Trang chủChăm sóc béTrẻ bị đau ngứa hậu môn - Nguyên nhân, hướng xử lý

Trẻ bị đau ngứa hậu môn – Nguyên nhân, hướng xử lý

Những nguyên nhân gây khó chịu ở hậu môn đối với trẻ em bao gồm táo bón, vệ sinh kém, và giun kim. Cảm giác đau khi đi ngoài có thể dẫn tới táo bón và một chỗ nứt hậu môn – vết rách gây đau ở niêm mạc lót trong hậu môn, điều này thường dẫn tới táo bón thêm vì giữ phân lại bên trong và do đau (bé không dám đi cấu). Với nhiều trẻ, ngứa do giun kim, dữ dội nhất vào ban đêm, cũng khó chịu như táo bón hay nứt hậu môn. Gãi vào chỗ ngứa sẽ làm cho da bị kích ứng hơn nữa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm viêm cẩu có thể gây viêm da với hiện tượng tấy đỏ và cảm giác khó chịu vô cùng quanh hậu môn.

Những nguyên nhân nghiêm trọng của đau hậu môn không phổ biến, bệnh trĩ cũng vậy. Dù phổ biến, bất tiện và ít nghiêm trọng hơn ở người lớn, bệnh trĩ có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng hơn ở trẻ em.

Hãy nhớ để ý tới bất cứ hiện tượng bẩm dập nào quanh hậu môn. Hiện tượng này tăng khả năng là trẻ đã bị lạm dụng tình dục, nhất là nếu trẻ ngần ngại nói lý do bị bầm và khó chịu.

Kiểm soát giun kim

Giun kim được tìm thấy ở khắp nơi, ở mọi lứa tuổi và mức độ kinh tế. Đặc biệt phổ biến ở trẻ em, giun kim rất dễ truyền từ trẻ này sang trẻ khác ở trung tâm chăm sóc trẻ và ở trường. Nhiễm giun rất phiền toái nhưng vô hại, dù giun kim có thể mang vi khuẩn trong phân tới đường sinh dục nữ và gây viêm âm đạo.

Trẻ ăn phải trứng giun kim trong móng tay, trên quần áo hay chăn nệm, hoặc bụi trong nhà. Trứng nở trong dạ dày và ấu trùng xâm nhập vào ruột, ở đó, chúng phát triển thành những con giun màu trắng dài khoảng 1 cm. Về đêm, giun cái đẻ trứng gần hậu môn của trẻ. Trẻ gãi chỗ ngứa, điều này khiến móng tay bé dính nhiều trứng giun hơn – khi trẻ lại ăn phải chúng hoặc đưa chúng tới nơi chúng sẽ tìm được cách đến với vật chủ mới.

Nếu con bạn bị ngứa, thường xuyên ngọ ngoạy, hoặc khó ngủ, hãy ấn băng dính vào phần da quanh hậu môn vào buổi sáng, rồi bỏ nó ra. Đưa băng dính đó cho bác sĩ nhi; trứng và giun dính vào đó sẽ xác nhận chẩn đoán.

Giun kim có thể bị tiệu diệt bằng một thời gian dùng thuốc ngắn. Do hiện tượng tái nhiễm rất phổ biến, nên việc điều trị có thể cần phải được lặp lại đều đặn. Giặt chăn ga và quần áo bằng nước nóng để loại bỏ trứng và ngăn giun kim lan rộng.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu con bạn bị:

  • Đau và chảy máu hậu môn
  • Táo bón nặng và khó chịu ở hậu môn
  • Trĩ
  • Ngứa, dữ dội hơn về đêm
  • Đau, mẩn đỏ ở hậu môn
  • Bầm dập gần hậu môn.

CẢNH BÁO!

Nứt hậu môn sẽ không tự lành trừ khi các biện pháp được áp dụng để làm mềm phân cứng do phân cứng làm rách hậu môn. Quá trình lành lại có thể mất hàng tuần. Có thể cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ nhi để bé thôi nhịn đi ngoài và học cách phản ứng với cảm giác muốn đi đại tiện.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn bị đau mỗi khi đi đại tiện và kéo dài sau đó vài phút. Có máu tươi trong giấy vệ sinh, trên phân hoặc trong bồn cầu. Nứt hậu môn. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thể khám hậu môn. Phần lớn các trường hợp nứt hậu môn xuất hiện khi đang tống phân cứng ra ngoài. Cách điều trị có thể liên quan tới thuốc làm mềm phân để phá vòng luẩn quẩn phân bị cứng, rách, nhịn đại tiện, và dùng kem bôi tại chỗ để bảo vệ da.
Con bạn dùng khăn ướt sau khi đi vệ sinh và bị kích ứng ở vùng da quanh hậu môn. Lạm dụng khăn ướt. Ngay cả những loại khăn có đé nhãn “dành cho da nhạy cảm” cũng có thể gây kích ứng. Hãy giảm thiểu việc sử dụng khăn ướt và khuyến khích tắm bằng nước lã thường xuyên để củng cố độ ẩm và sự khỏe khoắn cho da.
Con bạn hay bồn chồn và gãi hậu môn. Cảm giác ngứa tăng lên về đêm. Có giun màu tráng, giống sợi chỉ, dài hơn 1 cm ngọ ngoạy trong phân của bé. Giun kim. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé để xác nhận chẩn đoán và đưa ra cách đléu trị phù hợp. Hỏi xem những thành viên khác trong gia đình có ai bị giun kim hay không để phòng ngừa việc nhiễm giun lan rộng.
Con bạn bị chảy máu không đau ở hậu môn. Ngoài ra, bé vẫn khỏe mạnh và hoạt bát. Polyp dạng viêm.

Túi thừa Meckel, một túi ở trong ruột non (ở phẩn ruột hổi).

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé để xác định liệu có phải chảy máu do polyp hay không và có nên chuyển sang một chuyên gia khác hay không.
Trực tràng của con bạn lồi ra ngoài qua hậu môn và vân ở ngoài sau khi đi đại tiện. Bé rặn mạnh đi vệ sinh. Trước đó bé đã được chẩn đoán một căn bệnh mãn tính, như xơ nang. Sa trực tràng (sa lối). Nếu bé không bị đau, hãy quấn giấy vệ sinh vào ngón tay và ấn trực tràng trở lại vị trí của nó. (Những mẩu giấy vệ sinh còn dính lại sẽ đi ra ngoài theo đường phân). Nếu con bạn thấy khó mà không rặn, hãy gợi ý bé đặt chân lên ghế khi ngồi trên bồn cầu.Thuốc làm mềm phân có thể hỗ trợ. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, hay nếu nó tấy hoặc chảy máu.
Con bạn đang tập đi hoặc ở tuổi mẫu giáo, bé bước đi cực kỳ khác lạ và cho thấy các triệu chứng đau hậu môn. Bé từ chối gợi ý sử dụng bô hay nhà tâm. Bạn thấy gì đó trong trực tràng. Vật lạ trong trực tràng (trí tò mò tự nhiên của bé). Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và xác định vật lạ. Đôi khi có thể để một vật nhỏ tự ra ngoài; nếu nó to, sắc hoặc nguy hiểm, bác sĩ nhi sẽ giới thiệu bạn tới một chuyên gia khác ngay lập tức.
Con bạn bị đau, sưng đỏ hoặc “mụn” gần hậu môn. Áp xe hoặc lô rò quanh hậu môn.

Bệnh Crohn.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé để xác định có cần điều trị hay không.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây