Trang chủChăm sóc béBệnh viêm xoang ở trẻ em

Bệnh viêm xoang ở trẻ em

Xoang là những cái hốc xương quanh mũi mẫn cảm với tác nhân gây bệnh. Bệnh này gặp nhiều ở trẻ em và nam nữ thanh niên, người lớn với tỷ lệ 2-5% dân số. Cấu tạo các xoang:

Người trưởng thành có ba đôi xoang, chia hai nhóm:

  1. Các xoang trước: xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước. Các xoang này đều đổ vào khe mũi giữa.
  2. Các xoang sau: xoang hàm sau, xoang trước bướm. Các xoang này đều đổ vào khe mũi trên. Do vậy, xoang và mũi có liên quan mật thiết.

Nguyên nhân do nhiễm khuẩn thứ phát:sau viêm mũi, viêm amidan, các bệnh răng miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do cúm, sởi, phát ban, thời tiết lạnh…

  1. Dị ứng nguyên: niêm mạc mũi, xoang mẫn cảm với các yếu tố kích thích vừa là ngõ của đường hô hấp cho nên số người bị dị ứng ngày càng nhiều. Dị ứng nguyên là: bụi nhà, bụi đường, hoá học, hơi nóng,..
  2. Nguyên nhân kết hợp: Trên một bệnh nhân vừa nhiễm khuẩn vừa dị ứng
  3. Nguyên nhân cấu trúc mũi xoang: lỗ mũi quá rộng hay hẹp, vẹo vách ngăn, thịt thừa ở mũi hay do tai nạn giao thông của xoang.

Viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính

  • Viêm xoang cấp tính

Niêm mạc xoang bị viêm tấy, xung huyết, xuất tiết, đỏ và đau. Bệnh thường gặp do hai nguyên nhân. Vi khuẩn từ mũi lên xoang hay vi khuẩn từ răng miệng lên xoang do sâu răng, nhổ răng và dị ứng. Thường gặp viêm một trong các xoang trước nhất là xoang hàm.

Người bệnh mỏi mệt, xuống sức, miệng đắng, ăn kém, ngủ không thích hoạt động và gai gai rét, sốt 37,5-38,5°C.

Bệnh nhân đau vùng mặt, đau đầu, đau ở trán, đau lan xuống răng, toả ra nửa bên đầu, thường nhiều vào các buổi sáng, vào một giờ nhất định từ 8-12 giờ. Hầu hết những con đau đều có giờ giấc, thường viêm xoang trán. Ngoài con đau, người bệnh thấy nặng đầu, nhức đầu nhiều ở vùng chẩm, phải đến viêm xoang sau.

Bệnh nhân bị chảy nước mũi, lúc đầu nước trong về sau nước đục thành mủ màu vàng xanh, mùi tanh, lẫn ít máu, chảy hai bên mũi vào buổi sáng.

Người bệnh bị tắc mũi vào ban đêm, phải há mồm thở và nóng, rát họng, ho.

Thăm khám phát hiện điểm đau, khi ấn tay vào hố nanh là viêm xoang hàm cấp.

Điểm Grun Wald ở bờ trong trên hố mắt, khi ta ấn tay có phản ứng.

Điểm đau Ewing ở mặt trước là xoang trán hay ấn tay vào đó bệnh nhân có phản ứng là viêm xoang trán.

Soi mũi trước, phát hiện các cuốn mũi súng to, đỏ. Châm Ephedrin làm niêm mạc co lại, nhìn thấy khe giữa có chất nhầy hay mủ, nghĩ đến viêm xoang sau.

  • Viêm xoang mãn tính

Viêm xoang mãn tính do viêm xoang cấp tính điều trị không khỏi dứt điểm hay bỏ qua, chuyển sang viêm xoang mãn tính. Bệnh nhân mệt, không thích hoạt động, nhức đầu âm ỉ ở vùng xoang trước do viêm xoang trán. Bệnh nhân đau vùng mặt do viêm xoang sàng. Người bệnh đau vùng chẩm do viêm xoang sau.

Bệnh nhân bị chảy nước mũi thường xuyên, chảy một hay hai bên mũi vào các buổi sáng, dịch nhầy, về sau mủ xanh và tanh có mùi thối.

Người bệnh tắc mũi kéo dài do phù nề niêm mạc mũi hay cuốn mũi bị thoái hoá và rối loạn ngửi. Ngửi ngày một kém đến mất han hoàn toàn.

Thăm khám: Người thầy thuốc dùng ngón tay ấn các điểm, người bệnh kêu đau, có phản ứng. Soi mũi trước phát hiện niêm mạc mũi phù nề, tạo một gờ nhỏ là Kauffmann. Cuốn mũi giữa đường quá phát hay thoái hoá. Có thể có políp mũi. Khe mũi giữa nhiều chất nhầy hay mủ.

Biến chứng là viêm tấy ở mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt…

Phòng tránh là chữa dứt điểm các bệnh về mũi: pôlíp mũi, vẹo vách ngăn mũi.

Tránh thời tiết lạnh bằng dùng khẩu trang, nhỏ thuốc mũi. Tránh các di ứng nguyên nếu biết.

Tránh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên và các bệnh răng, miệng.

Điều trị nội khoa:

Viêm xoang cấp: cho bệnh nhân xông mũi bằng hơi nước nóng có menton. Khí dung bằng kháng sinh với hydrocortisol bảy ngày liền. Điều trị toàn thân loại kháng sinh thế hệ mới và phố cập là Ceftriaxone sodium 2 gam/ ngày, chia hai lần. Tiêm tĩnh mạch, liều dùng 10 ngày ở người lớn, trẻ em 20-60mg/ ngày.

Viêm xoang mãn tính nếu kịch phát cần dùng: kháng sinh như trên xông mũi và dùng toàn thân.

Dùng các loại thuốc Vitamin A, D, canxi, phospho và nâng cao thể trạng bằng dùng nhiều chất đạm, trái cây chín.

Dân gian dùng dung dịch lá cây cứt lợn, hoa kim ngân, có kết quả tốt.

Phèn chua phi hạ thể tán thành bột cho vào lọ, đậy nắp kín. Dùng tăm bông chấm nước muối tinh khiết rửa sạch hai bên mũi. Dùng tăm bông chấm phèn chua đã phi chấm vào hai bên mũi. Ngày dùng ba lần, kéo dài bảy hôm. Nếu phèn chua xuống họng cần nhổ ra. Liệu trình dùng ba ngày đã đỡ.

Điều trị ngoại khoa: Có chỉ định điều trị viêm xoang mãn tính là mổ, nạo và cắt pôlíp do tái phát nhiều lần để bệnh khỏi dứt điểm và trả lại sức ngửi cho bệnh nhân.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây