Bé 3 tuổi và sau 3 tuổi: đặc điểm và tâm lý trẻ

Chăm sóc bé

Những lứa tuổi đã mang lại cho Bé nụ cười, tình cảm, trí khôn và tiếng nói. Tới 3 tuổi, Bé lại có thêm trí tưởng tượng. Để trí tưởng tượng của mình thêm phong phú, Bé thích nghe kể truyện. Mới đầu, Bé bằng lòng nghe bất cứ truyện gì, nhưng về sau Bé muốn được nghe theo yêu cầu của mình. Thí dụ : Bé A muốn mẹ kể truyện con sư tử, con cá sẫu và con khỉ. Một lần khác, Bé yêu cầu : “Bố kể truyện con thỏ lạc trong rừng đi”. Bé B muốn nghe loại truyện buồn; có thật. Bé c lại yêu cầu kể truyện nào nghe xong thấy sợ. Còn Bé D thì tối nào cũng muốn mẹ kể lại truyện Tấm Cám v.v…

  • Kể chuyện cho trẻ em

Thời gian kể chuyện cho các cháu thích hợp nhất là vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Bố, mẹ bận bịu suốt ngày bây giờ mới có thời gian rảnh rỗi. Bé thích bố hay mẹ ngồi ở đầu giường, cầm tay Bé rồi kể chuyện cho Bé nghe. Nhiều lần, giọng kể chuyện êm đềm đó đã đưa Bé vào giấc ngủ.

Để giữ bố, mẹ, anh, chị, ông, bà hoặc người thần ngồi lại với mình, Bé có rất nhiều cách. Nếu người kể chuyện ngưng kể, thì Bé hỏi : “Rồi sao nữa, hả mẹ ?” hoặc hỏi sâu vào chi tiết của sự việc như : “Ở đâu ? Lúc nào ? Làm thế nào ?”. Nếu người kế muốn thôi, thì Bé nằn nì kiểu : “Mẹ kể một chuyện nữa thôi mà”, hoặc : “Con chỉ muốn nghe hết chỗ này thôi. Con hứa đúng như vậy. Mẹ kế nốt đi, mẹ !”.

Đối với các trẻ ở tuổi mê nghe chuyện, người lớn bao giờ cũng bắt đầu bằng câu : “Ngày xưa…” đầy hấp dẫn. Những câu chuyện kể có thể là những truyện cổ tích bạn đã đọc, nhưng cũng có thể là những truyện ngắn tự bạn nghĩ ra để giáo dục Bé một điều gì đây.

Nhựng truyện thích hợp với các cháu, thường có các đặc điểm như sau :

  • Các nhân vật trong truyện là những người, con vật, dụng cụ mà trẻ đã được nhìn thấy trong đời sống hoặc qua tranh ảnh như : bà tiên hiền dịu, con sói độc ác, con thỏ tinh ranh, cái xe kêu cút kít v.v…
  • Trong câu chuyện, tính tình nhân vật phải giữ nguyên không đổi, từ đầu tới cuối. Thí dụ : ở đầu truyện con cáo đã độc ác thì cho tới cuối vẫn ác để rồi bị trừng phạt.
  • Các hành động trong truyện kể phải xảy ra nhanh, đơn giản không cần phải giải thích nhiều. Thỉnh thoảng nên tạo ra những sự việc đột xuất, để có dịp dùng tới các từ “bỗng nhiên”, “bất chợt”, làm cho trẻ em chú ý. Thí dụ : Mèo con quên lời mẹ dặn, vì ham chơi nẻn chui ra ngoài vườn chạy tung tăng. Mèo con nghĩ : “Có gì nguy hiểm đâu mà mẹ cứ sợ !”. Bỗng nhiên, Thần gió xuất hiện thổi vù vù khiến Mèo con bị ho…
  • Bé thích các nhân vật hoạt động, biết bay, chạy nhanh; các con đường đẹp; các con thú gây sợ như cá sấu, trâu nước, sư tử; các thú hiền lành như mèo, thỏ…; các nhân vật được nói tới nhiều trong truyện cổ tích : bà tiên, chú lùn, người đi hia 7 dặm .
  • Bé thích lúc kết cục : người hiền thắng kẻ ác; người yếu nhưng tốt thắng kẻ ác dù khỏe hơn; các nhân vật là trẻ em xuất hiện cứu được các người đang gặp hoàn cảnh khó khăn.

Trẻ em là các thính giả dễ tính, nhiệt tình, sẵn sàng nghe tất cả các truyện do người lớn kể.

Các cháu cũng thích tự đặt những tình huống, thích tưởng tượng. Bởi vậy, Bé rửa mặt, mặc quần áo, cho ăn, dỗ dành búp bê đi ngủ, khen, mắng, dọa phạt búp bê hệt như người lớn đã từng thực hành với Bé.Mối nguy hiểm tại nhà cho trẻ

Đứa trẻ nào cũng có máu kịch sĩ, muốn mình là anh hùng trong các truyện phiêu lưu, mạo hiểm; muốn thành hoàng tử hay công chúa trong những câu chuyện thần tiên. Nhiều lúc, Bé tưởng tượng mình là người đua xe, là phi công, là nhà du hành vũ trụ. Các bé gái thường đóng vai trò làm mẹ, làm nữ y tá, làm vũ công.

Có lúc, Bé phân vai với cả bố, mẹ, anh, chị. Bé bảo với anh : “Em làm công an còn anh làm quân gian nhé” hoặc nói với mẹ : “Mẹ làm em bé để con làm mẹ nhé !”, “Bé nằm xuống để “mẹ” cởi giày nào !”. Nếu bà mẹ trả lời : “Nếu mẹ làm búp bê thì làm sao nằm vào cái giường nhỏ kia được ?”, Bé đáp : “Mẹ cứ nằm đây cũng được. Giả bổ thếthổi mà !”.

Câu trả lời trên chứng tỏ Bé nhận định được rõ ràng cái giả và thật trong cuộc chơi. Như vậy thì Bé có tin vào truyện cổ tích và những câu chuyện do bố mẹ kể không ? Có và không !

Tới một lúc nào đó, Bé biết rằng những truyện kể có thể không có thật, nhưng tình cảm của những nhân vật trong truyện thì có thể là có thật. Điều này cũng giống như người lớn đi coi hát, kịch, phim… khóc theo nhân vật và khen các diễn viên đóng giỏi quá ! Khi chơi trò bắt quân gian hay đánh trận giả, lúc xung phong, lúc rút lui, các cháu vừa là diễn viên vừa là người đi coi, tưởng tượng như “quân ta và quân địch” đang quần nhau thật.

Trẻ em có trí tưởng tượng rất phong phú. Tuy các cháu phân biệt được những truyện thật và những truyện giả, nhưng đôi khi các cháu vẫn để mình bị lôi cuốn theo trí tưởng tượng của chính mình. Bởi vậy, nếu một hôm nào đó, Bé kể với bố mẹ một câu chuyện gì lạ tai, đừng nên vội mắng Bé là nói dối. Nên hiểu rằng, Bé đang sống trong sự tưởng tượng. Thí dụ, Bé kể với mẹ rằng hôm nay, ở nhà trẻ, Bé đã nói chuyện với một con búp bê, lớn như Bé, rất đẹp và nói được như Bé. Nên hiểu rằng, đó là con búp bê mà Bé vẫn hằng mơ ước.

Những câu hỏi của trẻ em

Trẻ em hay hỏi. Những câu hỏi thường có phần cuối…. “để làm gì ?” và “… là cái gì ?”. Thí dụ :

  • Bố ơi, cái máy trong ô tô để làm gì ?
  • Để làm xe chạy.
  • Mẹ ơi, điện dùng làm gì ?
  • Để thắp sáng.

hoặc :

  • Bố ơi, trực thăng là cái gì ?
  • Nó giống như cái máy bay, không có cánh mà cánh quạt lại ở trên đầu.

Những câu trả lời của người lớn thường có câu : “Để làm” và “giống như”. Trẻ em sẽ bắt chước dùng các từ đó cùng với trí tưởng tượng của mình để giải thích hoặc định nghĩa các vật theo sự suy luận của cá nhân.

Hai đứa trẻ hỏi nhau :

  • Con voi thế nào ?
  • Nó giống như con chuột ấy !
  • Tại sao lại giống con chuột ?
  • Vì lông của nó mầu xám !

Bé A. hỏi mẹ :

  • Ai đẻ ra gà con hả mẹ ?
  • Gà mẹ.
  • Ai đẻ ra bò con ?
  • Bò mẹ.
  • Thế thì con biết rồi. Mẹ của nước là cái vòi !

Từ 3 tuổi, Bé bắt đầu hỏi để biết về mọi người trong gia đình, như:

  • Chú Ba là ai, hả mẹ ?
  • Chú là em của bố.
  • Thế còn bà nội ?
  • Bà là mẹ của bố.

Dần dần, Bé sẽ hỏi thêm về số tuổi của mỗi người, về nghề nghiệp, về chỗ ở, về quan hệ giữa người này với người kia và với Bé.

Trẻ con nào cũng có sự thắc mắc :

  • Mẹ ơi, trước khi mẹ sinh con thì con ở đâu ?
  • ở trong bụng mẹ.
  • Thế trước khi ở trong bụng mẹ ? v.v…

Sự ra đời của con mèo, con chó trong nhà; một người quen với gia đình có bầu; mẹ sinh em bé v.v… đều là những sự việc mà Bé muốn biết tại sao và muốn được giải thích. Tuy vây, phần lớn các cháu đều dễ dàng bằng lòng với lời giải thích tùy ý của người lớn về những vấn đề tế nhị này.

  • Bé thích gì khi 3 tuổi ?
  • Thích chơi với trẻ lớn tuổi hơn.
  • Thích coi những nơi có các máy móc to cao, gây nhiều tiếng động.
  • Thích săn sóc các thú vật nuôi trong nhà như : chó, mèo, chim…
  • Thích vẽ. Nên cung cấp giấy, bút và chỉ dẫn cho Bé vẽ để Bé khỏi vẽ lên tường.
  • Thích xem cảnh máy bay trong sân bay và tàu thủy ở bến cảng.
  • Những đồ chơi thích hợp với trẻ lên 3 đã được trình bày trong mục đồ chơi.
  • Một chút khủng hoảng về tâm lý

3 tuổi là độ tuổi mà phần phát triển cơ bản của trẻ đã gần như hoàn hảo : có 20 răng, biết đi, biết nói, sử dụng tay, chân khéo léo trong các động tác cần thiết trong sinh hoạt, có thể mặc lấy quần áo…

Về trí khôn, Bé đã có nhiều khả năng giao tiếp với mọi người : có trí nhớ, khả năng thông cảm, xét đoán, biết điều phải, điều trái, có ý chí, có trí tưởng tượng.

Tới một ngày nào đó, Bé chợt nhận xét thấy sự sinh hoạt của mình trong gia đình không giống như bố mẹ (nhất là trường hợp các đứa con đầu, chưa có em) : bố mẹ thường ở bên nhau nhiều thời gian hơn là cùng với Bé và sau một ngày, kết cục Bé lại phải ngủ một mình !

Những nhận xét đó làm chớm lên trong Bé cảm tưởng như “ghen” với bố mẹ. Từ đó, nếu là trai, Bé sẽ bám lấy mẹ nhiều hơn, nếu là gái, Bé sẽ bám lấy bố và thường hờn dỗi, vào buổi tối không chịu rời bố. Có bé khéo hơn, chỉ năn nỉ mẹ kể chuyện, thêm một truyện nữa, rồi lại thêm một truyện nữa. Cuối cùng, Bé mới bảo : “Bé muốn mẹ ở với Bé, không muốn mẹ ra với bố đâu !”.

Theo các nhà tâm lý học thì giai đoạn khủng hoảng tâm lý này sẽ tự nhiên mất đi khi đứa trẻ đủ vững vàng chấp nhận một sự thật là trong xã hội quanh Bé, có nhiều người lớn củng có những mối liên lạc đặc biệt với nhau về tình cảm, và tự an ủi rằng : khi nào mình thành người lớn, mình mới được như thế. Giai đoạn này qua đi cũng đánh dấu một bước lớn thêm của Bé.

Nhìn chung thì các trẻ em đều trải qua các thời kỳ phát triển như nhau về cơ thể cũng như về trí khôn trong những năm đầu, như chúng ta đã biết. Nhưng chúng không giống hệt nhau. Vì, khi ra đời, mỗi đứa trẻ còn mang theo trong người những đặc điểm của 2 dòng máu bố và mẹ. Khi lớn lên, mọi người sẽ dần dần nhận thấy Bé có nét này giống bố, nét kia lại giống mẹ. Ngoài ra, xã hội và điều kiện sống nơi Bé sinh trưởng cũng ảnh hư” nhiều tới việc hình thành nhân cách của Bé sau này như : Bé sống ở thành phố hay thôn quê, có mẹ thường vui vẻ hay tính tình trầm lặng, Bé là con gái độc nhất trong số 4 đứa con, hay là con trai đầu lòng, ở nơi nhiều ánh nắng mặt trời hay cả năm toàn sương mù…

Bởi vậy, nếu bạn có con, hãy tin chắc rằng: trên đời này, chẳng có đứa trẻ thứ 2 nào giống như con mình cả !

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận