Đặc biệt lưu ý khi đi giày cho trẻ

Chăm sóc bé

Trẻ thơ không nên đi giày da

Trẻ thơ, tuổi còn nhỏ, cơ bắp còn non. Bộ xương còn mềm, thân thể đang ở vào giai đoạn phát dục cao tốc. Đi giày da sớm quá, rất dễ dẫn đến dị hình chân. Bởi vì, tất cả các loại giày da, nói chung đều có khuyết điểm là độ đàn hồi rất kém, tính co giãn nhỏ, độ cứng cao, dễ bó chặt thần kinh và huyết quản bàn chân của trẻ em, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục của cổ chân và ngón chân, đồng thời còn tạo thành sự trở ngại cho tuần hoàn máu; nếu giày da rộng quá sẽ làm cho bàn chân và dây chằng phải duỗi dài ra, do đó sẽ làm mất hoặc làm giảm hình cung của bàn chân, làm suy yếu nhiều tác dụng hoà hoãn chấn động, hình thành bàn chân bẹt, ảnh hưởng đến một số hoạt động bình thường của trẻ em, và là một trong những nguyên nhân quan trọng chân đau, đùi đau, lưng đau sau này. Để cho con trẻ trưởng thành lành mạnh, hãy nên để cho con trẻ đi giày vải có đế mềm thì thích hợp hơn.

Trẻ em không nên đi giày đế nhựa cứng

Nó không có lợi cho việc tăng cường lực đàn hồi của hình cung bàn chân của trẻ, dễ mắc bệnh bàn chân bẹt.

Trẻ em Không nên đi giày chật quá

Giày trẻ em cần phải thích hợp, nên hơi rộng một chút, phía gót giày có thể xỏ ngón chân vào là được.

Trẻ em Không nên đi giày chật quá
Trẻ em Không nên đi giày chật quá

Trẻ em Không nên đi dép lê quá sớm

Bởi vì đi dép lê thì phải dùng sức của ngón chân rất nhiều, dễ thành chân chữ “ Bát ”, đi lại cũng không tiện.

Tuyệt đối không nên dựa vào số giày để chọn giày cho trẻ thơ, nhất là đối với trẻ thơ đang học đi. Lúc này, việc phát dục bộ xương của chúng chưa hoàn chỉnh, những đôi giày không thích hợp, sẽ ảnh hưởng đến tư thế đi lại chính xác của các em, khiến cho khớp xương bàn chân chịu lực không đều, có thể dẫn đến bệnh viêm khớp khi về già.

Chọn mua giày cho trẻ em phải tránh mua những đôi giày mềm và mỏng. Những loại giày này không bền nên cũng có ảnh hưởng đến sự phat triển đôi bàn chân của trẻ. Một đôi giày trẻ con tốt thì bề mặt đôi giày phải mềm, phải thoáng khí, đế giày phía trước 1/3 có thể bẻ cong được, phía sau 2/3 thì phải cố định bất động. Giày như vậy mới là giày tốt tiêu chuẩn.

Bàn chân trẻ con, có đứa gày có đứa béo, mu bàn chân hoặc cao hoặc thấp, không thể giống nhau được, chỉ có giày thắt bằng dây mới là giày thích hợp nhất với kiểu chân cố định.

Đối với những trẻ em đang trong thời kỳ lớn lên, tuyệt đối không nên tiếc tiền, tiếc thì giờ mà đi mua đôi giày quá to. Tốt nhất là cứ 3 tháng lại thay cho trẻ một đôi giày, nhiều nhất cũng không nên vượt quá 5 tháng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự lớn lên của đôi chân của trẻ thơ.

Trẻ em không nên đi giày đế cứng để chạy

Trẻ em đi giày đế cứng để chạy sẽ không có lợi cho sự phát triển lơn lên của chúng. Bởi vì vào thời kỳ lớn lên cuả trẻ em, công năng quản lý hệ thống vận động của đại não chưa hoàn thiện, cho nên tính nhịp nhàng của cơ thể và sức mạnh của cơ bắp tương đối yếu. Khi chạy nhanh, toàn thể sức nặng của cơ thể dồn vào đôi chân, khiến cho đôi chân phải chịu một ứng lực vận động rất lớn, như vậy rất dễ làm cho chân bị tổn thương cấp tính hoặc mãn tính. Nếu các em cứ chạy nhanh chạy nhiều dài ngày như vậy, còn ảnh hưởng cả đến việc phát triển bình thường của xương gân nữa.. Cho nên xin đề nghị với các bậc cha mẹ hãy chọn cho con một đôi giày đế mềm vừa chân, tốt nhất đừng để chúng phải đi những đôi giày đế cứng hoặc đế nhựa. Ngoài ra khi các em chạy, tốt nhất nên chạy trên những con đường đất để cho bước chân được nhẹ nhàng.

 

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận