liệt, cảm giác khác thường, v.v…

Tại sao xảy ra di chứng sau khi bị ngộ độc khí than?

Nhìn chung, việc thay đổi các bệnh ở não do thiếu ôxy gây nên và hệ thống thần kinh trung ương có liên quan với nhau. Như trên đã nói, tế bào thần kinh ở não rất nhậy cảm với việc thiếu ôxy, do đó, nếu như bệnh càng nặng, mà việc xử lý không triệt để, thì càng dễ để lại di chứng thần kinh. Trong tình trạng đại não vẫn bị thiếu ôxy tế bào thần kinh sẽ rất dễ bị hoại tử, do đó sẽ rất dễ hình thành vùng “nhũn” trong não. Mọi người đều biết, đại não là chủ thể của mọi hoạt động trong cơ thể và thần kinh trung ương, khi nó bị hoại tử, tất cả mọi cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là thần kinh truyền dẫn và chức năng điều tiết. Nếu sau khi bị ngộ độc khí than mà bị hỗn loạn về tinh thần, thì đa số là kết cục của việc lớp vỏ đại não bị thương trên phạm vi rộng. Một số bệnh nhân còn có biểụ hiện hưng phấn, nói lung tung là một biểu hiện khi vỏ đại não bị tổn thương. Việc đầu trắng bệch và vị trí nếp nhăn bị tổn thương có thể dẫn đến biểu hiện tê liệt, co giật. Tổn thương thần kinh trung ương, đại não vận .động, sẽ gây ra tê liệt cơ thể, cấm khẩu, nuốt khó, v.v… Tổn thương ở vỏ đại não cũng có thể gây ra mắt lòa, sinh ra động kinh. Xảy ra tổn thương ở thóp có thể có tình trạng sức phán đoán bi cản trở, viết lách khó khăn, không thể tính toán được. Tổn thương giữa não thường dẫn đến đau đầu, nhiều mồ hôi, dao động huyết áp. Do vậy có thể thấy, khi xảy ra ngộ độc khí than, càng điều trị triệt để ngày càng tốt. Trong những năm gần đây, do có biện pháp điều trị tích cực, đặc biệt là cung cấp đầy đủ lượng ôxy khi cần, do đó đẩy nhanh tốc độ giảm phù và hồi sức sau hôn mê nhanh, di chứng thần kinh từng bước giảm thiểu.

Hít lượng nhỏ khí than trong thời gian dài, liệu có nguy hiểm không?

Khẳng định là có. Cũng giống như các chất độc khác, khí than là một thể khí gây hại cho cơ thể, sau khi thâm nhập vào cơ thể, tất nhiên sẽ gây tổn thương cho sức khỏe. Có người hút thuốc-lá rất nhiều, ngoài sự nguy hiểm của Nicôtin trong sợi thuốc có thể gây ra bệnh ung thư và gây ho, ho có đờm, gây viêm họng, viêm phế quản và khí thũng phổi ra, thì khí CO xâm nhập vào máu cũng là một tai họa lớn cho môi trường bị ô nhiễm, kể cả người không hút thuốc cũng bị nguy hiểm. Nếu như có người không tin điều này, thì có thể làm xét nghiệm. Trong một hội trường nồng nặc khói thuốc lá, ngồi họp từ 3 đến 4 giờ, sau đó làm xét nghiệm máu của họ, sẽ phát hiện ra lượng khí Carbon trong Hemoglobin ở máu người hút thuốc lá có thể là 5% đến 10%; còn những người không hút thuốc lá cũng có thể là từ 3% trở lên. Có người đã làm thử nghiệm: Có 9 người ngồi trong phòng 78 phút đã hút 32 điếu thuốc lá, kết quả Carbon trong Hemoglobin của toàn bộ những người hút thuốc đều tăng cao, mức tăng bình quân so với trước khi thử là từ 5,9% lên đến 9,6%; còn 12 người không hút thuốc lá trong phòng thì lượng Carbon trong Hemoglobin cũng tăng từ mức ban đầu 1,6% lên 2,6%.

Căn cứ vào các điều kể trên, lượng ôxy có ở Hemoglobin trong tế bào máu là cố định, Carbon trong Hemoglobin gia tăng, tất nhiên sẽ làm giảm lượng ôxy trong máu. Lượng máu để nuôi các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là đại não cũng giảm, kết quả tất yếu là các chức năng hoạt động sẽ khó khăn. Kinh nghiệm đã chứng minh, việc bị nhiễm khí than trong phòng nhà ở, công xưởng, nơi luyện thép, luyện đồng, luyện than cốc với nồng độ thấp trong thời gian dài hay do làm ở nơi có hợp chất hóa học thành Amoniac, v.v… đều có thể hít phải một lượng CO thường xuyên, họ thường thấy có nhiều triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ủ tai, giảm trí nhớ, mất ngủ, hay mộng mị, đái nhiều, ra nhiều mồ hôi, tay run. Thậm chí có người còn thấy thay đổi về xúc giác, vị giác, thị giác. Tim, huyết áp cũng bị ảnh hưởng. Nhịp tim thường xuyên đập không đều, nhịp tim đập quá nhanh, huyết áp tăng cao hoặc giảm thấp, đường truyền dẫn của tim dễ bị tắc, v.v… Đương nhiên còn có nhiều ảnh hưởng khác như ợ chua, nôn oẹ, không muốn ăn, kinh nguyệt không đều. Qua điều tra 788 người có tiếp xúc với khí than lâu dài, đã phát hiện tỷ lệ phần trăm về các bệnh như sau: mất ngủ 34,9%, run tay 34,9%, huyết áp cao 50%. Số người có các triệu chứng khác chiếm 30% tổng số người được kiểm tra, có thể thấy rõ rằng việc tiếp xúc với khí than nồng độ thấp cũng cực kỳ nguy hiểm.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận