Trang chủBệnh tiêu hóaBệnh loét dạ dày - tá tràng Cấp tính (Bệnh loét do stress)

Bệnh loét dạ dày – tá tràng Cấp tính (Bệnh loét do stress)

Tên khác: viêm dạ dày cấp tính do stress

Định nghĩa

Tổn thương mất niêm mạc dạ dày và đôi khi cả tá tràng phát sinh trong vài giờ sau khi đối tượng bị stress có thể thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau.

Bệnh viêm trợt dạ dày (xem bệnh này) là một bệnh tương tự với bệnh loét do stress.

Căn nguyên

Đa chấn thương với tình trạng sốc, thiếu oxy mô, nhiễm khuẩn.

Chấn thương sọ não: loét rất hay và chỉ phát sinh ở tá tràng.

Bỏng rộng (> 35%): vết trợt ở dạ dày chỉ xuất hiện sau vài giờ.

Can thiệp ngoại khoa nặng, nhất là ở hệ thống thần kinh trung ương.

Suy hô hấp cấp tính ở người lớn.

Chảy máu với thể tích lớn.

Tình trạng sốc.

Uống aspirin, thuốc chống viêm không steroid.

Thông khí cơ học (thở máy) lâu hơn 48 giờ.

Giải phẫu bệnh

Tổn thương dạ dày (và/hoặc tá tràng) mới đầu xuất hiện như những chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, sau đó chuyển thành vết loét niêm mạc có đường kính vài mm. vết loét có thể sâu tới lớp dưới niêm mạc và gây ra chảy máu ở nhiều chỗ. Tổn thương mô tả ở trên thường khu trú ở dạ dày, nhưng đôi khi cũng xuất hiện và thậm chí xuất hiện chỉ riêng ở tá tràng (gọi là loét Cushing trong trường hợp chấn thương sọ não, hoặc loét Curling trong trường hợp bỏng rộng).

Triệu chứng

Bệnh thường biểu hiện bởi chảy máu ở ạt ở đường tiêu hoá, hoặc thủng tuy rất hiếm, mà tai biến này lại xảy ra ở bệnh nhân đang trong thời gian nằm điều trị ở một trung tâm chăm sóc tăng cường.

Phòng bệnh

Cho sucrạlfat (1 g, 6 lần /ngày) có thể làm giảm tần suất loét cấp tính liên quan tới tăng acid chlohydric dạ dày, nhất là ở bệnh nhân bị đa chấn thương hoặc bị phẫu thuật ở hệ thống thần kinh trung ương, hoặc bỏng rộng, hoặc bị sốc hoặc nhiễm khuẩn huyết. Cho ranitidin 50 mg cứ 6 giờ một lần tiêm tĩnh mạch hình như có thể phòng ngừa được loét do stress xảy ra thứ phát sau những bệnh nặng. Misoprostol (100 pg, uống 4 lần mỗi ngày) có thể phòng ngừa được loét do uống aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid.

Điều trị

Truyền máu. Nếu chảy máu không cầm tự nhiên được và nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật được thì cố gắng cầm máu bằng chụp động mạch vành vị (còn gọi là động mạch vị trái), đồng thời truyền động mạch dung dịch vasopressin. Hiệu quả truyền ranitidin tĩnh mạch để điều trị chảy máu chưa được thừa nhận.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây