Xét nghiệm để thực hiện truyền máu an toàn, hiệu lực

Bệnh máu

1. NGHIỆM PHÁP COOMBS TRỰC TIẾP

1.1.   Chỉ định làm nghiệm pháp Coombs trực tiếp

  • Bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu tan máu tự miễn;
  • Bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con;
  • Phản ứng tan máu do truyền máu.

1.2.    Chỉ định thêm xét nghiệm khi có kết quả nghiệm pháp Coombs trực tiếp dương tính

  • Xác định bản chất của kháng thể;
  • Sàng lọc kháng thể bất thường;
  • Định danh kháng thể bất thường.

2.   NGHIỆM PHÁP COOMBS GIÁN TIẾP

Chỉ định làm nghiệm pháp Coombs gián tiếp

  • Bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu tan máu tự miễn;
  • Bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con;
  • Người bệnh bị sốt sau truyền máu, hay truyền máu không hiệu quả.

3.   SÀNG LỌC KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG

3.1.   Chỉ định

  • Xét nghiệm cho đơn vị máu hiến;
  • Xét nghiệm cho người bệnh được tiên lượng sẽ phải truyền máu;
  • Xét nghiệm cho phụ nữ đã có thai và chửa, đẻ nhiều lần.

3.2.    Chỉ định thêm xét nghiệm khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tính

  • Định danh kháng thể bất thường;
  • Xác định bản chất của kháng thể.

4.   ĐỊNH DANH KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG

4.1.   Chỉ định làm xét nghiệm

  • Người hiến máu có kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tình;
  • Người bệnh có kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tình;
  • Sản phụ có kết quả xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tình.

4.2.   Chỉ định thêm xét nghiệm khi đã xác định được tên kháng thể bất thường

Định nhóm các kháng nguyên hồng cầu tương ứng với kháng thể bất thường đã được xác định.

5.   XÁC ĐỊNH CÁC KHÁNG NGUYÊN NHÓM MÁU HỆ HỒNG CẦU

Chỉ định làm xét nghiệm

  • Người bệnh được ghép tế bào gốc;
  • Người bệnh Thalassemia và những người bệnh được tiên lượng sẽ phải truyền máu nhiều lần trong quá trính điều trị;
  • Người bệnh đã có kháng thể bất thường;
  • Xét nghiệm cho người hiến máu; Xét nghiệm để xây dựng panel hồng cầu, xây dựng lực lượng hiến máu dự bị, xây dựng ngân hàng người hiến máu có nhóm máu hiếm;
  • Xét nghiệm cho những nghiên cứu về hằng số và nhân chủng học.

6.   ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO

Chỉ định làm xét nghiệm

  • Định nhóm máu hệ ABO cho:

+ Người bệnh khi vào viện;

+ Người bệnh và đơn vị máu khi thực hiện phát máu;

+ Người bệnh được ghép tế bào gốc để theo dõi sự chuyển đổi nhóm máu;

+ Người hiến máu;

+ Làm hồ sơ khám sức khỏe.

+ Nghiên cứu về nhân chủng học.

+ Xây dựng ngân hàng máu hiếm và lực lượng hiến máu dự bị

7.   ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ Rh (D)

Chỉ định làm xét nghiệm định nhóm máu Rh (D)

+ Người bệnh khi vào viện;

+ Người bệnh và đơn vị máu khi thực hiện phát máu;

+ Người bệnh được ghép tế bào gốc để theo dõi sự chuyển đổi nhóm máu;

+ Người hiến máu;

+ Làm hồ sơ khám sức khỏe.

+ Nghiên cứu về nhân chủng học.

+ Xây dựng ngân hàng máu hiếm và lực lượng hiến máu dự bị.

 

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận