Trang chủThuốc Tân dượcThuốc FTC - Emtricitabine (Emtriva™), TDF (Tenofovir - Viread™)

Thuốc FTC – Emtricitabine (Emtriva™), TDF (Tenofovir – Viread™)

FTC – Emtricitabine (Emtriva) là một dẫn chất cytidine, có cấu trúc sinh hóa khá giống 3TC nhưng có thời gian bán hủy dài hơn. Thuốc có khả năng dùng ngày 1 lần. Tương tự như 3TC, thuốc có tác dụng với HBV, dung nạp tốt và ít tương tác (Frampton 2005). Thuốc có ái tính thấp với polymerase ty thể nên nguy cơ gây độc tính ty thể là ít. Trong các nghiên cứu đơn trị cũng như nghiên cứu phối hợp với AZT, FTC cũng có hiệu quả tương đương 3TC (Rousseau 2003, Benson 2004). Tuy nhiên, cũng giống như 3TC hiệu lực của thuốc cũng bị hạn chế do đột biến gen ở vị trí M184V.

Sau những dữ liệu của nghiên cứu FTC-301, thuốc được cấp phép nhanh chóng vào năm 2003 (Saag 2004). Đây là nghiên cứu ngẫu nhiên, mù kép đã chỉ ra rằng FTC rõ ràng có hiệu quả và dễ dung nạp hơn hẳn d4T (Gallant 2006), cho dù điều này không phải là do sự khác biệt giữa FTC và 3TC. Nghiên cứu ALIZE đã xác nhận khả năng dung nạp lâu dài và hiệu lực của dạng phối hợp FTC+ddI+efavirenz uống ngày một lần (Molina 2005).

Ngày nay, FTC thực sự đã trở thành một thành phần quan trọng trong công thức điều trị HAART đặc biệt là các công thức uống ngày một lần khiphối hợp với tenofovir (Truvada™). Ngược lại, FTC mình nó thì có rất ít vai trò.

TDF (Tenofovir – Viread) đóng vai trò như một thành phần ngăn chặn “giả”  tác động vào enzyme sao chép ngược tương tự như các thuốc dạng nucleoside. Tuy nhiên, ngoài đường pentose và base nucleic, do được monophosphoryl hóa nên nó được xếp vào nhóm thuốc tương tự nucleotide. Mô tả thực bản chất thì phải gọi nó là tenofovir DF (disoproxil fumarate = TDF) để chỉ dạng phosphonat, dạng này sẽ được enzyme estease huyết thanh tách thành phần phosphonat và lại được tái hoạt hóa trong nội bào thông qua 2 bước phosphoryl hóa (Robbins 1998).

Trong nghiên cứu 902 và 907, tenofovir được thêm vào thành phần HAART hiện thời và giúp giảm tải lượng virus xuống khoảng 0,6 log sau 48 tuần (Schooley 2002, Squires 2003).

Tenofovir được dung nạp khá tốt: tác dụng phụ cũng thấp như ở nhóm giả dược. Nghiên cứu 903 so sánh tenofovir với d4T ở bệnh nhân chưa từng điều trị đã thấy hiệu quả ít nhất cũng tương đương (Gallant 2004). Tuy nhiên tỷ lệ mắc viêm đa dây thần kinh và rối loạn lipid giảm rõ rệt. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu in vitro khi thấy dạng tenofovir phosphoryl hóa có ái lực thấp với enzyme polymerase của ty thể (Suo 1998). Nhờ những dữ liệu lâm sàng có tính thuyết phục và giấy phép được cấp từ năm 2001 làm cho thuốc được sử dụng rất rộng rãi hiện nay. Ngoài ra trong nghiên cứu 934, TDF+FTC tỏ ra tốt hơn hẳn AZT+3TC (Gallant 2006), đặc biệt nhờ các lợi điểm về khả năng dung nạp thuốc.

Việc sử dụng thuốc này rộng rãi đã làm lộ ra một số vấn đề rắc rối. Cần tránh phối hợp tenofovir + ddI do nhiều lý do (xem “Các phác đồ bậc 1 có vấn đề”). Một tương tác không mong muốn khác với atazanavir  khiến thuốc PI này cần được làm tăng nồng độ (boosted) bằng ritonavir (Taburet 2004). Hiệu quả kém của liệu trình điều trị 3 thuốc “nuke” chứa tenofovir đã được khẳng định. Nếu việc thất bại điều trị về mặt virus học xảy ra thì thường là do đột biến ở vị trí K65R, một đột biến kháng thuốc nucleosside khó giải quyết.

Tuy nhiên nguy cơ tiềm tàng gây độc thận là một vấn đề nghiêm trọng đối với tenofovir (xem chương “HIV và bệnh thận), nó gây rối loạn chức năng thận từ mức nhẹ đến trung bình (Gallant 2005, Mauss 2005, Thompson 2006, Heffelfinger 2006). Các rối loạn chức năng  thận ở mức nặng là rất hiếm. Trong nhóm thuần tập Thụy Sỹ, 46 trong số 2592 bệnh nhân (1,6%) phải ngừng TDF do độc tính thận, trung bình sau khoảng 442 ngày (Fux 2007). Một  số ca suy thận do tenofovir cũng đã được báo cáo, một phần trong bệnh cảnh của hội chứng Fanconi – một khiếm khuyết của vận chuyển chất ở ống lượn gần (Karras 2003, Schaaf 2003, Peyriere 2004). Bệnh nhân có bệnh thận cũng cần tránh điều trị bằng tenofovir, hoặc ít nhất cần giảm liều (Xem chương “Các thuốc”). Bệnh nhân cao tuổi hoặc nhẹ cân cũng thuộc nhóm nguy cơ (Crane 2006), cho dù không thể dự đoán bệnh nhân nào là có nguy cơ. Theo những dữ liệu hiện nay việc kiểm tra chức năng thận thường quy là điều quan trọng đối với bệnh nhân được điều trị với tenofovir.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây