Các tiếng thổi khi nghe tim

Bệnh tim mạch

Các tiếng thổi giống như tiếng luồng gió đi qua bễ. Trong một thời gian dài, nghiên cứu các tiếng thổi của tim đã là cơ sở chính và gần như chỉ để chẩn đoán các bệnh tim.

Mô tả các tiếng thổi

VỊ TRÍ TIẾNG THỔI TRONG CHU KỲ TIM: sau khi đã nhận biết được tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai, và nếu cần thì bắt động mạch cảnh (tương ứng với tiếng thứ nhất), có thể xác định tiếng thổi là tiếng thổi tâm thu trương hay tiếng thổi tâm trương hay tiếng thổi liên tục.

Trong các trường hợp khó, cách duy nhất để xác định vị trí của tiếng thổi là ghi đồng thời tâm thanh đồ và điện tâm đồ.

ĐẶC ĐIỂM VỀ ÂM CỦA TIẾNG THỔI

  • Độ cao: là tần số các rung động được nghe thấy. Các tiếng thổi có âm cao nhất là tiếng thổi tâm trương của động mạch chủ, các tiếng thổi trầm nhất là tiếng rung tâm trương của van hai lá. Để nghe các tiếng thổi tâm trương của động mạch chủ nên dùng chụp nghe có màng, với tiếng rung tâm trương thì nên dùng chụp nghe không có màng hoặc nghe trực tiếp.
  • Cường độ: phụ thuộc vào biên độ của rung động. Rõ ràng là chỉ có thể xác định chính xác biên độ này ở nguồn phát sinh rung động tức là ở bên trong tim. Cường độ tiếng thổi phụ thuộc vào độ truyền âm của các mô nằm giữa tim và ống nghe cũng như vào khoảng cách từ tim đến thành ngực. Khoảng cách này thay đổi theo tư thế đứng hoặc nằm, nằm ngửa hay nằm nghiêng sang trái. Mặt khác, cường độ tiếng thổi có thể tăng hoặc giảm từ từ. Cường độ tiếng thổi có thể được chia theo thang 6 bậc như sau:

Độ 1: tiếng thổi rất khó nghe.

Độ 2: tiếng thổi được nghe thấy một cách dễ dàng.

Độ 3: có cường độ trung gian.

Độ 4: tiếng thổi mạnh.

Độ 5: tiếng thổi rất mạnh.

Độ 6: tiếng thổi mạnh đến nỗi vẫn nghe thấy được khi ống nghe không sát lên thành ngực.

  • Âm sắc: liên quan đến sự trộn lẫn các rung động tạo thành tiếng thổi. Âm sắc làm cho tiếng thổi có tính chất riêng; ví dụ, tiếng thổi rít như tiếng luồng hơi nước phun, tiếng thổi êm, tiếng thổi thô ráp, tiếng thổi thánh thót hay giống tiếng chim kêu.

 

VỊ TRÍ VÀ LAN TRUYỀN: cần xác định vị trí nào trên lồng nghực là nơi nghe được tiếng thổi rõ nhất và tiếng thổi lan theo hướng nào.

Vị trí các tiếng thổi thường được xác định theo các điểm là các ổ van tim. Hướng lan thường theo chiều dòng máu đã tạo ra tiếng thổi.

THAY ĐỔI TIẾNG THỔI: tính chất của tiếng thổi được nghiên cứu trong các điều kiện sau:

  1. Gắng sức nhẹ: nhất là ở người trẻ. Tiếng thổi tâm thu có thể xuất hiện 1 – 2 phút sau khi gắng sức. Đôi khi, có thể phát hiện được tiếng thổi tâm trương không có lúc nghỉ ngơi, nhất là tiếng rung của van hai lá. Tốc độ máu tăng là nguyên nhân gây ra các tiếng thổi này.
  2. Thay đổi tư thế: đứng đôi khi làm xuất hiện tiếng thổi tâm trương của động mạch chủ, nếu bệnh nhân cúi ra trước thì tiếng thổi rõ hơn.
  3. Nhịn thở sau khi đã hít vào: thường làm tăng các tiếng thổi tâm thu ở tim phải (van động mạch phổi và van ba lá) và làm giảm tiếng thổi ở tim trái (van động mạch chủ và van hai lá). Nghiệm pháp này giúp phân biệt tiếng thổi van ba lá (mạnh lên) và tiếng thổi van hai lá (yếu đi).

GHI CHÚ – Phương pháp nghe các tiếng thổi bớt quan trọng vì hiện có các phương pháp thăm dò tim không gây chấn thương và có gây chấn thương. Với các phương tiện hiện đại đó, việc xác định vị trí, hướng lan, cường độ và sự thay đổi tiếng thổi giảm phần quan trọng nhưng thời điểm xuất hiện tiếng thổi vẫn giữ nguyên giá trị chẩn đoán.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận