Trang chủChăm sóc béTrẻ bị viêm tai giữa thẩm thấu ra ngoài

Trẻ bị viêm tai giữa thẩm thấu ra ngoài

Viêm tai giữa thấm ra là một trong những bệnh ở tai thường thấy ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê trong trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tỉ lệ mắc bệnh cao nhất, trẻ 7 tuổi trở lên rất ít thấy.

Viêm tai giữa thấm rỉ ra ở trẻ sơ sinh thường thường xảy ra sau khi cảm mạo, viêm amiđan, tai không đau, không chảy nước, nhưng thính lực của trẻ suy giảm. Những trẻ đã lớn biết nói với bố mẹ bị căng và đau khó chịu trong tai, có thể là hai tai, cũng có thể một tai. Còn trẻ nhỏ quá thì không biết nói khó chịu trong tai, vì mải chơi mà bất chấp đau đớn, vì vậy mà dễ bị bỏ qua không đi khám. Nhưng có một số phụ huynh cẩn thận, có thể phát hiện thấy trẻ thường nghễnh ngãng, bảo ban không thấy phản ứng gì, cứ lờ đờ chậm chạp.

Trẻ bị viêm tai giữa, nước cứ thấm ra, phần nhiều bị cả hai tai, cho nên ảnh hưởng rất lớn đến thính lực. Nếu sự tổn hại thính lực này xảy ra vào giai đoạn trẻ đang học nói, thì dễ dẫn đến câm điếc, ảnh hưởng càng lớn đối với phát triển trí lực của trẻ. Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện, tai giữa bị tích dịch lâu dài, những độc tố sinh ra sẽ thấm vào tai trong, phá hoại tổ chức của tại trong, như vậy là dẫn tới một loại điếc khác nữa – điếc về cảm nhận âm. Lúc này mức độ điếc và mức độ khó khăn về điều trị lại tăng lên.

Từ giới thiệu trên đây, ta có thể thấy, trẻ bị viêm tai giữa thấm ra ngoài có quan hệ vô cùng mật thiết với chức năng thính giác của trẻ. Ngoài việc tích cực đề phòng bị nhiễm đường hô hấp trên ra, càng phải coi trọng việc điều trị một cách tích cực và triệt để. Bệnh tai loại này, mỗi khi đã qua chẩn đoán đúng rồi thì lập tức sớm đi điều trị kịp thời. Về phương diện dùng thuốc, có thể có dùng thuốc kích tố màng tuyến thượng thận, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine, thuốc làm huyết quản co lại. Căn cứ bệnh tình cần thiết, dùng riêng một loại hay dùng thuốc liên hợp. Về mặt phẫu thuật, trước hết chọc qua màng nhĩ, hút dịch tích trong ấy ra. Nếu hút dịch nhiều lần mà vô hiệu, thì phải bổ màng nhĩ ra, cắm ống thông khí vào, đề phòng tích dịch sinh mủ làm hình thành chất dính liền xương màng tai. Chờ cho khi hoàn toàn khỏi viêm, theo dõi một thời gian không thấy tái phát, mới có thể rút ông ra. Thông thường cắm ống muộn thì thời gian rút ống cũng kéo dài lùi sau tương ứng. Phương pháp này là nhằm điều trị một cách triệt để, đề phòng tái phát. Do đó các bậc phụ huynh nhất thiết phải kết hợp với thầy thuốc kiên trì đến cùng, không thể nửa đường bỏ dở.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây