Chỉ định và đánh giá kết quả xét nghiệm đông cầm máu

Bệnh máu
Để chẩn đoán chính xác các bất thường đông cầm máu, bên cạnh các thông tin về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bản thân và gia đình người bệnh,… kết quả các xét nghiệm đông cầm máu đóng vai trò rất quan trọng. Xét nghiệm đông cầm máu giúp chẩn đoán sớm, chẩn đoán chình xác loại rối loạn, mức độ rối loạn cũng như tiến triển của các rối loạn đó. Tương ứng với các giai đoạn của quá trình đông cầm máu: Cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết, là các xét nghiệm để đánh giá các giai đoạn này.

1. ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN CẦM MÁU KỲ ĐẦU

Các xét nghiệm tổng quát, hiện đang sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện

  1. Xét nghiệm: Thời gian máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, co cục máu đông.
  2. Chỉ định: Tất cả những trường hợp nghi ngờ có bất thường cầm máu kỳ đầu: Thiếu vitamin C, giảm số lượng và/ hoặc chất lượng tiểu cầu, bệnh von Willebrand…

Các xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu

a. Đánh giá tổng quát chức năng tiểu cầu bằng máy tự động (Platelet Funtion Analyzer: PFA)

  • Khái niệm: PFA là xét nghiệm đánh giá cả 2 khả năng dính và ngưng tập của tiểu cầu; Kết quả PFA trong giới hạn bình thường cho phép loại trừ hầu hết các bệnh lý gây bất thường giai đoạn cầm máu kỳ đầu.
  • Chỉ định: Những trường hợp nghi ngờ bệnh lý chức năng tiểu cầu bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh von Willebrand, nghi ngờ kháng aspirin khi điều trị thuốc này.

b.   Đo độ ngưng tập tiểu cầu

– Chỉ định: Tất cả những trường hợp nghi ngờ giảm hoặc tăng ngưng tập tiểu cầu: Bệnh lý chức năng tiểu cầu, bệnh von Willebrand, huyết khối động mạch, nghi ngờ kháng aspirin.

2. CÁC XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN ĐÔNG MÁU HUYẾT TƯƠNG

Các xét nghiệm vòng đầu (first- line tests)

  1. Xét nghiệm: APTT, PT, TT, fibrinogen, số lượng tiểu cầu.
  2. Chỉ định: Tất cả những trường hợp nghi ngờ bất thường đông cầm máu, xét nghiệm tiền phẫu.

Các xét nghiệm chuyên sâu

a.   Xét nghiệm phát hiện sự có mặt của chất ức chế (mix test)

Đây là xét nghiệm nhằm mục đích xác định thời gian đông kéo dài bất thường do thiếu hụt yếu tố đông máu hay do có mặt chất ức chế. Khi trộn huyết tương người bệnh với huyết tương bình thường theo tỷ lệ 1:1, thời gian đông sẽ trở về bình thường nếu thiếu hụt yếu tố đông máu và thời gian đông không về bình thường trong trường hợp có chất ức chế quá trình đông máu. Tùy theo xét nghiệm nào kéo dài (PT, APTT hay TT) mà chỉ định tiến hành mix test bằng xét nghiệm đó.

b.   Định lượng hoạt tính yếu tố đông máu

Xét nghiệm hoạt tính yếu tố đông máu được chỉ định khi kết quả của xét nghiệm mix test cho thấy thời gian đông của mẫu huyết tương trộn 1 thể tích huyết tương bệnh với 1 thể tích huyết tương chứng điều chỉnh về bình thường. Tùy vào thời gian đông của xét nghiệm nào kéo dài để chỉ định yếu tố cần định lượng phù hợp:

  •  APTT kéo dài trong khi PT và TT bình thường: Định lượng yếu tố VIII, IX, XI, XII;
  • PT kéo dài trong khi  APTT và TT bình thường: Định lượng yếu tố VII;
  • Cả APTT và PT kéo dài: Định lượng các yếu tố II, V, VII, IX,

3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG TIÊU SỢI HUYẾT

2 xét nghiệm được sử  dụng rộng rãi hiện nay ở Việt Nam là  nghiệm pháp Vonkaulla và định lượng D-Dimer.

4. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG TĂNG ĐÔNG, HUYẾT KHỐI

Đánh giá nồng độ các chất ức chế đông máu sinh lý

a. Khái niệm

Những chất ức chế đông máu sinh lý bao gồm antithrombin/antithrombin III (AT/ATIII), protein S (PS), protein C (PC); thiếu hụt chất ức chế đông máu sinh lý là nguyên nhân gây tăng đông huyết khối.

b. Chỉ định

Những trường hợp huyết khối nghi ngờ do thiếu hụt chất ức chế đông máu sinh lý bẩm sinh (huyết khối khi còn trẻ, tái phát, có tính chất gia đình) hoặc mắc phải (xơ gan, DIC…).

5. XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU KHI ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG ĐÔNG

Điều trị kháng vitamin K

Xét nghiệm cần tiến hành: PT, sử dụng chỉ số INR (International Normalized Ratio: chỉ số bình thường hóa quốc tế) của PT để điều chỉnh liều của thuốc;

– Giá trị cần đạt: Tùy loại bệnh lý, thường INR trong khoảng 2,0 – 3,5; Người bệnh có nguy cơ chảy máu khi INR > 5.

Điều trị heparin

a. Heparin tiêu chuẩn: Các xét nghiệm cần tiến hành:

  • APTT: Sử dụng chỉ số rAPTT (rAPTT= APTT bệnh /APTT chứng);

Giá trị cần đạt: rAPTT trong khoảng 1,5- 2,0;

  • Kiểm tra số lượng tiểu cầu: 2 lần/ tuần.
  • Xét nghiệm     phát    hiện     giảm    tiểu    cầu    do    heparin     (Heparin     Induced Thrombocytopenia: HIT): khi số lượng tiểu cầu giảm 50% so với trước khi điều trị
  • Thời gian máu đông hoạt hóa (Activated Clotting Time: ACT): Đây là xét nghiệm tiến hành ngay tại giường bệnh hay phòng mổ, thực hiện tại các thời điểm trong và ngay sau quá trình phẫu thuật tim mạch, chạy thận nhân tạo…

b. Heparin trọng lượng phân tử thấp: Các xét nghiệm cần tiến hành:

  • Định lượng anti Xa: Chỉ định cho những người bệnh: Suy thận, chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu cao, có thai, người già, béo được điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp.

Giá trị cần đạt: Nồng độ anti Xa trong khoảng 0,35- 0,7 UI/ml.

Điều trị các thuốc kháng tiểu cầu (antiplatelet therapy)

Mục đìch chính là phát hiện tình trạng kháng thuốc, điều trị không hiệu quả, thường được sử dụng là PFA và đo độ ngưng tập tiểu cầu với chất kích tập ADP.

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận