Biểu hiện nhiễm HIV/AIDS và chẩn đoán điều trị

Bệnh truyền nhiễm

ĐẠI CƯƠNG:

Nhiễm HIV thường không có triệu chứng.

Biểu hiện lâm sàng của AIDS thường là biểu hiện của các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và các biểu hiện liên quan đến các rối loạn miễn dịch.

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS gặp ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Lâm sàng:

  • Giai đoạn sơ nhiễm: 20 – 50 % có biểu hiện lâm sàng.

Hội chứng giả bệnh tảng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc giả cúm:

+ Sốt 38 – 40 0C hoặc sốt nhẹ thất thường.

+ Đau đầu mệt mỏi, đau nhức mình mẩy + Hạch sưng vài nơi (cổ, nách).

+ Phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da

Một số trường hợp thấy có biểu hiện của viêm màng não nước trong.

Các biểu hiện trên sẽ hết sau 7 – 10 ngày, sau 3 – 18 tháng mới có kháng thể đặc hiệu trong máu.

  • Giai đoạn nhiễm HIV ko có triệu chứng: kéo dài từ 5 đến 20 năm có 3 xu hướng:

Hoặc trở thành người mang HIV kéo dài trong rất nhiều năm nhưng vẫn khỏe mạnh.

Hoặc HIV diễn biến tự nhiên trong cơ thể, tiêu hủy dần các tế bào miễn dịch, diễn biến dai dẳng rồi thành bệnh nhân AIDS trong vòng 5-7 năm

Hoặc nhiễm HIV diễn biến thành AIDS trong 1-2 năm ở những người bị nhiễm tiếp tục có những hành vi nguy cơ cao.

  • Giai đoạn bệnh hạch dai dẳng toàn thân (giai đoạn cận  AIDS):

Sưng hạch toàn thân dai dẳng:

+ Thường sưng hạch vùng cổ và nách.

+ Hạch to 1 – 3 cm, ko đau, di động dễ.

+ Sinh thiết hạch thấy hiện tượng tăng sinh.

+ Chỉ chọc hạch để phân biệt nếu nghi do lao hạch hay ung thư. Nếu hạch teo nhỏ thì diễn biến thành AIDS nhanh hơn.

Sụt cân: thường sụt> 10% trọng lượng cơ thể không có lý do

sốt kéo dài > 38oC mà không rõ nguyên nhân.

Ngứa dai dẳng, dùng thuốc chống ngứa ko khỏi.

Có thể có biểu hiện ho dai dẳng, kéo dài, tiêu chảy kéo dài ko rõ nguyên nhân.

  • Giai đoạn biểu hiện AIDS:

Biểu hiện các nhiễm trùng cơ hội:

Nguyên nhân Cơ quan bị tổn thương Lâm sàng Xử trí
Candida Miệng, thực quản. Đau rát miệng, mảng trắng… Mycelex.

Nistatin

Cryptococcus Hệ TKTW Phổi Nhức đầu, buồn nôn, động kinh…

Viêm phổi, ho, khố thở

Amphotericin B. Ketoconazol.

5 – Flourotyrosin

P.Carinii Phổi Sốt, ho, khố thở, mệt Bactrim

Pentamidine

Toxoplasma Hệ TKTW Apxe não, thất ngôn Pyrimetamine

Sulfadiazine

Crypt.enteritis Phổi

Ông tiêu hóa.

Viêm phổi. ỉa chảy Bồi phụ nước, điện giải
M.avium Tủy xương, hạch gan. Sốt, sụt cân, thiếu máu Ethambutol
M.Tuberculosis Phổi, hạch, xương, ruột.. Sốt, ho, viêm các bộ phân Streptomycine
Cytomegalovirus Hệ TK, phổi, mắt VMN, ho, khố thở, mất thị lực Gancyclovir
Herpes Hê TK VN – MN, zona Acyclovir.
Papovavirus Da, niêm mạc U nhầy lây
Spumavirus Sinh duc Sùi mào gà.

Các ung thư:

Sarcome Kaposi: là ung thư nội mạc, những mảng sắc tố màu tím màu hông hay màu nâu trên da, dễ di căn vào niêm mạc ống tiêu hóa, phổi hạch

Các u lympho: u các tổ chức tế bào lympho đa số là nguyên phát

Các biểu hiện liên quan đến rối loạn miễn dịch:

  1. Viêm phổi kẽ tăng lympho
  2. Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển
  3. Xuất huyết giảm tiểu cầu

Chẩn đoán:

Người nhiễm HIV:

Không có biểu hiện lâm sàng nên chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm.

Các xét nghiệm phát hiện kháng thể

+ Xét nghiệm tìm kháng nguyên P24 + Xét nghiệm tìm kháng thể nef

XN phát hiện kháng thể không có ý nghĩa chẩn đoán trong thời kỳ cửa sổ hoặc ở trẻ sơ sinh.

  1. Phản ứng khuếch đại chuỗi.
  2. Nuôi cấy

Chẩn đoán bệnh nhân AIDS:

Khi ko có bất kỳ xét nghiệm gì về HIV có thể dùng các dấu hiệu theo tiêu chuẩn WHO đưa ra tại Bangai(1988):

Ngưới lớn Trẻ em
Dấu hiệu chính – Sụt cân > 10% trọng lượng cơ thể

– ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng

– Sốt dai dẳng kéo dài trên 1 tháng

– Sụt cân hoặc phát triển châm bất thường

– ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng

– Sốt kéo dài trên 1 tháng

Dấu hiệu phụ – Ho kéo dài trên một tháng

– Viêm da ngứa toàn thân

– Herpes Zoster tái phát

– Bệnh hạch dai dẳng toàn thân

– Bệnh hạch dai dẳng toàn thân

– Nhiễm nấm tưa ở hầu họng

– Nhiễm khuẩn thông thường tái phát

– Ho dai dẳng kéo dài trên một tháng

– Mẹ được khẳng định nhiễm HIV

Nếu có 2 dấu hiệu chính + 1 dấu hiệu phụ ở người lớn và 2 dấu hiệu chính + 2 dấu hiệu phụ ở trẻ em và loại trừ các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch khác hoặc bị sarcome kaposi hay bị viêm màng não do nấm Cryptococus neoformans là đủ để chẩn đoán trường hợp đó bị AIDS

XN HIV ( + ) + 1 trong các nhiễm khuẩn cơ hội

Khi đếm được tế bào TCD4, TCD8: Tất cả các trường hợp nhiễm HIV có số lượng lympho TCD4 < 200/ mm3 hoặc có một nhiễm trùng cơ hội đều được chẩn đoán là Aids.

Điều trị:

  • Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Việc điều trị chủ yếu nhằm:

+ Hạn chế sự nhân lên của Virus bằng cách dùng các thuốc ức chế men sao chép ngược và phục hồi miễn dịch.

+ Điều trị các nhiễm trùng cơ hội.

  • Các thuốc điều trị:

Thuốc chống Retrovirus

Phác đồ: 3TC, d4T hoặc AZT

Thuốc kích thích miễn dịch

Điều trị các khối u:

Sarcoma Kaposi:

Interferon alpha 2B có thể được dùng ở những bệnh nhân TCD4 > 200/mm3 không có nhiễm trùng cơ hội xác định được.

  • Điều trị tại chỗ dùng quang tuyến, phẫu thuật hoặc hóa trị liệu, đa hóa trị liệu.

U lympho:

Các u lympho ở não có thể dùng quang tuyến liệu pháp.

Các u lympho không phải Hodgkin có thể dùng đa hóa trị liệu….

Nguyên

nhân

Samonella (S. typhy murium và S.enteritidis) Độc tổ tụ cầu Clostridium

perfringens

Bacillus cereus Vibrio

parahaemolyticus

Campylobacter

jejuni

EHEC
Nguồn

bệnh

Súc vật, đặc biệt gia cầm, trứng, thức ăn bị ô nhiễm – Uống sữa tươi của bò viêm tuyến vú do tụ cầu (VK vào sữa)

– Người nấu ăn bị tụ cầu da (đưa Vi khuẩn vào thức ăn)

Thức ăn bị ô nhiễm nấu không chín, hâm lại Thịt, rau, đậu, hạt khô, ngũ cốc bị nhiễm Hải sản tươi sống, ko nấu chín (hay ở vùng gần bờ biển) Thịt gia cầm Salat, fomat, thịt, nước
Lâm

sàng

– ủ bệnh 12 – 24h

– Sốt

– ỉa chảy mất nước

– Chuột rút

– Giả viêm ruột thừa

– Bệnh cảnh viêm loét kết tràng (hiếm)

– ủ bệnh ngắn : 2-6 h

sau nhiễm

– Khởi phát đột ngột: viêm dạ dày ruột cấp: đau bụng, ỉa chảy, phân tóe nước, nôn, khát nước.

– Phân: nhiều nước, ko máu mũi, không mót rặn

– Ko sốt.

– Có thể trụy mạch, hạ huyết áp.

– ủ bệnh 2-24h

– Ko sốt

– ỉa chảy phân nhiều nước

– ủ bệnh 3 – 6h (nôn, buồn nôn) hoặc 12- 24h (ỉa chảy nổi bật)

– Ko sốt

– Chẩn đoán dựa vào dịch tễ (có vụ dịch)

– ủ bệnh 10-12h

– Có thể sốt, rét run.

– ỉa chảy tóe nước

– Đau bụng, nôn

– ủ bệnh: 1-3 ngày

– Sốt,

– Đau bụng

– ỉa chảy

Hội chứng ỉa chảy phân nhầy máu mũi
XN – Soi tìm BC trong phân (trung tính).

– Cấy phân tìm

vK.

Ko thấy Vi khuẩn trong phân – Cấy phân để phân lập vi khuẩn

– Định lượng độc tố

– Ko có bạch cầu trong phân

Phân lập Vi khuẩn (nồng độ cao mới có ý nghĩa) – Nuôi cấy phân Cấy phân XN nuôi cấy phân trên môi trường đặc biệt
Điều

trị

Ciprofloxacin 0.5g x 2v/ngày x 3 ngày Ko dùng kháng sinh Điều trị triệu chứng, ko điều trị đặc hiệu Tetracyclin 1g/ngày x 5-7 ngày Erythromycin 1g/ngày x 5-7 ngày Ciprofloxacin 0.5g x 2v/ngày x 3 ngày

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận