Thuốc Cidofovir điều trị viêm võng mạc ở bệnh nhân HIV

Thuốc Tân dược

Tên thương mại: Vistide™ Ống 375 mg trong 5 ml

Nhóm thuốc: kìm hãm virus

Nhà sản xuất: Gilead

Chỉ định: viêm võng mạc do CMV ở bệnh nhân HIV không suy thận, chủ yếu trong các ca kháng/chống chỉ định với ganciclovir hoặc foscavir. Phối hợp HAART (trị liệu kháng retrovirus hiệu lực cao) trong điều trị PML mặc dù hiệu lực còn chưa rõ ràng.

Liều dùng: liều khởi đầu 5 mg/kg iv hàng tuần, đến ngày 21 duy trì bằng 5 mg/kg iv mỗi 2 tuần. Phải có kế hoạch điều trị chi tiết (các thuốc dùng phối hợp, bù dịch…)!

Tác dụng phụ: suy thận! Các ca suy thận cấp đã được thông báo chỉ sau 1 liều cidofovir. Ít gặp: giảm bạch cầu, khó thở, rụngt óc, giảm áp lực nội nhãn, viêm thể mi, viêm mống mắt.

Sốt, rét run, đau đầu, phát ban, buồn nôn và nôn thường do probenecid gây ra và thường khỏi sau 12 giờ. Triệu chứng có thể bớt đi khi ăn, dùng hạ sốt hoặc chống nôn.

Cảnh báo: nếu chức năng thận bình thường, có thể dùng cidofovir theo quy trình sau:

–3 h 2 g probenecid (4 viên nén 500 mg)
–3 đến –1 h 1000-2000 ml 0.9 % NaCl
0 đến + 2 h Cidofovir pha trong 500 ml 0.9 % NaCl truyền trong 1-2 h. 1000 ml 0.9 % NaCl truyền song song.
+4 h 1 g probenecid (2 viên nén 500 mg)
+10 h 1 g probenecid (2 viên nén 500 mg)

Kiểm tra chức năng thận (creatinine máu, điện giải, protein niệu) trước mỗi liều cidofovir.

Nếu creatinine máu tăng trên  0.3 mg/dl: giảm liều xuốg 3 mg/kg. Nếu creatinine máu tăng trên  0.5 mg/dl so với mức trước điều trị: ngừng cidofovir. Cidofovir luôn bị chống chỉ định khi creatinine máu trên  1.5 mg/dl hoặc mức thanh thải creatinine dưới 55ml/phút hoặc protein niệu trên 100 mg/dl. Luôn đảm bảo đủ dịch.

Ngừng các thuốc có nguy cơ gây độc thận như aminoglycosides, amphotericin B, foscarnet, iv pentamidine hoặc vancomycin ít nhất 7 ngày trước khi điều trị cidofovir.

Probenecid là cần thiết để giảm độc tính thận!

Tương tác với acetaminophen, acyclovir, angiotensin converting enzyme inhibitors, aminosalicylic acid, barbiturates, benzodiazepines, bumetanide, clofibrate, methotrexate, famotidine, furosemide, non-steroidal anti-inflammatory drugs và theophylline.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận