Chỉ định một số xét nghiệm miễn dịch huyết học

Bệnh máu

1. ĐỊNH TYP HLA (HLA typing)

Chỉ định:

  • Người bệnh cần ghép và người cho.
  • Mẫu máu cuống rốn cần lưu trữ.

2.   ĐỌ CHÉO LYMPHO (Lympho cross match)

Cách thực hiện: ủ huyết thanh người bệnh với lympho người cho sau đó phát hiện sự có mặt của kháng thể người nhận gắn lên lympho người cho.

Chỉ định: Người bệnh cần ghép, khi đã tím được người cho phù hợp về các chỉ tiêu xét nghiệm khác.

3.     ĐIỆN DI PROTEIN (Serum Protein Electrophoresis) VÀ ĐIỆN DI CỐ ĐỊNH MIỄN DỊCH HUYẾT THANH (Serum immunofixation Electrophoresis)

Chỉ định:

  • Nghi ngờ Đa u tủy xương.
  • Các rối loạn tăng sinh dòng lympho B.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị Đa u tủy xương.

4.     KỸ THUẬT TẾ BÀO DÕNG CHẢY PHÂN TÍCH KHÁNG NGUYÊN BIỆT HÓA TẾ BÀO (CD)

Chỉ định:

  • Xếp loại miễn dịch (trong lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh, …).
  • Phân tích CD14, CD24, CD55, CD59, FLARE (trong bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, suy tủy xương, thiếu máu tan máu có test Coomb âm tính…).
  • Phân tích CD3, CD4, CD8, CD19, CD56 (trong suy giảm miễn dịch, bệnh tự miễn,…).
  • Phân tích HLA-B27 (trong viêm đa khớp dạng thấp, viêm màng bồ đào…)
  • Đếm CD34 (sau tiêm thuốc huy động tế bào gốc, đánh giá số lượng tế bào gốc trong túi tế bào gốc trước và sau bảo quản…).
  • Phân tích CD64 trên quần thể bạch cầu hạt trung tính (khi cần chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm trùng huyết).
  • Phân tích CD41/61/42b trên quần thể tiểu cầu (các trường hợp tăng bạch cầu ái toan, giảm ngưng tập tiểu cầu, bệnh Glanzmann, hội chứng Benard Soulier…).

5.   XÁC ĐỊNH TỒN DƯ TỐI THIỂU TẾ BÀO UNG THƯ TRONG LƠ XÊ MI CẤP BẰNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH TẾ BÀO DÕNG CHẢY

Chỉ định:  Người bệnh Lơ xê mi đạt lui bệnh về huyết học sau đợt điều trị hóa chất.

Ý nghĩa kết quả:

  • Tồn dư tối thiếu < 0,01%: Lui bệnh hoàn toàn.
  • Tồn dư tối thiểu > 0,01% – <0,1%: Nguy cơ tái phát trung bình.
  • Tồn dư tối thiểu 0,1% – 1,0%: Nguy cơ tái phát
  • Tồn dư tối thiểu >1,0%: Chưa lui bệnh.

6.     CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI HUYẾT SẮC TỐ KỊCH PHÁT BAN ĐÊM

BẰNG KỸ THUẬT TẾ BÀO DÒNG CHẢY

Chỉ định:

  • Nghi ngờ bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm;
  • Thiếu máu tan máu;
  • Người bệnh được chẩn đoán rối loạn sinh tủy;
  • Thiếu máu tan máu có test Coombs âm tính.

Ý nghĩa kết quả: Bình thường: Trên bề mặt hồng cầu/bạch cầu không thiếu hụt CD55 và/hoặc CD59, không thiếu hụt FLAER. Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm: trên 5% quần thể hồng cầu hoặc bạch cầu có thiếu hụt FLAER hoặc CD55 và/hoặc CD59.

7.   XÁC ĐỊNH HLA-B27 BẰNG KỸ THUẬT TẾ BÀO DÒNG CHẢY

Chỉ định:

  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Viêm khớp phản ứng;
  • Viêm khớp vảy nến;
  • Hội chứng REITER;
  • Viêm màng bồ đào.

8.   ĐẾM TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU CD34

Chỉ định:

  • Theo dõi nồng độ TBG CD34+ trong máu ngoại vi sau tiêm thuốc huy động TBG ra máu ngoại
  • Đánh giá chất lượng túi TBG (tủy xương, máu cuống rốn, hoặc máu ngoại vi).

9.   ĐẾM SỐ LƯỢNG TẾ BÀO CD3, CD4, CD8, CD19, CD56.

Chỉ định:

  • Suy giảm miễn dịch tiên phát ở trẻ em;
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát do HIV/AIDS, do điều trị hóa chất, tia xạ hoặc thuốc ức chế miễn dịch khác;
  • Các trường hợp cần khảo sát đánh giá tính trạng miễn dịch khác (nhiễm khuẩn, sau tiêm vắc xin, bệnh tự miễn, ung thư…).

Giá trị bình thường:

Thành phần Phần trăm (%) Tuyệt đối (tế bào/ml)
Lympho T-CD3 50 – 85 600 – 2800
Lympho T-CD4 30 – 60 500 – 1600
Lympho T-CD8 15 – 40 200 – 800
Lympho B (CD19+) 7 – 25 80 – 900
Tế bào NK (CD56+) 6 – 30 70 – 1200

10. ĐÁNH GIÁ CD64 TRÊN BẠCH CẦU HẠT TRUNG TÍNH

Chỉ định: Người bệnh nghi ngờ có tình trạng nhiễm trùng máu.

Ý nghĩa kết quả:

  • CD64 âm tÍnh: Bình thường.
  • CD64 dương tÍnh >10%: Có tính trạng nhiễm trùng máu.

11.  ĐỊNH  LƯỢNG  PHỨC  HỢP  GP  IIb/IIIa  VÀ  GP  Ib  (PHỨC  HỢP CD41/CD61/CD42)

Chỉ định:

  • Suy giảm chức năng tiểu cầu;
  • Giảm ngưng tập tiểu cầu;
  • Hội chứng tăng bạch cầu ái toan;
  • Bệnh Glanzmann;
  • Hội chứng Benard

Ý nghĩa kết quả:

  • Bình thường CD41, CD61, CD42 dương tÍnh mạNH. Nếu CD41, CD61 âm tính hoặc giảm biểu hiện, CD42 dương tÍnh mạnh: bệnh Glanzmann; Nếu CD42 âm tính hoặc giảm biểu hiện, CD41, CD61dương tÍnh mạnh: Hội chứng Benard Soulier.

Bệnh máu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Các bài viết của web hay,hữu ích quá! Cảm ơn tác giả và admin rất nhiều!Hơi Tiếc vì em đọc bài qua điện thoại lumia k thấy cái chuông màu hồng nào cả( mong muốn được nhận thông báo có bài viết mới qua email hoặc trình duyệt)

    Reply
    1. Author

      cảm ơn bạn đã theo dõi và quan tâm đến website, hiện chúng tôi chưa hỗ trợ việc nhắn tin qua các hệ điều hành windowphone. nên bạn hãy vào website thường xuyên để cập nhật. cảm ơn bạn.

      Reply

Hỏi đáp - bình luận