Tiểu Cầu

Bệnh máu

Tiểu cầu được hình thành ở trong tuỷ xương do bào tương của những tế bào nhân khổng lồ ngắt ra từng mảnh tạo thành. Tiểu cầu hình tròn, có đường kính trung bình 3 µ, và thể tích trung bình là 7 p3. Đời sống trung bình của tiểu cầu là 9 ngày. Trên những phiến đồ máu đã cố định và nhuộm màu, thì tiểu cầu không có nhân, nhưng người ta thấy chúng có một đám dạng lưới ở trung tâm, gọi là vùng bắt màu, có điểm những hạt bắt màu đỏ tím, và một vùng ngoại vi màu hồng nhạt, gọi là bào chất trong xanh (xem phần dưới).

Tiểu cầu giữ vai trò quan trọng trong cơ chế đông máu.

Đếm tiểu cầu khó chính xác, vì chúng có khuynh hướng tụ lại với nhau, hoặc ngược lại tự cắt rời thành mảnh nhỏ hơn. Kết quả đếm tiểu cầu có thể thay đổi nhiều tuỳ theo phòng xét nghiệm và tuỳ theo phương pháp đếm, ví dụ có thể đếm bằng máy đếm điện tử.

Những số liệu tham khảo:

Ở người lớn: từ 150.000 đến 350.000/pl, hoặc 150 đến 350 X 109/1.

Ở trẻ em từ 1 đến 4 tuổi: từ 160.000 đến 500.000/µl, hoặc 160 đến 500 X 109/1.

Số lượng tiểu cầu giảm dần vào thời kỳ cuối của giai đoạn có thai (- 25%) và tăng khi ở độ cao (+ 50 đến 75%).

GIẢM TIỂU CẦU: xem bảng.

CÁC BỆNH TIÊU CẦU: số lượng tiểu cầu có thể bình thường, nhưng chức năng của chúng bị rối loạn. Người ta phân biệt:

  1. Bệnh tiểu cầu mắc phải: tiểu cầu không bình thường về chức năng và đôi khi cả về hình thái (loạn dưỡng), thấy trong bệnh xơ gan, suy thận, hội chứng tăng sản tuỷ xương, bệnh globulin huyết thanh không bình thường (đa u tuỷ xương, macroglulin huyết, tăng globulin huyết, cryoglobulin huyết hoặc glogulin huyết tủa lạnh, .V..), trong những trường hợp ngộ độc (acid acetylsalicylic, phenacetin, phenylbutazon, chloral, V..V..
  2. Bệnh tiểu cầu bẩm sinh: xem bệnh này.
Giảm tiểu cầu (giảm số lượng tiểu cầu xuống dưới 150.000/^1 hoặc 150 X 109/l).
Giảm sinh sản tiếu cầu (giảm tế bào nhân khổng lố).

TUỶ XƯƠNG GIẢM SẢN:

Bẩm sinh: mất tế bào nhân khổng lổ bẩm sinh, hội chứng Aldrich, thiếu máu Fanconi, dị dạng May-Hegglln.

Bức xạ ion hoá.

Thuốc: chống ung thư, chloramphenicol.

Ngộ độc benzol.

Nhiễm khuẩn: lao, nhiễm khuẩn huyết.

THÂM NHIỄM TUỶ XƯƠNG:

Ung thư.

Dị sản dạng tuỷ xương.

Bệnh u hạt (lao, bệnh sarcoid, V… V…).

RỐI LOẠN BIỆT HOẢ ĐỒNG TẾ BÀO NHÂN KHỔNG LỒ:

Bệnh bạch cầu.

Thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính) hoặc acid folic.

Tàng phá huỷ tiểu cầu (bệnh tế bào nhân khống lồ)

BỆNH TỰ MIỄN: ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô Căn, lupus ban đỏ, methyldopa.

MIỄN DỊCH ĐỒNG LOÀI: ban xuất huyết sau truyền máu.

Do phức hợp miễn dịch:

Nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm virus: bệnh quai bị, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, viêm gan virus, bệnh rubeon,

V.. V…

DO THUỐC: quinin, quinidin, thuốc lợi tiểu gốc thiazid, sultamid, estrogen, muối vàng.

ƯU NĂNG LÁCH: dị sản lách dạng tuỷ xương, bệnh Gaucher, hội chứng Felty, xung huyết lách”

CÁC NGUYÊN NHÂN cơ HỌC: thực hiện tuần hoàn ngoài cơ thể.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC: heparin (xem thuốc này), truyền máu dự trữ với lượng lớn.

TĂNG SỬ DỤNG: đông máu nội mạch rải rác, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm, hội chứng tan máu urê huyết, bệnh Moshcowitz, bỏng.

TĂNG TIỂU CẦU VÀ TĂNG TIÊU CẦU HUYẾT: tăng số lượng tiểu cầu trong máu, có thể là tăng tiểu cầu do một phản ứng đơn thuần làm tiểu cầu tăng sinh sản, thấy trong những tình trạng bệnh lý khác nhau, hoặc là tăng tiểu cầu huyết, nằm trong hội chứng tăng sản tuỷ xương vô căn hoặc thứ phát, về chi tiết, xem: tăng tiểu cầu và tăng tiểu cầu huyết.

CHÚ Ý: xuất huyết có thể xuất hiện khi số lượng tiểu cầu giảm thấp xuống dưới 60.000/pl, nhưng không có liên quan chặt chẽ giữa giảm tiểu cầu nặng với xuất huyết nặng.

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận