Trang chủMón ăn chữa bệnhNgười bị sa trực tràng nên ăn gì

Người bị sa trực tràng nên ăn gì

Triệu chứng:

Niêm mạc trực tràng, ống hậu môn di chuyển xuống dưới tòi ra ngoài lỗ đít. Biểu hiện lâm sàng là đau đớn, ra mau, có vật lạ ở bên-ngoài lỗ đít.

Món 1: CHÁO LƯƠN

Nguyên liệu:

  • Lươn 1 con
  • bo bo 60gr

    Lươn tươi ngon
    Lươn tươi ngon

Cách chế biến:

Lươn theo cách thông thường làm sạch, cùng với bo bo nấu thành cháo loãng, cho một ít muối nêm vào vừa ăn.

Cách ăn: Ăn vào buổi sáng sớm hoặc tối.

Công lùệu: Bổ gân cốt.

Món 2: LÒNG HEO NHỒI ĐẬU XANH GẠO NẾP

Nguyên liệu:

  • Đậu xanh 50 – 60gr
  • gạo nếp 20 – 30gr
  • lòng già 250 – 300gr.

    Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc
    Hạt đậu xanh tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Cách chế biến:

Lòng già rửa sạch. Đậu xanh, gạo nếp dùng nước ngâm khoảng 30 phút, sau đó cho đậi> xanh, gạo nếp vào trong lòng già, buộc chặt 2 đầu đoạn lòng lại, cho vào nồi luộc khoảng 2 giờ vớt ra sau đó cắt thành khúc.

Cách ăn: Ăn cơm.

Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, dễ dàng đại tiện.

Món 3: CANH HẢI SÂM THỊT NẠC

Nguyên liệu:

  • Thịt heo nạc 250gr
  • hải sâm 30gr

Cách chế biến:

Thịt nạc bằm nhuyễn cùng với hải sâm cho vào nồi nấu canh đến khi chín nêm gia vị vào là được.

Cách ăn: Ăn cơm.

Công hiệu: Bổ âm, tránh táo bón, thông ruột.

Món 4: ỐC BU XÀO (ỐC NHỒI)

Nguyên liệu:

  • Ốc bu 600gr
  • dầu ăn 15gr
  • rượu đỏ 40gr
  • muối tương dầu, tiêu bột, hành, gừng vừa đủ.

Ốc bu rửa sạch dùng kéo cắt đi phần lưỡi, cho dầu vào nồi, đợi cho dầu nóng lên cho ốc vào xào. Xào cho đến khi ốc mở hết miệng ra cho hành, gừng, rượu đỏ, muối, tương dầu vào xào thêm vài lần. Sau đó cho thêm một ít nước vào để lửa nhỏ khoảng 10 phút, cho tiêu bột vào là được.

Cách ăn: Ăn cơm.

Công hiệu: Trừ độc, giải nhiệt.

Nên ăn nhiều chất xơ, có lợi cho đại tiện, không nên ăn những chất chua cay.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây