Chữa bệnh Giun chui ống mật

Đông y chữa bệnh

Giun chui ống mật là một bệnh cấp cứu ngoại khoa, thuộc phạm vi chứng “hồi quyết” của Đông y. Đa số trường hợp bệnh được chữa có kết quả bằng thuốc và châm cứu, một số ít các trường hợp bội nhiễm phải dùng thủ thuật ngoại khoa.

Triệu chứng: người bệnh thường đau dữ dội vùng hạ sườn phải hay vùng thượng vị; đau lăn lộn không nằm yên có động tác chổng mông lên trời. Lúc đầu nước da thường trắng bệch, toàn thân lạnh toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn, nếu bị bội nhiễm có thể sốt cao, miệng đắng, vàng da, lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: thường lấy an hồi chỉ thống làm chính. Thường các vị thuốc được sử dụng có vị chua, cay và đắng (chua cay làm giun yên tĩnh, đắng làm giun đi xuống).

Bài thuốc:

Bài 1:

Vôi tôi                             500g                             Đường  kính              50g

Nước sôi để nguội 2 lít

Vôi tôi và nước sôi để nguội trộn đều để lắng lấy nước trong, mỗi lít nước vôi tôi được hoà tan 50g đường để uống.

Mỗi lần uống 50ml lúc lên cơn đau. Một ngày uống không quá 400ml. Tỷ lệ khỏi bệnh có thể tới 80 %. Thời gian chữa trung bình là 5 ngày.

Bài 2: Xuyên tiêu:

Xuyên tiêu phơi khô tán nhỏ rây thành bột mịn. từ 10 – 15 tuổi, mỗi lần uống 5g, mỗi ngày không quá 20g. Vì Xuyên tiêu nóng nên trẻ em có sốt phải dùng thêm thuốc giải nhiệt: Rau má, Lục nhất tán.

Bài 3: ô mai hoàn gia giảm (có thể dùng thang):

Ô mai                            5  quả                             Phụ   chế tử                  8g

Hoàng liên                         12g                                Quế chi                    8g

Hoàng kì                            12g                             Xuyên tiêu                 8g

Đảng sâm                          12g                            Can khương                8g

Đương quy                        12g                                 Tế tân                      lg

Nếu nôn mửa thêm Trần bì 8g, Bán hạ 8g.

Đau nhiều thêm Mộc hương 8g.

Táo bón thêm Mang tiêu 16g.

Vàng da thêm Nhân trần 40g.

Bài 4:

Ô mai                                 16g                             Mộc hương                 8g

Sử quân tử                         12g                               Chỉ thực                   8g

Hạt cau                              12g

Ngày uống một thang.

Châm cứu:

Châm tả các huyệt:

Huyệt chính: Túc tam lý, Chi câu, Dương lăng tuyền, Nghinh hương, Tứ bạch.

Gia giảm: đau nhiều : Lao cung, nôn mửa: Nội quan; sốt cao, Hợp cốc; táo bón: Phúc kết.

Nhĩchám:

Châm vị trí: Giao cảm, Thần môn, Túi mật, Gan.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận