Đại cương
– Từ lâu người ta đã phát hiện ra rằng, cơ có thể co được là do quá trình khử cực của màng sợi cơ. Để có được sự khử cực màng đó, người ta có thể dùng hai phương pháp:
+ Một là dùng một dòng điện ngoại lai (dòng Galvanic hoặc dòng Favadic) kích thích trực tiếp lên điểm vận động của một cơ, hoặc kích thích (gián tiếp) lên dây thân kinh phân bô cho cơ đó.
+ Hai là yêu cầu bệnh nhân co cơ chủ động (phân bố thần kinh cho cơ).
– Tương ứng với hai kỹ thuật gây co cơ đó, người ta có hai phương pháp khảo sát, tìm hiểu chức năng của thần kinh và cơ sau:
+ Phương pháp nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ. Đây là phương pháp sử dụng kích thích điện ngoại lai.
+ Phương pháp ghi điện cơ, trong đó hoạt động điện cơ được gây ra do co cơ chủ động.
– Phương pháp nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ đã được ứng dụng để đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ qua nhiều thập kỷ, trong đó phản ứng thoái hoá điện là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhất là những tiến bộ trong công nghệ vi tính, những kỹ thuật y – sinh học tiên tiến đã được hoàn thiện ở mức độ cao, nên phương pháp trên tuy vẫn còn khả dụng trong thực tế nhưng ngày càng được thay thế bởi những phương pháp hiện đại hơn – đó là các phương pháp chẩn đoán điện hiện đại như đo dẫn truyền thần kinh, ghi sóng F, phản xạ H, ghi điện thế kích thích vỏ não vận động, ghi điện cơ…
– Phương pháp ghi điện cơ có thể được tiến hành với hai loại điện cực (điện cực kim và điện cực lá). Nhưng từ khi đơn vị vận động được khám phá thì chỉ có điện cực kim là thích hợp nhất để đánh giá chức năng của các đơn vị vận động. Ngày nay người ta dùng thuật ngữ “ghi điện cơ” (electromyography = EMG) để hàm ý chỉ phương pháp ghi điện cơ bằng điện cực kim.
Nghiên cứu phản ứng điện của thần kinh và cơ
– Trong phương pháp nghiên cứu này người ta dùng một trong hai loại dòng điện kích thích sau:
+ Dòng galyanic: với thời khoảng tối thiểu là 100ms, dòng nàỵ tác động trước hết lên dây thần kinh phân bố cho cơ, những trong trường hợp cơ mất phân bố thần kinh thì nó còn có thể tác dụng trực tiếp lên cơ (có nghĩa là tác động lên cơ qua cả hai con đường; trực tiếp lên cơ hoặc gián tiếp qua dây thần kinh).
+ Dòng taradic: là dòng xung điện với thời khoảng từ 0,3ms đến dài nhất là 1ms và thời gian nghỉ giữa các xung tối thiểu là 10ms. Dòng íaradic chỉ có tác dụng trên dây thần kinh có bao myelin và còn lành lặn mà không có tác động kích thích trên cơ.
– Cần nhắc lại rằng, trong thực tế người ta phân biệt hai kiểu kích thích:
+ Kích thích trực tiếp lên cơ có nghĩa là kích thích lên điểm vận động của bản thân cơ đó.
+ Kích thích gián tiếp là kích thích lên cơ thông qua dây thần kinh tương ứng phân bố cho cơ đó.
– Khi kích thích cơ người ta dùng hai điện cực lá. Thông thượng thì điện cực âm (cathode) nhỏ hơn và được dùng làm điện cực kích thích và điện cực đối chiếu lớn hơn là điện cực dương.
– Khi nghiên cứu phản ứng của cơ đối với các dòng điện khác nhau, người ta thấy muốn gây co cơ thì mỗi dòng điện khac nhau phải cần những cường độ khác nhau cụ thể như sau:
+ Khi đóng cực âm thì chỉ cần một dòng điện nhỏ cũng gây co cơ rất nhanh ở một cơ bình thường (CĐA – co cơ khi đóng cực âm).
+ Khi đóng điện cực dương phải cần một dòng điện lớn hơn mới gây co cơ (CĐD = co cơ khi đóng cực dương).
+ Sau đó để gây co cơ khi mở cực âm người ta phải dùng dòng điện lớn hơn về cường độ (CMA = co cơ khi mở cực âm).
+ Gây co cơ khi mở cực dương (CMD = co cơ khi mở cực dương) còn cần một dòng điện lớn hơn nữa.
– Nói tóm lại quá trình gây co cơ ở cực âm cần dòng điện có cường độ nhỏ hơn ờ cực dương.
– Kết quả trên được khái quá trong công thức co cơ của Ptluger như sau:
CĐA < CĐD < CMA < CMD
Phản ứng thoái hoá
– Phản ứng thoái hoá điện hoàn toàn: xảy ra khi dây thần kinh bị cắt đứt hoàn toàn (neurotmesis) hoặc khi sợi trục bị đứt (axonotmesis) và có các đặc điểm sau:
+ Mất khả năng kích thích điện gián tiếp với dòng íaradic sau 3-4 ngày.
+ Mất khả năng kích thích điện gián tiếp với dòng galvanic sau 14 ngày.
+ Thay đổi đặc tính co cơ khi kích thích trực tiếp bằng dòng galvanic và khi đó mức độ co cơ không mạnh và nhanh nữa chỉ chậm chạp như kiểu giun bò.
+ Bắt đầu giảm ngưỡng kích thích đối với kích thích galvanic trực tiếp.
– Phản ứng thoái hoá điện không hoàn toàn: khi liệt chỉ do mất chức năng của dây thần kinh (neurapraxie) mà không có gián đoạn sợi trục về mặt giải phẫu sẽ không có biểu hiện phản ứng thoái hoá điện hoàn toàn, khi đỏ (cũng sau khi tổn thương 3 – 4 ngày) dây thần kinh và cơ tuy bị liệt hoàn toàn trên lâm sàng nhưng vẫn đáp ứng với kích thích của dòng Faradic. Điêu đó phản ánh một tiên lượng thuận lợi. Khi dây thần kinh tổn thương sâu nhưng không hoàn toàn hoặc thoái hoá dây thần kinh giai đoạn đầu sẽ thấy cố phản ứng thoái hoá điện không hoàn toàn với những đặc điểm sau:
+ Tính kích thích với dòng taradic đôi khi vẫn còn.
+ Khi kích thích bằng dòng Galvanic thấy co cơ kiểu hỗn hợp (đầu tiên co cơ rất nhanh, sau đó giảm rất chậm chạp).
+ Có thể có đảo ngược công thức co cơ (ví dụ CĐA > CĐD).
Trước một tổn thương thần kinh ngoại vi, thời gian thích hợp để nhận xét về chẩn đoán và tiên lượng là khoảng 3 tuần.
– Cường độ cơ sờ (pheobase): rheobase là cường độ dòng điện tối thiểu có thể gây co cơ khi kích thích liên điểm vận động bằng dòng galvanic (trên 300ms thời khoảng).
– Thời trị (chronaxie): là thời gian kích thích tối thiểu để một kích thích lớn gấp đôi rheobase vừa đủ để gây co cơ (được đo bằng một máy riêng).
Giá trị bình thường của chronaxie khi dùng máy đo có điện trở đầu ra lớn (dòng điện kích thích không đổi) là 0,15 và 0,8ms; còn đối VỚI máy đo có điện trở đầu ra nhỏ (điẹn thế kích thích không đổi) là 0,03 và 0,08ms.
– Đồ thị cường độ/thời gian: khi thời gian cần thiết cho những dòng điện có cường độ khác nhau có thể gây co cơ được biểu hiện bằng đồ thị ta sẽ có “đồ thị cường độ – thời gian” kích thích (l/t – Curve). Hình dạng của đồ thị cho phép tạ nhận xét một quá trình tái phân bố thần kinh đang tiến triển hay một quá trình mất phân bố thần kinh đang nặng nề thêm.