NGUYÊN NHÂN
Armaner Hansen phát hiện ra Mycobacterium leprae gây ra năm 1873. Là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính. Đây là loại trực khuẩn dài 1 — 6 micromet, kháng acid và cồn, bắt màu đỏ khi nhuộm Ziehl và bắt màu Gram (+). Vi khuẩn sản sinh bằng cách phân đôi, chu kỳ sinh sản chậm: 13 ngày. Trong khi đó của lao là 20h và escherichia coli là 20 phút. Người ta đã cấy được M.leprae, mọc ở gan bàn chân con chuột (armadillo).
DỊCH TỄ HỌC
- Đường ra
- Niêm mạc mũi, miệng, hầu, da.
- Sữa, tinh dịch, mồ hôi, phân.
Phong u lây bệnh rất dễ, phong củ không hoặc it lây bệnh.
- Phương thức lây truyền
- Trực tiếp từ người qua người.
- Gián tiếp: Do quần áo, vật dụng, chân đất.
- Trong mọi trường hợp cần phải có sự tiếp xúc lâu dài.
- Đường xâm nhập
- Qua da và niêm mạc xây xát.
- Cơ thể cảm thụ
- Giảm sức đề kháng
- Gặp ở những người nghèo đói
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Thời gian ủ bệnh: Ước tính 3 — 5 năm
- Biểu hiện ngoài da: Gồm các tổn thương cơ bản sau
- Thay đổi sắc tố da: Dát thâm, dát trắng, dát hồng vì tê.
- Củ: Có thể rải rác hoặc đứng từng đám, có bờ rõ rệt, nền cao hơn mặt da, vùng trung tâm trũng xuống và thành sẹo, bờ lan rộng dần, kích thước hình tròn hay bầu dục bằng hạt tấm, hạt đỗ hoặc hạt ngô, sờ vào chắc, châm kim thấy tê.
- Dát thâm nhiễm, mảng thâm nhiễm và u phong:
Hình thù khác nhau: Ăn sâu vào trong bì có khi là vùng da cộm không có giới hạn rõ rệt, thườn đối xứng nhau.
Màu hồng hơi tím, bóng mỡ.
Rối loạn cảm giác thất thường, có khi khống tê.
BH dương tính 100%, xếp thành bó.
- rối loạn cảm giác
- Tê là triệu chứng hay gặp nhất.
- Tê có tính chất đặc biệt:
+ Khu trú ở một vùng da nhất định.
+ Tê từ đầu chi rồi lan đến gốc chi.
+ Châm kim không thấy đau, áp nước nóng vào không biết nóng, tuy vẫn biết có vật chạm vào da.
- Có trường hợp không tê chỉ hơi bì bì hoặc có khi cảm giác lại quá nhạy.
- Rối loạn bài tiết
- Da bóng mỡ do tăng tiết chất bã.
- Da khô do mất hoặc giảm mồ hôi.
- Rối loạn thần kinh
Thường găp nhất là viêm dây thần kinh (dây thần kinh to lên hoặc lệch hình).
- Viêm dây thần kinh trụ là hay gặp nhất.
+ Dây thần kinh trụ to lên, ấn vào đau nhất ở rãnh trụ.
+ Có thể to đều hoặc thành chuỗi hạt.
- Viêm các nhánh dây thần kinh nông thường hay gặp ở cổ, nhất là ở trong phong củ, khi người bệnh quay cổ sang một bên, có thể nhìn và sờ thấy dây thần kinh nổi to lên như một sợi dây thừng.
- Rối loạn vận động (năng hay nhẹ là tuỳ ở mức độ teo cơ và viêm thần kinh)
- Ở chi trên:
+ Teo mô cái, mô út, bàn tay bẹt.
+ Teo cơ liên cốt: mu bàn tay lõm xuống.
+ Tay cò hay vuốt trụ: ở ngón tay đeo nhẫn và ngón út đốt 1 duỗi ra, hai đốt kia quặp lại.
- Ở chi dưới:
+ Các ngón có thể bị co lại, đầu ngốn không chấm xuống đất.
+ Các cơ nhóm trước ngoài cẳng chân bị teo, người bệnh đi như thế nào ?
- Ở mặt: Các cơ bị teo làm cho vẻ mặt đờ ra, mất linh hoạt.
- Rối loạn dinh dưỡng
- Lông mày rụng ở 1/3 ngoài, lông mi, lông nách, vùng sinh dục đôi khi cũng rụng, đặc biệt tóc không rụng.
- Loét ổ gà: Loét tròn hay bầu dục, bờ dốc, đáy nhợt nhạt, nhẵn lì, không đau, hay gặp ở các chỏ tỳ của gót trước, ít khi ở gót sau, xương có thể bị viêm.
- Chín mé: Dai dẳng hàng tháng gây cốt viêm, khi mảnh xương bong ra thì chín mé mới thành sẹo và ngón tay cụt.
- Rụt: Xương thưa rồi tiêu dần, làm cho ngón tay, ngón chân rút ngắn’ lại, móng tay quắp lai như móng chân mèo.
- Những thương tổn ngũ quan
Các thương tổn ngũ quan thường muộn sau các thương tổn ở da.
- Mũi: sổ mũi dai dẳng, chảy máu cam nhiều lần, sống mũi xẹp xuống.
- Miệng và thanh hầu: viêm lưỡi, môi, viêm họng kinh niên, viêm thanh hầu gây khản tiếng.
- Mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, mống mắt thường đưa đến mù mắt.
- Sinh dục: Tinh hoàn to, vú to.
PHÂN LOẠI BỆNH PHONG
- Phong thể I
Tổn thương cơ bản là dát, màu hồng trắng hoặc tâm, thường có một hên.
- Phong thể T
Tổn thương là củ, rang giới rõ, đứng thành đám vòng tròn hoặc bầu dục.
- Phong thể B
Bắt đầu là một dát phẳng, dẫn dần có thâm nhiễm tạo nên nhiễm cộm, bờ không rõ, mềm.
- Phong thể L
Đây là thể phong ác tính, thương tổn tràn lan khắp cơ thể, tổn thương thâm nhiễm hoặc u phong, giới hạn không rõ, đối xứng gặp nhiều ở mặt, tai và đầu chi, da khô.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Hắc lào
- Lang ben
- U xơ thần kinh
- DỊ ứng thuốc
ĐIỀU TRỊ
+ Đối với người lớn:
Rifampicine: 600mg tháng uống 1 lần, có giám sát.
Dapson: 100mg uống hàng ngày.
+ Đối với trẻ em từ 10 — 14 tuổi:
Rifampicine 450mg tháng uống 1 lần, có giám sát.
Dapson (DDS): 50mg uống hàng ngày.
+ Đối với trẻ dưới 10 tuổi
Rifampicine 300mg tháng uống 1 lần, có giám sát.
Dapson (DDS): 25mg uống hàng ngày