Giải phẫu: dây thần kinh gồm hai nhóm sợi, một nhóm liên quan với ÔQ tai (thính giác) và nhóm kia với tiền đình và các ống bán khuyên (thăng bằng).
SỢI ỐC TAI HAY SỢI THÍNH GIÁC: xuất phát từ hạch Corti ở vịn xoắn ốc của Ốc tai và đi vào não ở ngoài cuống tiểu não dưới. Các sợi này tạo nên rễ sau của dây VIII và tận cùng ở các nhân thính giác (nhân trước và củ thính giác). Từ đây, các sợi đi tới thể gối trong bên kia và lên vỏ não.
SỢI THÍNH GIÁC THỨ CẤP: sau khi đã bắt chéo một phần, các đường này tận cùng ở các củ não sinh tư sau và ở thể gối giữa. Các sợi khác xuất phát từ các cấu trúc này và tối vỏ não bên kia qua bao trong. Do các sợi này bắt chéo một phần nên phá huỷ vỏ não một bên không gây điếc. Nếu phá huỷ ở bên chiếm ưu thế thì có thể bị điếc lòi.
SỢI TIỀN ĐÌNH: xuất phát từ hạch tiền đình Scarpa (nhận xung động từ túi nhỏ, túi bầu dục và các ống bán khuyên) và tận cùng ở một nhân nằm ở phần ngoài sàn não thất IV. Nhân này lại có nhiều phần nhỏ, phần quan trọng nhất là nhân tiền đình của Deiters. Từ nhân này có các bó tiền đình- tủy (phối hợp động tác để đáp ứng với các kích thích từ các ống bán khuyên) và bó tiền đình- mắt (phối hợp cử động hai mắt để nhìn cố định vào vật trong khi quay đầu). Tổn thương bó này gây rung giật nhãn cầu do tiền đình. Các sợi tiền đình tạo nên rễ trước của dây VIII.
Khám thính giác: sau khi chắc chắn là các ống tai ngoài thông suốt, người khám nói nhỏ cách 2 met vài từ, rồi nói dăm chục từ cách 4 mét, giọng nói bình thường như nói chuyện. Âm nền trong phòng khám cần phải thấp và không cho bệnh nhân nhìn thấy môi của người khám. Thính lực bị giảm khoảng 30% nếu không nghe rõ cách 2 mét và không hiểu gì khi nói chuyện cách 4 m. Đo thính lực được thực hiện trong phòng cách âm, tai bên kia bị bịt chắc. Dùng các âm thuần nhất có tần số từ 128 đến 8000 Hz để đo thính lực theo khí đạo và cốt đạo của mỗi tai. Kết quả ghi trên thính đồ cho thấy trường nghe đối với các tần số khác nhau.
NGHIỆM PHÁP WEBER, RINNE VÀ SCHWABACH (xem điếc): dùng để phân biệt điếc dẫn truyền (cản trở ở đường nghe ngoài, bệnh tai giữa, màng nhĩ, các xương nhỏ) với điếc nhận thức (tổn thương dây thính giác hay của các cơ quan tiếp nhận). Tổn thương trên vỏ não không gây điếc thực sự (điếc ngôn từ).
PHẢN XẠ ỐC TAI-MI MẮT: để loại trừ giả điếc, tạo ra một tiếng động lớn, bất ngờ và xem bệnh nhân có chớp mắt không.
TRIỆU CHỨNG KÍCH THÍCH: ù tai là dấu hiệu bộ máy thính giác bị kích thích và cần phải phân biệt với các tiếng có nguồn gốc từ mạch máu, hợp với mạch đập. Hoang tưởng thính giác có trong động kinh thuỳ thái dương (tiền triệu) cũng như rối loạn tâm thần có hoang tưởng. Trong tổn thương dây mặt đôi khi có đau khi nghe.
Khám hệ thống tiền đình: thuộc về khám chuyên khoa. Quan sát lâm sàng có thể cho biết một số triệu chứng sau:
RUNG GIẬT NHÃN CẦU: xem hội chứng này.
CHÓNG MẶT: xem thuật ngữ này.
DẤU HIỆU LỆCH NGÓN TRỎ: bệnh nhân đứng, đưa hai cánh tay ra phía trước và để đầu các ngón trỏ chạm vào đầu các ngón trỏ của người khám rồi nhắm mắt lại. Hai ngón trỏ của bệnh nhân có thể bị lệch, ghi lại hướng lệch nếu có.
DẤU HIỆU ROMBERG TIỀN ĐÌNH: trong nghiệm pháp Romberg, chiều ngã phụ thuộc vào vị trí của đầu. Nếu có tổn thương phá huỷ của mê cung, bệnh nhân có xu hướng ngã về bên tổn thương.
PHẢN XẠ MẮT-TIỂN ĐÌNH: xoay đầu nhanh gây ra một cử động mắt chậm hơn (hiện tượng mắt búp bê), tiếp theo là mắt từ từ trỞ về vị trí giữa, ở người bị ý thức u ám, phản xạ này kiểm tra sự toàn vẹn của tiền đình và của thân não.
Các nghiệm pháp khám tiền đình
Các nghiệm pháp này được sử dụng cho bệnh nhân bị chóng mặt, rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu hay điếc nhận thức để làm rõ mức độ giảm hay tăng tính kích thích của tiền đình của một bên hay hai bên. Các nghiệm pháp bao gồm kích thích các vòng bán khuyên và quan sát các đáp ứng:
NGHIỆM PHÁP NHIỆT CỦA BARANY: dùng một dụng cụ có hai nòng, bơm vào ống tai ngoài nước lạnh có nhiệt độ 25° (ức chể) hay nóng 40° (kích thích). Trong lúc làm nghiệm pháp, đầu bệnh nhân ngửa ra sau. Sau vài giây, người ta thấy có rung giật nhãn cầu theo hướng về bên bị bơm nước nóng và rung giật về bên kia nếu bơm nước lạnh. Bình thường, rung giật nhãn cầu kéo dài 1-2 phút và cơ thể có xu hướng lệch về bên không bị rung giật nhãn cầu. Nghiệm pháp này được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt và điếc tri giác, cho phép xác định phần nào là do tiền đình trong bệnh sinh các rối loạn này.
NGHIỆM PHÁP XOAY: bệnh nhân ngồi trên ghế xoay, đầu hơi nghiêng về phía trước. Xoay ghế mười lần trong 20 phút rồi ngừng lại đột ngột. Bình thường có rung giật nhãn cầu và có xu hướng đổ người trung bình khoảng 40 giây.
GHI ĐIỆN RUNG GIẬT NHÃN CẦU: cho phép xác định hướng và mức độ rung giật nhãn cầu bằng cách đo chênh lệch điện thế giữa võng mạc và giác mạc, mắt được coi như lưỡng cực. Test này hoàn thiện nốt việc khám tiền đình và cho kết quả khách quan, có thể đem so sánh với các thăm khám trước đó.
Tổn thương dây thính giác: dây thần kinh có thể bị một khối u chèn ép (u thần kinh dây thính giác), bị viêm do ngộ độc hay tổn thương do viêm màng não, AIDS, giang mai thần kinh và trong bất kỳ bệnh nhiễm khuẩn nào.
Mình đi khám chụp mri đều k bị gì.nhưng tai mình vẫn bị ù và có tiếng vo ve bên trong tai.thỉnh thoảng đau tai bên trong.mình bị 1bên mất hoàn toàn sức nghe.tai kia vẫn nghe đc.đi chiếu chụp các kiểu đều k sao.mri kết quả bình thường.chụp mri có phát hiện được u dây thần kinh thính giác k bác sĩ.và bệnh của mình bây giờ làm thế nào dc ạ.
chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện được các khối u trong não, nếu bạn nghi ngờ có thể đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để khám và chỉ định cận lâm sàng phù hợp.