Etylic hay còn gọi là rượu cồn. Ngộ độc Etylic cấp tính thường do nát rượu gây ra, thường là do sau khi đã uống quá nhiều rượu trắng. Trong mỗi loại rượu đều có chứa một lượng Etylic khác nhau, trong rượu trắng là 50% đến 60%, rượu vang 10 đến 20%, rượu gạo 6 đến 20%, bia 10% trở xuống. Mức để ngộ độc có liên quan đến chủng loại rượu uống, lượng rượu uống và độ nhạy cảm của cơ thể với Etylic.
Nguyên nhân mắc bệnh và cơ chế ngộ độc.
Thông thường người lớn uống một lượng cồn Etylic từ 70 đến 80g (tương đương 150 đến 200 ml rượu trắng) vào người sẽ gây ngộ độc, một lượng là 250 đến 500g (tương đương 500 đến 1000 ml rượu trắng) có thể sẽ gây tử vong, khi bụng đói uống rượu thì có thể hấp thụ Etylic càng nhanh. Chất Etylic khi xâm nhập vào cơ thể, đầu tiên sẽ có tác dụng với vỏ đại não, gây hưng phấn, sau đó là ức chế; người bị nặng, thì thành tuỷ trung tâm vận động, huyết mạch và trung tâm hô hấp bị ức chế, có thể bệnh nhân do trung tâm hô hấp bị tê liệt dẫn đến tử vong. Trong quá trình chuyển hóa Etylic có thể tạo ra Hydrogen Perocide, các nhóm Hydro tự do và ôxy đơn tuyến, v.v… tự do. Việc say rượu trong thời gian dài dẫn đến tổn thương chức năng gan có thể có liên quan với tác dụng của các nhóm tự do và phản ứng chất mở Hydroge Perocide.
Chẩn đoán.
- Có quá trình say rượu.
- Biểu hiện lâm sàng: Có thể phân ra làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ hưng phấn: Trong hơi thở của bệnh nhân mang theo mùi rượu, mặt đỏ, thích được nói nhiều, cử chỉ thô lỗ hoặc vui buồn bất định; cũng có thể có biểu hiện trầm ít nói, tự nhiên ngủ thiếp đi. Người đang ở thời kỳ này nồng độ Etylic trong máu thường là 100 đến 150 mg/dl.
- Thời kỳ mất cân bằng: Động tác ngớ ngẩn, bước đi không vững, đi chân nam đá chân siêu, thể hiện rõ trạng thái say khướt. Ngôn từ hỗn loạn, nói năng lung tung không theo thứ tự. ở thời kỳ này nồng độ Etylic trong máu là 150 đến 250 mg/dl.
- Thời kỳ mê mệt: Nhiệt độ cơ thể hạ xuống, thần kinh không tỉnh táo, mặt trắng bệch, da lạnh toát, môi thâm, đồng tử dãn ra hoặc bình thường, thở chầm chậm, nhưng lại có âm thanh của mũi, nhịp tim nhanh, ỉa đùn đái dầm. Ở thời kỳ này nồng độ Etylic trong máu là 250 mg/dl trở lên.
Nếu như nồng độ Etylic vượt quá 600 mg/dl trở lên, thì thường dẫn đến tử vong. Nếu hôn mê liền trong 10 giờ trở lên thì dự đoán là rất xấu. Nguyên nhân gây tử vong là bị tê liệt hô hấp.
Điều trị.
Những người bị say rượu nhẹ thì không cần phải có phương pháp điều trị đặc biệt nào, họ có thể sẽ hồi phục. Đối với những người bị ngộ độc cấp tính, có thể dùng Naloxone để điều trị. Những người bị ngộ độc nhẹ nếu như có hưng phấn hoặc bị mất cân bằng thì có thể cho tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 0,4 đến 0,8 mg Naloxone, phần lớn người bệnh trong thời gian từ 30 đến 60 phút sẽ hồi phục. Những người bị ngộ độc tương đối nặng, như ngủ mê mệt, hôn mê, hô hấp bị ức chế, tím bầm, huyết áp tụt, ỉa đùn đái dầm, có thể dùng 0,8 đến 1,2 mg Naloxone. Sau 30 đến 60 phút cho dùng tiếp một liều 0,4 đến 0,8 mg Naloxone nữa, dùng đến khi nào thấy tâm trí trở lại tỉnh táo, đa số bệnh nhân thường tỉnh lại sau 1 đến 2 giờ. Có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, Naloxone cách dùng đơn giản, hiệu quả điều trị tốt, thấy ngay công hiệu, có ưu điểm là không có phản ứng xấu.
Do Etylic tan trong nước rất mạnh, với những bệnh nhân bị ngộ độc cực mạnh phải cho phân tích máu để điều trị, cần nhanh chóng hạ ngay nồng độ Etylic trong máu để cứu lấy sinh mạng của người bệnh.
Xem tiếp: