Mật ong

Vị thuốc Đông y

Tên khác:

Bách hoa tinh, Bách hoa cao, Phong mật, Honey bee (Anh), Abeille de miel (Pháp).

Nguồn gốc:

Là mật của Ong mật gốc Á (Apis cerana Fabricius) hay Ong mật gốc Âu (Apis melifera L.), họ Ong mật (Apidae).

Mô tả:

Chất lỏng, đặc sánh, hơi trong, dính nhớt, có màu trắng đến màu vàng nhạt (gọi là mật trắng) hoặc có màu hơi vàng cam đến màu hổ phách (gọi là mật vàng). Mùa hạ, mật ong sáng bóng, trong như dầu. Về mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, mật kết tinh một phần, giống như dầu sáp, chứa các hạt. Mùi thơm, vị rất ngọt.

Thu hoạch chế biến mật ong

Mật ong: là mật hoa được ong nhào quện và cô đặc lại, với tỷ lệ nước khoảng 15 – 20%. Đó là một chất lỏng sền sệt, màu vàng, thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, để lâu có đường kết tinh gọi là châu.

Mùa thu hoạch mật ong tốt nhất vào xuân – hạ (miền Bắc), mùa khô (miền Nam). Người ta thường đốt rễ cây khô lấy khói lùa vào tổ ong. Khói sẽ làm ong cay khó chịu mà bay ra khỏi tổ. cắt lấy tầng sáp chứa đầy mật rồi bóp, vắt hoặc ép lấy mật. Lọc kỹ. Mật thu được bằng cách này thường có chất lượng kém vì lẫn sáp, các tạp chất khác, đôi khi cả ấu trùng.

Muốn có mật tốt, cần cắt tầng sáp thành những miếng nhỏ, đem phơi nắng. Sáp sẽ mềm và mật sẽ chảy xuống đồ đựng, ở các cơ sở nuôi ong có tính công nghiệp, người ta lấy mật ong bằng cách cho tầng sáp vào máy ly tâm rồi vận hành. Cách này có ưu điểm là giữ nguyên được tầng sáp (ong không phải xây lại tổ) và mật thu được có chất lượng tốt.

Mật ong
Mật ong

Thành phần hoá học:

+ Đường Glucose và levulose (60-70%); saccarose (3-10%), mantose, oligosacarid

+ Vitamin B2, PP, B6

+ Men Diastase, catalase, lipase.

+ Các acid hữu cơ: acid Panthotenic, a.formic, tartric, citric, malic, oxalic…

+ Các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng: Na, Ca, Fe, K, Mg, Cl, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti…

+ Các hormon, chất thơm, nước (18-20%)…

+ Albumin

Công năng:

Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc, làm giảm độ acid của dịch vị.

Công dụng:

Thuốc bổ, điều trị loét dạ dày, người suy nhược, phế ráo, ho khan, ruột ráo, táo bón.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày 10-50g dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Chủ trị các bệnh:

Đại tiện bí táo, phổi khô ho khan không có đờm, tỳ vị hư nhược, và các bệnh: Lao phổi, yếu tim, cao huyết áp, loét dạ dầy, kiết lị, thần kinh suy nhược, thương tổn do bị lạnh cóng, viêm da, tàn hương, bỏng, giải độc ô đầu v.v…

Bảo quản:

Để nơi dâm mát, chống bụi, chống nóng và không để nước lã rót vào để phòng độc và đề phòng mật ong bị chưa, hỏng.

Các phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Mật đường canh: (Mật ong hấp)

Mật ong 100ml, đổ vào bát hấp lên uống.

+ Uống lúc đói ngày ba lần

+ Thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày và hành tá tràng.

Mật đường chưng kê can (mật ong hấp gan gà)

Gan gà 2 – 3 bộ – Mật ong 25ml

+ Gan gà rửa sạch, đổ mật ong vào hấp cách thuỷ cho chín, uống liền.

+ Thích hợp với người mắc bệnh quáng gà, thị lực giảm, trẻ em khô giác mạc V.V….

Trúc nhự mật (mật ong trúc nhự)

Trúc nhự 15g – Mật ong 30ml

+ Trúc nhự sắc lấy nước, cho mật ong vào uống liền.

+ Thích hợp với người mắc các bệnh: Vị âm hư, vị khí

không hạ, buồn nôn, nôn mưa, mang thai gặp nhiều true trăc v.v…

Phong mật hạch đào nhục (mật ong, cùi hồ dào)

Cùi hồ đào 1000g

Mật ong 1000 ml

+ Cui hồ đào giã nát, cho mật ong vào trộn đều

Ngày uống hai hai lần, mỗi lần 1 thìa, uống bằng nước sôi ấm.

+ Thích hợp với chứng hen suyễn.

Ngũ vị thủ ô mật (mật ong ngũ vị chế thủ ô)

Bắc ngũ vị tử 250g

Hà thủ ô chế 250g

Mật ong 500ml Đường phèn vừa phải

Ngũ vị tử và hà thủ ô chế rửa nhanh cho sạch, đổ vào nồi, cho thêm nước vào ngâm trong 1 giờ, sau đó sắc nhỏ lửa từ 30 phút đến 1 giờ, ước chừng còn lại khoảng một bát to thì lọc lấy nước đầu.

Cho thêm 2 bát to nước sắc nước 2, ước chừng còn độ già nửa bát thì lọc lấy nước 2, bỏ bã.

Cho nước đầu và nước 2 cùng với đường phèn mật ong vào nồi đất, đun nhỏ lửa, khi nào sôi thì mở vung đun thêm 15 phút nữa, tắt lửa, để nguội, đổ vào lọ. (Nguyên bản quên chưa nói tới cách uống và liều dùng).

+ Thích hợp cho người mắc chứng mắt hoa đầu váng, tai u, tai điếc, râu tóc sớm bạc v.v…

Chi ma mật cao (bánh vừng mật ong)

Vừng đen 100g

Mật ong 150ml (150)

Bột ngô 250g

Bột mì 500g

Trứng gà 2 quả

Bột nở 25g

+ Vừng đen rang thơm nghiền bột, cho lẫn vào với bột ngô, bột mì, đập trứng vào, cho nước và bột nở, đặt trong môi trường có nhiệt độ 35°c từ 1,5 đến 2 giờ, sau đó bỏ vào ngăn lồng hấp, hấp trong 20 phút.

Làm món điểm tâm buổi sáng

Phong mật thủ ô đan sâm trấp (thuốc nước mật ong đan sâm chế thủ ô)

Hà thủ ô chế 15g

Đan sâm 15g

Mật ong 15ml

Sắc hà thủ ô chế và đan sâm, bỏ bã lấy nước, pha thêm mật ong vào.

Uống ngày một thang.

+ Thuốc này hiện dùng nhiều cho người bị xơ cứng động mạch, cao huyết áp, viêm gan mạn tính…

Qui tỳ mật cao (cao qui tỳ mật ong)

Đảng sâm 100g

Cam thảo 30

Hoàng kỳ 100g

Đại táo 20 quả

Long nhãn 100g

Mật ong 700ml

Đương qui 50g

Mật ong để lại dùng sau. Sáu vị thuốc còn lại, cho vào 1000ml nước, sắc lấy 700ml, lọc ra; cho thêm 500ml nước vào sắc tiếp, lọc lấy 300ml.

Đổ cả hai nước một và hai vào sắc chung cho đậm đặc, lấy 800ml, cho mật ong vào cô thành cao.

Uống ngày 3 lần, mỗi lần 20ml.

+ Thích hợp với người mắc các chứng:

Tỳ khí hư nhược.

Phụ nữ băng huyết, hanh kinh sớm, lượng nhiều, sắc nhạt hoặc đới hạ trong và loãng …

Mật tô chúc (cháo mật ong nấu bơ)

Bơ 30g

Mật ong vừa phải

Gạo lức 50 – 100g

+ Cho nước vào gạo lức nấu thành cháo cho thêm bơ và mật ong vào, nảu qua lên.

+ Thích hợp với những người: Dương hư mệt mỏi, bị nhiệt, xẹp phổi ho nhiều, tiêu khát, khô da thịt, loét miệng v.v…

Ngũ trấp mật cao (Cao ngũ vị mật ong)

Mật ong 250ml

Gừng sống 250g

Áp lê 1000g

Sữa đặc 250g

Củ cải 1000g

Rửa sạch áp lê và củ cải, thái vụn, ép lấy nước, cho vào nồi; lúc đầu đun to lửa, sau đun nhỏ lửa sắc kỹ, cô đặc như cao, cho nước gừng ép, cùng sữa đặc và mật ong trộn đều.

Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh, hoà tan trong nước sôi hoặc pha thêm một chút hoàng tửu mà uống. Hoàng tửu: rượu cái, ủ bằng gạo nếp, gạo tẻ hoặc hoàng mễ (là loại ngữ cốc to hơn hạt kê, màu vàng và rất dính), có màu vàng, nồng độ rượu tương đối thấp.

+ Thích hợp với người mắc chứng hư lao, như lao phổi nhiệt thấp, ho lâu không khỏi v.v…

Du tiễn kê đản trám phong mật (trứng gà rán chấm mật ong)

Trứng gà 1 – 2 quả

Mật ong 1-2 thìa

+ Trứng gà tráng mỡ cho chín, đổ mật ong vào ăn ngay lúc nóng, ăn liền trong 2-3 tháng.

+ Thích hợp cho trẻ em hen phế quản.

Mật trấp hạch đào (Hồ đào ủ mật)

Hạch đào nhân 500 g

Hồng anh đào 30g

Mật ong 150 ml

Quất biện 30g

Đường trắng 60g

+ Cách làm:

Bỏ hạch đào nhân vào ngâm trong nước sôi cho nở ra, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, bỏ vào bát, cho đường trắng vào, đặt vào ngăn hấp, hấp trong 15 phut, chờ cho nguội lấy ra bỏ vào đĩa (để nước cốt lại).

Đặt quất biện và anh đào lên trên hạch đào nhân.

Đặt nồi lên bếp lửa, đổ mật ong vào, đun nhỏ lửa cho sôi.

Đổ bát nước cốt hấp hạnh đào nhân đã chế vào, trộn đều.

Chờ nguội đem đỏ lên trên hạch đào nhân, quất biện, anh đào (đã bày sẵn trên đĩa), ăn tuỳ ý.

+ Thích hợp với những người thận hư hen suyễn, phân táo…

Nếu ăn thường xuyên có thể tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ

Phụ nữ ăn thường xuyên làm cho sắc mặt luôn hồng hào, mịn màng.

Kim anh tử mật cao (Cao kim anh mật ong)

Hạt kim anh 200g

Mật ong 200ml

Hạt kim anh bổ ra loại bỏ nhân, rửa sạch, sắc 2 lần, đổ chung hai nước với nhau, lọc bỏ cặn, cô đặc thành cao.

Cho mật ong lọc sạch vào, đun sôi.

Uống ngày hai lần, mỗi lần 10 – 15g, bằng nước sôi ấm.

+ Thích hợp với người mắc chứng: Thận khí khuy hư, mộng tinh, dị tinh, hoạt tinh, người bị bệnh lậu, tiểu tiện nhiều lần, đới hạ, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm v.v…

Mật nãi ẩm (Mật ong sữa bò)

Vừng đen 25g

Mật ong 50ml

Sữa bò 50ml

Vừng đen đem giã nát, trộn với mật ong, sữa bò

Uống bằng nước sôi ấm lúc đói buổi sớm.

+ Thích hợp với các chứng: Huyết hư sau khi đẻ, phân táo, mặt vàng, da khô v.v…

Bạch mật tửu (Rượu mật ong trắng)

Mật ong trắng 70ml

Rượu 140 ml

Trộn đều, đun nóng, uống trước khi ăn

+ Thích hợp với người bị phong ẩn da liễu, ngứa mãi không khỏi.

Phong mật từ cô canh (từ cô hấp mật ong)

Từ cô tươi mấy quả

Mật ong và nước gạo với lượng vừa phải

Từ cô bỏ vỏ giã nát, cho mật ong và nước gạo vào trộn đều, hấp chín, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh.

Cũng có thể bôi vào chỗ đau.

+ Thích hợp với người mọc đầy mụn nhọt, tràng nhạc, ho ra máu v.v…

Lục trà mật ẩm (chè khô mật ong)

Chè khô 5g

Mật ong vừa phải

Bỏ chè khô. vào cốc, rót nước sôi vào đậy nắp ủ trong 5 phút; pha mật ong vào uống ngay lúc nóng. Ngày uống 3 – 4lần.

+ Thích hợp với bệnh lý vi khuẩn.

Hoàng qua trám mật đường (dưa chuột chấm mật ong)

Dưa chuột non vừa phải

Mật ong vừa phải

Dưa chuột rửa sạch, chấm mật ong ăn.

+ Thích hợp với chứng thấp nhiệt, kiết lị

Lệ chi thảo mật đường thuỷ (mật ong, lệ chi, xa tiền thảo)

Lệ chi thảo 50g

Mật ong 10ml

Xa tiền thảo 50g (cây mã đề)

Hai vị trên cho vào 500ml nước, sắc lấy nước

Cho mật ong vào quấy đều lên, uống ngày 3 lần.

+ Thích hợp với người bị viêm thận cấp tinh, phát nhiệt phủ nề.

Nước đái ít có sắc vàng nâu, trong nước đái có tẻ bào hồng cầu, bạch cầu.

Cần thái mật tráp (nước rau cần – mật ong)

Rau cần tươi 100 – 150g

Mật ong vừa phải.

+ Rau cần rửa sạch giả nát vắt lấy nước, nấu lên với mật ong, uống lúc nóng ngày 1 lần.

+ Thích hợp với bệnh viêm gan.

Mật đường bách bộ ẩm (Bách bộ mật ong)

Bách bộ 10g

Mật ong 2 thìa

+ Bách bộ sắc lấy thang 20ml, cho mật ong vào uống ngay một ngày hai lần.

Thích hợp với bệnh ho bách nhật (ho trăm ngày)

Mây cửu trúc lịch trà (trà mật ong, lá hẹ, trúc lịch)

Nước vắt lá hẹ 10ml

Mật ong 20ml

Nước trúc lịch 20ml

Sữa cừu 250ml

+ Đổ cả vào nồi khuấy đều, đun lên, uống nóng thay trà.

+ Thích hợp với người mới mắc bệnh nghẹn, nuốt thức ăn khó khăn, hoặc ợ cả đờm và thức ăn ra ngoài.

Tiên bách hợp phong mật (mật ong bách hợp)

Bách hợp tươi 50g – Mật ong 1-2 thìa.

+ Cho bách hợp vào bát, đổ mật ong vào trộn đều, bỏ vào ngăn hấp, đem hấp chín – uống trước khi đi ngủ.

+ Dùng cho người bị bệnh mất ngủ. Ăn thường xuyên.

Những điều cấm kỵ khi dùng thuốc:

Những người đàm thấp nội uẩn, kết báng trong người, hay bị trơn ruột ỉa chảy, tưa lưỡi trơn bóng kiêng không sử dụng.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận