Viêm tai giữa cấp tính và mạn tính ở trẻ em

Chăm sóc bé

Viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa cấp gặp nhiều ở trẻ em đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo. Bệnh không được điều trị khỏi dứt điểm sẽ chuyển thành viêm tai giữa mủ mãn tính và có nhiều biến chứng khó lường.

Nguyên nhân do viêm long đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A… Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: cúm, sải, bạch hầu… viêm tai. Tại vòi Eustachi có pôlíp, u xơ mũi sau, ung thư vòng thế bên, thay đổi áp lực quá mạnh (thợ lặn, đi máy bay), nhét bấc ở mũi sau quá lâu. Các chấn thương gây rách, thủng nhĩ do ngoáy tai, sức ép bom, mìn…

Biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi đang viêm mũi, họng với các triệu chứng tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng và ho.

Bệnh nhi sốt tăng dần. Trẻ càng nhỏ, nhiệt độ sốt có thể lên tới 40°c, có cảm giác ngứa, tức, đau nhói trong tai. Thăm khám phát hiện màng tai đỏ, xung huyết dọc theo cán búa.

Khi đã hoá mủ trong thùng tai, diễn biến ứ mủ và vỡ mủ. ứ mủ, xuất hiện triệu trứng toàn thân, trẻ sốt, nhiệt độ 39-40°C. Thể trạng nhiễm khuẩn, trẻ mệt mỏi, ăn kém, bỏ chơi, quấy khóc. Trẻ còn bé, có thể co giật, mệt lả do sốt cao. Trẻ dưới 12 tháng, thường bị rối loạn tiêu hoá, tiểu loãng, sống phân, nôn mửa.

Đau tai là dấu hiệu nổi bật, ngày thêm nặng, đau sâu trong tai, theo nhịp mạc, lan ra sau tai, vùng thái dương, vùng hàm cô. Trẻ bé khóc thét khi chạm vào tai đau, bú một bên, quấy khóc, ngủ kém, nghe kém ở thể truyền âm đơn thuần, nghe tiếng trầm giảm rõ, ù tai.

Thăm khám, ấn vùng nắp tai, vùng sau tai, có phản ứng đau. Màng tai dày, đục, mất bóng, phồng lên làm mất dạng bình thường như tam giác sáng, cán búa, mẩn ngứa ở xương búa… Sau màng tai thành màu vàng nhạt, xám bệch, phồng căng hay phồng ở một phần màng tai thành hình vú bò.

Vỡ mủ hay chích rạch màng tai, làm cho thoát mủ. Các triệu trứng giảm rõ, đỡ sốt, tiêu chảy giảm, thể trạng tốt hơn, đau tai đỡ dần, hết ù tai, nghe khá hơn.

Tự vỡ mủ, lỗ thủng ở giữa, giữa trước màng tai căng, thường thủng nhỏ, mủ nhầy theo nhịp đập. Màng tai còn dầy, ẩm, hơi phồng do mủ chảy ra kém. Mủ tai lúc đầu loãng, trong, màu vàng chanh. Sau đặc dần thành nhầy đục hay vàng chanh, không có mùi hôi.

Các thể lâm sàng thường gặp:

Viêm tai giữa cấp sau các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền đặc biệt sau sởi, làm cho sức đề kháng giảm, bệnh nặng hơn, lỗ thủng hay vết chích màng tai loan rộng, thủng rỗng gây tổn thương xương con trong thùng tai. Bệnh tích nhanh chóng tới xương gây viêm tai xương chũm, để lại biến chứng.

Viêm tai giữa dịch thấm gặp tắc vòi tai do cơ giới, người có cơ địa dị ứng. Biểu hiện nghe kém, ù tai. Màng tai lõm vào, cán búa nằm ngang ra sau, có nước hay bọt trong thùng tai. Bệnh tự khỏi sau khi hết tắc vòi tai. Người dị ứng hay tái phát, mãn tính, ảnh hưởng đến sức nghe.

Viêm tai giữa hài nhi, gặp ở trẻ khoẻ, các triệu chứng rầm rộ, sốt cao 39-40°C, co giật, tiêu chảy, nôn chớ, quấy khóc. Khám màng tai nề đỏ, phồng thành xám bệch. Chích tháo mủ kịp thời khỏi nhanh không để lại di chứng.

Tiến triển tốt, nếu phát hiện sớm, chích tháo mủ, làm thuốc, bệnh sẽ khỏi từ 1-2 tuần, không để lại di chứng. Không phát hiện, không xử trí, mủ ứ đọng trong thùng tai gây viêm tai giữa mủ mãn tính hay viêm xương chũm cấp.

Biến chứng thường gặp: liệt mặt do tổn thương dây thần kinh VII… Viêm màng não, vì hệ mạch trong thùng tai trẻ em rất phong phú, liên quan hệ mạch màng não qua khớp trai đá… Các biến chứng khác: viêm xương đá, áp xe não.

Điều trị giai đoạn khởi phát, chữa viêm long mũi, nhỏ thuốc mũi Argyrol, sunfarin, nhỏ tai thuốc glycerin borat 5% ẩm. Nhiễm khuẩn các bệnh lây truyền phải điều trị kháng sinh.

Giai đoạn toàn phát phải chích màng tai, dẫn lưu mủ, làm thuốc cho đến bết chính liền.

Phòng tránh là phát hiện sớm, đưa trẻ đến bệnh viện ngay và được điều trị ngay, bệnh sẽ không bao giờ nặng, không có biến chứng.

Viêm tai giữa mủ mãn tính

Bệnh thường gặp mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ tuổi học đường. Bệnh gây ảnh hưởng xấu sức nghe và các biến chứng khó lường. Vì bệnh không những khu trú ở niêm mạc mà đã tới tổ chức xương gây viêm tai xương chũm.

Nguyên nhân viêm tai giữa mủ mãn tính thường viêm tai giữa mủ cấp tính, không điều trị đúng, chuyển thành viêm tai giữa mủ mãn tính.

Bệnh chuyển thành mãn tính ngay, do hoại tử xương trong giai đoạn cấp như viêm tai do các bệnh lây như cúm, sau sởi… do sức đề kháng của bệnh nhi kém, vì mắc lao, suy dinh dưỡng…

Tình trạng thông bào của xương chũm, độc tính của vi khuẩn… là những yếu tố thuận lợi gây viêm tai giữa mãn tính.

Bệnh cảnh lâm sàng của triệu chứng cơ năng, thường chỉ thấy đau tai trong các đợt bội viêm, nặng đầu, nhức nửa bên đầu cùng tai đau. Nghe thể truyền âm, ngày càng tăng. Trường hợp có colesteatom, bệnh tích khu trú ở thượng nhĩ, thường gây nghe kém, sau thành thể hỗn hợp kèm theo ù tai, ù từng lúc, tiếng trầm.

Triệu chứng thực thể là tai chảy mủ thường xuyên, có lúc nhiều, lúc ít, không khi nào khô mủ. Mủ có mùi thối, vì bệnh tích xương, càng nhiều mùi thối, có khi có côlesteatôm mủ có mùi thối. Mủ đặc hay lổn nhổn, màu vàng, xám xanh, trắng đục, đôi khi có lẫn máu, các mảnh trắng như bã đậu.

Lỗ thủng có thể gặp, thường rộng, sát xương ngạm vào thành xương, bờ không đều, đáy nhăn, sần sùi, lộ cả xương có thể gặp pôlíp mọng, nhăn, che lấp lỗ thủng.

Lỗ thủng trên màng trũng thường nhỏ, có thể mủ đặc che lấp lỗ, có mảnh trắng của côlesteatôm che lấp.

Tiến triển của viêm tai giữa mủ mãn tính khó tự khỏi, dễ dẫn tới viêm xương chũm mãn tính.

Làm thuốc tai, tháo hết mủ, nhưng để lại di chứng nghe kém, do tổn thương màng nhĩ, sẹo nhúm, dính, xơ cứng các dây chằng, khớp…

Trẻ nhỏ có thể gặp cốt tuỷ xương, viêm thái dương, xương chẩm, xương đá.

Viêm tai giữa mủ mãn tính, có côlesteatôm đưa đến các biến chứng về thần kinh là tổn thương ở đoạn hai hay khuỷu của dây thần kinh VII gây liệt mặt ngoại biên. Hội chứng Gradenigo là chảy mủ tai, liệt dây thần kinh VI, đau nhức nửa đầu cùng bên. Viêm mê nhĩ. Viêm màng não. Viêm tĩnh mạch bên.

Phòng tránh là phải điều trị sớm viêm mũi, họng pôlíp mũi sau, vòm họng.

Sát khuẩn mũi, họng trong các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền đường hô hấp, nhỏ mũi ở các trẻ bị sởi, cúm.

Theo dõi, phát hiện sớm, điều trị sớm các viêm tai giữa cấp đặc biệt là các bệnh viêm tai giữa cấp, sau các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền ở hài nhi có thể trạng suy yếu.

Điều trị khỏi dứt điểm các viêm tai giữa mủ mãn tính, để bảo tồn chức năng nghe, tránh xảy ra biến chứng.

Điều trị nội khoa là làm thoát mủ và cắt pôlíp, làm thuốc tai hàng ngày do y tá chuyên khoa tai, mũi, họng có khả thi.

Điều trị ngoại khoa, sau khi điều trị nội khoa vẫn còn chảy mủ, có bệnh tích xương rộng, có côlesteatôm và đe doạ biến chứng.

Với xu thế hiện nay nên phẫu thuật sớm, phẫu thuật bảo tồn, phẫu thuật phục hồi chức năng nghe là mở thượng nhĩ, mở xào bào thượng nhĩ, khoét rộng xương chũm và vá màng nhĩ

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận