Điều trị bệnh Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh tiêu hóa

Đại cương

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản, có khi lên tận miệng mà người bình thường không có. Nếu sự trào ngược không lên đến miệng thì người bệnh dễ bỏ qua không nhận thấy, chỉ đến khi có hậu quả viêm thực quản mới biết.

Hậu quả của hiện tượng trào ngược này là gây viêm thực quản và loét thực quản, cả 2 hậu quả này đều có thể hẹp thực quản.

Cơ chế gây trào ngược là do giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản.

Nguyên nhân gây giảm trương lực cơ vòng này cho đến nay người ta mới biết được là do một số thuốc và thức ăn.

Điều trị

Phải giải quyết các vấn đề sau :

  • Làm tăng trương lực dưới cơ vòng dưới thực quản
  • Giảm bớt áp lực trong dạ dày
  • Giảm bớt áp lực trong ổ bụng
  • Dự phòng hậu quả của trào ngược là viêm và loét thực quản . để giải quyết 4 vấn đề trên đây, cần sử dụng mấy biện pháp sau đây :

Chế độ ăn uống

Mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, nên ăn làm nhiều bữa, 4 – 5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa ăn ít một.

  • Không nên ăn chất lỏng, nên ăn đặc, khô.
  • sau khi ăn không nên nằm nhiều, ngồi ở tư thế cúi ra phía trước … nằm ngủ ở tư thế đầu dốc
  • Ăn chậm, nhai nát kỹ, tránh nuốt hơi vào dạ dày.
  • Bỏ hẳn một số thức ăn làm giảm trương lực cơ vòng : Socola, thuốc lá, cà phê, chất mỡ, nước khoáng có hơi.

Các thuốc có tác dụng làm tăng trương lực cơ vòng dưới thực quản và tiêu hoá bóp dạ dày

Sisaprid ( prepulsid ) viên 10 mg

liều lượng : 2 – 4 viên /ngày chia nhiều lần ( 3 – 4 lần ) trong ngày, uống trước khi ăn và trước khi ngủ.

  • Metoclopramid ( Primperan )viên 10 mg hoặc

Liều lượng : người lớn 1 –3 viên/ ngày chia nhiều lần ( 2 – 3 lần ) trong ngày, trước khi ăn

Trẻ em bằng nửa liều người lớn, có thể dùng đường hậu môn bằng các viên đạn với liều lượng 0,5 mg/ kg cho trẻ em trên 20 kg.

  • Domperidon ( Motilium ) viên 10

liều lượng : 3 – 6 viên/ ngày, uống trước khi ăn, chia 3 lần trong ngày.

Đối với trẻ em : nên dùng loại nhũ dịch với liều 1,25 – 2,5 mg/kg/ngày.

Các chống bài tiết dịch vị và tạo màng bọc, chống axit :

  • Chống H2, ức chế bơm ..
  • Gastropulgit, Smecta, Gelde ..( xem bài điều trị loét dạ dày – hành tá tràng ).

Riêng đối với trẻ nhỏ mới đẻ nên dùng :

Gelopectose :     lọ 100g, mỗi cùi thìa cà phê chứa 2g. Liều lượng :          2 thìa cà phê/ ngày sau khi ăn.

Các thuốc tạo màng ngăn dạ dày – thực quản

Gaviscon : viên, nhũ dịch, sau mỗi bữa ăn uống 1 – 2 viên

Topaal : viên, nhũ dịch. Liều lượng, cách dùng như trên, nên nhớ cần nhai thật kỹ viên thuốc.

Làm giảm áp lực ổ bụng

Táo bón, chướng bụng, đầy hơi, thắt chặt dây lưng… là những yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng, cần hạn chế.

Không được dùng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản Có rất nhiều thuốc, nhưng chỉ nên dùng một số loại : Estrogen, Progesteron,

Anticholinergic, Barbituric, ức chế calci, Diazepan, Theophylin

Phẫu thuật

Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề

Xem thêm:

Trào ngược dạ dày, thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản và phương cách điều trị hiện nay

Loét dạ dày tá tràng trong Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhất

 

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận