Viêm tai xương chũm hài nhi

Chăm sóc bé

Viêm tai xương chũm hài nhi là viêm tai giữa và viêm xương chũm, khá phổ biến trên cơ thể thiếu sức đề kháng, đời sống còn giới hạn, điều kiện vệ sinh thấp, khó phát hiện, thường bỏ qua do các dấu hiệu về tai, xương chũm ít. Bệnh dễ đưa tới tình trạng hiểm nghèo, có tỉ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân do viêm long đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm V.A… bệnh tích kèm theo và Eustachi lên tai giữa, cấu trúc tai giữa xương chũm bất thường ở hài nhi, vòi Eustachi ngắn, rộng, nằm ngang. Thượng nhĩ còn chứa chất nhầy dạng thạch từ khi còn bào thai chưa tan hết. sào bào rộng hơn. Tất cả các yếu tố này làm tai giữa dễ bị viêm, dễ lan vào xương chũm.

Thể trạng bệnh nhi có tạng bạch huyết, V.A quá phát, các hạch bạch huyết to. Hài nhi trong trạng thái suy kiệt sau các bệnh nhiễm khuẩn trên các trẻ suy dinh dưỡng, đẻ non, không có sữa mẹ, không được nuôi đầy đủ.

Biểu hiện lâm sàng của toàn thân, hài nhi nhiễm khuẩn dẫn đến cơ thể gầy, sút cân, ăn kém, ngủ kém, sốt thất thường, sốt nhẹ, kéo dài, thể trạng mệt mỏi, lờ đờ, nằm lì.

Triệu chứng viêm tai xương chũm là chảy mủ tai ít, không hôi, có khi chỉ là dịch nhầy. Nhiều trường hợp không chảy mủ tai. Không đau tai, không đau vùng chũm.

Khám tai, màng tai thủng nhỏ, giữa màng căng, phần còn lại dày, cục hay ướt có khi nhăn dúm.

Màng tai không thủng, có biến đổi màu sắc; mặt bóng sáng, trở thành xám đục, bệch màu, biến đổi về hình dáng, hơi phồng hay nhăn nheo như giấy bị vò, có óng ánh như rắc bột do lớp biểu mô bị tróc vẩy.

Chích rạch mang tai có thể có ít mủ hay dịch nhầy máu, có khi khô nhưng sau 24 giờ, vét chích không liền mà lại toác rộng ra.

Bệnh tiến triển nhanh, ngày càng nặng, tiêu chảy nhiều lần. Thể trạng hài nhi mất nước, sút cân nhanh, tím tái, tiêu rất ít, da khô, thóp lõm, nếp da kém đàn hồi khi ta véo da, đầu ngón chân, đầu ngón tay lạnh, tím xanh.

Rối loạn điện giải do nôn chớ, tiêu chảy kéo dài làm nồng độ kiềm giảm, mất các ion kali, natri, clo. Biểu hiện lâm sàng một bệnh nặng, bụng chướng to, căng, phù nề nhẹ, hơi thở chua.

Trường hợp này, nhanh chóng đưa hài nhi đến bệnh viện chống hội chứng nhiễm độc thần kinh với trạng thái: Hài nhi nằm yên, không cử động, lờ đờ. Mặt hài nhi trắng bệch, xám, mắt lõm có quầng đen. Hài nhi thở nhanh, nông, có cơn tím tái, toát mồ hôi, dịch nhầy, vàng, tiêu chảy liên tục, phân lỏng lổn nhổn, thối, với trạng thái này dễ tử vong trong tình trạng suy sụp, nhiễm độc thần kinh.

Phòng tránh là phát hiện sớm, điều trị tại bệnh viện các viêm tai giữa, tránh đưa tới viêm xương chũm.

Điều trị kịp thời và đúng phương pháp các viêm tai xương chũm đặc biệt ở thể hồi viêm và xuất ngoại, tránh gây biến chứng.

Điều trị phẫu thuật sớm, mở sào bào khoét xương chũm. Mở sào bào thượng nhĩ… lấy hết bệnh tích ở xương chũm, dẫn lưu mủ, bảo tồn sức nghe, tránh mọi biến chứng.

Điều trị nội khoa các thể che đậy, chống hội chứng tim mạch, hội chứng xanh, sốt, hồi phục nước và điện giải.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận