Tiếng thứ nhất mạnh lên
- HẸP VAN HAI LÁ: tiếng thứ nhất vang và đanh ở người bị bệnh van hai lá là do van bị cứng do bị viêm. Tiếng thứ nhất mạnh lên và nghe như tiếng vang kim loại gọi là tiếng vang (“clac”) đóng van hai lá và là triệu chứng của hẹp hai lá. Trong một số trường hợp, có kèm theo rung tâm thu có thể sờ thấy ở vùng mỏm tim.
- TĂNG LƯU LƯỢNG TIM (tim bị kích thích, ưu năng tuyến giáp, sốt, gắng sức): khi áp suất trong tâm thất tăng rất nhanh, các van nhĩ – thất đóng lại nhanh và mạnh ở đầu thời kỳ tâm thu.
- THAY ĐỔI ĐỘ VANG TIẾNG THỨ NHẤT: trong nhịp chậm có bloc nhĩ- thất hoàn toàn, người ta thấy cường độ tiếng thứ nhất có những thay đổi rõ, thỉnh thoảng lại mạnh lên (cú đại bác). Thay đổi cường độ là do tâm thất đầy không đều, tuỳ theo co bóp của tâm nhĩ so với tâm thất.
- THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ TIÊNG THỨ NHẤT TRONG RUNG NHĨ: tình trạng đầy máu của tâm thất quyết định cường độ của tiếng tim thứ nhất. Do đó, sau thời kỳ tâm trương kéo dài thì tiếng thứ nhất mạnh hơn.
- THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ TIÊNG THỨ NHẤT TRONG NHỊP NHANH THẤT: trong trường hợp này thì cường độ tiếng thứ nhất cũng phụ thuộc vào tình trạng đầy máu của tâm thất.
- KHOẢNG P – R NGẮN LẠI (xem nhịp nút).
- TIẾNG THỨ NHẤT VANG ở ổ VAN BA LÁ: hẹp van ba lá, thông liên nhĩ và huyết áp động mạch phổi cao do các nguyên nhân khác nhau.
Tiếng thứ nhất bị yếu đi: phải giảm rõ rệt mới có ý nghĩa. Gặp trong suy cơ tim, tình trạng sốc và nhồi máu cơ tim. Tiếng thứ nhất cũng có thể bị yếu đi trong các bệnh van động mạch chủ và trong bloc nhĩ-thất không hoàn toàn (P- R dài).
Tiếng thứ nhất phân đôi: tiếng thứ nhất bị tách ra làm hai phần bằng nhau, ở giữa có một khoảng im lặng. Trên tâm thanh đồ, ở vị trí tiếng thứ nhất có hai nhóm sóng riêng biệt. Người ta phân ra:
- PHÂN ĐÔI SINH LÝ: thường nghe thấy tiếng thứ nhất phân đôi ở mỏm tim hoặc hơi vào phía trong một chút ở người trẻ, có vẻ lành mạnh hoặc ở người dễ xúc động, tiếng tim thay đổi theo động tác thở.
- PHÂN ĐÔI BỆNH LÝ
+ Hẹp hai lá: tiếng do tâm nhĩ co bị mạnh lên nên nghe thấy được. Nghe thấy trong phì đại tâm nhĩ vì tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất mạnh hơn.
+ Hai tâm thất bóp không đồng thời (bloc nhánh, ngoại tâm thu); do hai tâm thất không bóp đồng thời nên van hai lá và van ba lá cũng không đóng lại đồng thời. Tiếng thứ nhất phân đôi nghe thấy ở mỏm tim hoặc hơi vào phía trong thường có kèm theo cả tiếng thứ hai phân đôi.
+ Tiếng đóng van tổ chim giữa tâm thu\ khi có tăng áp suất ở vòng tiểu tuần hoàn hoặc ở vòng đại tuần hoàn, trong hẹp van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi, có thể nghe thấy rõ tiếng thứ nhất bị phân đôi ở đáy tim, thành phần thứ hai của tiếng thứ nhất vang, đanh, đôi khi sờ thấy rung.