Trẻ bị sưng vùng bụng – Nguyên nhân, hướng xử trí

Chăm sóc bé

Trẻ chập chững biết đi thường có bụng phệ (nghĩa là vòng bụng to phình ra) cân xứng với phần lưng cong (nghĩa là lưng dưới cong vòng vào phía trong). Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi được 3 tuổi, nhìn bé sẽ dài và gọn gàng hơn. Bé sẽ có phần bụng phẳng, lưng thẳng và chân dài, thon thả hơn. Nếu bạn cảm thấy dáng vẻ của con mình có vấn đề, hoặc bạn lo lắng rằng bé không phát triển bình thường, hãy kiểm tra lại với bác sĩ nhi.

Sưng quanh rốn

Nếu rốn của con bạn trông như thể nó bị đẩy từ trong ra khi bé khóc, bé có thể bị thoát vị rốn. Tình trạng này xuất hiện khi các mô ruột phình ra qua một điểm yếu nhỏ trên
thành cơ bụng; áp lực trong bụng tạo thành chỗ phình. Thoát vị rốn không nghiêm trọng và thường đóng lại khi bé ở khoảng giữa 3 và 4 tuổi. Khi tình trạng này không tự liền, bác sĩ nhi có thể khuyên nên hội chẩn với một bác sĩ phẫu thuật.

Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu:

  • Chỗ sưng bụng của con bạn cứng và đau
  • Bé bị nôn và tiêu chảy hoặc táo bón nặng
  • Nhiệt độ của bé cao hơn 101°F (38,3°C).

CẢNH BÁO!

Chỗ sưng ở bụng của bé có thể là dấu hiệu của một vấn đề trong đường tiêu hóa hoặc các bộ phận khác. Nguyên nhân của nó có thể là tích nước hoặc khí, hoặc một chỗ tắc trong ruột.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn chì bị táo, còn lại thì khỏe mạnh. Táo bón. Hãy đảm bảo bé uống đủ nước và ăn đủ chất xơ. Nếu vấn đề sức khỏe này kéo dài, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn bị chướng bụng, đau rất nhiều và đột ngột xuất hiện. Tắc ruột. Hãy gọi cho bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn, yêu cầu xét nghiệm và bắt đầu điều trị để loại bỏ chỗ tắc.
Phân của con bạn nhợt nhạt, to và mùi hôi bất thường. Con bạn xì hơi thường xuyên và ho không dứt. Bé thiếu cân và da có vị mặn. Vấn đề hấp thu kém, ví dụ như rối loạn tiêu hoá; xơ nang (một bệnh di truyền ảnh hưởng tới các tế bào sản sinh chất nhầy, mồ hôi và dịch tiêu hoá, gây ra các vấn đề về phổi). Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và yêu cầu xét nghiệm.

Sử dụng các kết quả, bác sĩ nhi có thể khuyến nghị một chương trình điều trị và giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng để hướng dẫn cách áp dụng chế độ ăn cho trẻ.

Gần đây con bạn bị nhiễm khuẩn liên cầu như viêm họng hoặc chốc lở (một bệnh dễ lây nhiễm ở da). Nước tiểu của bé có màu khói hoặc nâu đỏ nhạt. Mặt bé phù và bé bị đau đầu hoặc sốt. Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu (viêm thận). Hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi. vấn đề về thận này có thể xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn liên cầu và có thể dẫn tới bệnh thận mãn tính nếu không được điều trị ngay lập tức.
Bên cạnh hiện tượng sưng bụng, con bạn nhìn chung bị sưng phù, nhất là quanh mắt và khuôn mặt. Nước tiểu bé trông bình thường nhưng lượng rất ít. Hội chứng thận hư (hiện tượng rối loạn thận khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu). Hãy nói chuyện ngay với bác sĩ nhi. vấn đề về thận này (hay gặp ở bé trai trong khoảng 1 đến 6 tuổi) có thể trở thành mãn tính, cần chẩn đoán và điều trị lập tức.
Hiện tượng sưng của con bạn rất dễ nhận thấy ở vùng bụng trên. Con bạn cũng có những vết bám không giải thích được và bị sốt. Bé sụt cân. Bệnh vé máu như bạch cầu cấp hiếm gặp. Hãy nói chuyện ngay với bác sĩ nhi.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận