Ngộ độc thức ăn do thực vật
Do thức ăn trong thân thực vật có chất độc hoặc có thành phần chất độc của thực vật hỗn tạp trong thức ăn, hoặc trong quá trình chế biến bảo quản thức ăn các thành phần bình thường đã biến chất thành chất độc, nên khi ăn những thức ăn thực vật vào sẽ gây bệnh, được gọi là ngộ độc thức ăn do thực vật. Có nhiều loại thực vật, đặc biệt là thực vật hoang dã, có chứa nhiều loại sinh vật kiềm. Có loại chứa chất độc lòng trắng trứng hoặc chứa bả độc. Trong rau xanh thường có chứa muối Nitrate. Trong điều kiện nhất định sẽ chuyển hóa thành Nitrite có tác dụng kích thích dạ dày rất mạnh, có khi còn gây tổn thương cho một số bộ phận trong cơ thể như tim, gan, thận, và hệ thống thần kinh trung ương. Nếu một lần ăn vào một lượng Nitrite tương đối lớn có thể sinh bệnh tím xanh ruột rất nặng. Việc nghiên cứu các ca ngộ độc thực vật là nhằm tìm ra cách đề phòng xảy ra các ca ngộ độc thực vật. Để khi nhỡ xảy ra ngộ độc có thể chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Ngộ độc thức ăn do thực vật và ngộ độc thực vật có điểm khác biệt gì
Ngộ độc thức ăn do thực vật khác với ngộ độc thực vật. Tuy nhiên cả hai loại ngộ độc này đều do thành phần chất độc chứa trong thực vật gây ra, hoặc không có thành phần chất độc nhưng đã biến thành chất độc gây ra. Hơn nữa loại trừ trường hợp cá biệt như bị dị ứng toàn thân do tiếp xúc giữa da với sơn gỗ ra, còn thì tuyệt đại đa số các ca ngộ độc đều là đưa chất độc qua miệng vào cơ thể con người.
Sự khác biệt chủ yếu thứ hai là ngộ độc thức ăn do thực vật là đưa thức ăn là thực vật có độc vào trong cơ thể, mà bản thân lại cho rằng nó không độc hoặc không biết có độc. Nếu như bản thân người bệnh là các cháu nhỏ hoặc là người bệnh quá nặng không thể kể được bệnh, thì thường do nguyên nhân bệnh không rõ ràng, khó chẩn đoán, không tìm được tiêu bản. Ví dụ khi nhi đồng đào rễ củ ô đầu tưởng là củ khoai lang liền ăn sống ngay, và do uống quá nhiều rau muối tưởng là thuốc nên đã bị ngộ độc, biểu hiện lâm sàng là giống nhau. Nhưng đối với những người ngộ độc thức ăn ở trường hợp thứ nhất thường có lúc vài người cùng mắc bệnh, các cháu nhi đồng bị ngộ độc không thể nói rõ được bệnh trạng, đặc biệt là có ca chỉ một mình bị mắc bệnh, nên khó chẩn đoán, ở trường hợp thứ hai là ngộ độc vì thuốc, nguyên nhân gây bệnh đã rõ ràng, phần nhiều là ca mắc bệnh một người, nên thường không khó chẩn đoán.
Vì sao lại xảy ra ngộ độc thức ăn do thực vật
Kết cấu thức ăn của nhân dân Trung Quốc chủ yếu là thực vật, một số loại thực vật hoang dã cũng có thể được dùng làm rau ăn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và vùng núi, quần chúng có thói quen hái cả rau rừng, quả dại hoặc củ có bột. Các loại thực vật hoang dã này không chỉ có mùi thơm, màu sắc hấp dẫn, mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng mọi người phân biệt được loại thực vật nào có hay không có độc, chỉ thông qua hình thức bề ngoài. Đôi khi những cây quả có độc lại có hình thái tương tự như cây quả có thể ăn được, nên việc hái nhầm ăn nhầm là điều thường hay xảy ra. Đã có một số người khi đi du lịch đã tuỳ tiện hái quả ở trên núi về, không phân biệt thật giả, nếm thử đã bị ngộ độc. Sự thực chứng minh, đại đa số các ca ngộ độc thức ăn do thực vật đều do các loại thực vật, rau cỏ hoang gây ra. Không chỉ riêng các loại thực vật hoang dã có mà ngay cả một số cây nông nghiệp được nuôi trồng cũng thường có chất độc như khoai tây mọc mầm, đào nhân, hạnh nhân, sắn, đậu ván, v.v… nên trước khi ăn xử lý không đúng cũng có thể gây ra ngộ độc.