Sơn thù du

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Cornus officinalis Sieb. Et zuce.

Họ: Sơn thù du Cornaceae

Tên dược: Fructus corni.

Tên khác:

Sơn du nhục, du nhục, tảo bì, Sơn thù, Thù nhục.

Tiếng Trung: 山 茱 萸

Nguồn gốc:

Cây Sơn thù du
Cây Sơn thù du

Đây lá cùi quả sơn thu du chín thuộc loài thực vật họ sơn thù du. Sản xuất chủ yếu ở Triết Giang, An Huy, Hà Nam…Quả Sơn thù được hái về bỏ hạt phơi khô làm thuốc. Lúc bào chế, lấy 100kg Sơn thù cho vào 20 kg rượu trộn đều chưng khô đem phơi khô. Sơn thù du hình dáng như quả táo nên gọi là Táo bì.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Sơn thù du có dạng miếng mỏng hoặc ống bẹt, không đồng đều nhau, dài 1 – 1,5cm, rộng 0,5 – 1cm, bề mặt màu đỏ tía đến màu đen tím, nhăn chun, có ánh quang. Phần gốc có vết cuống quả, chất mềm, không mùi, vị chua, chát và đắng. Loại nào cùi dày, mềm, sắc đỏ tía là loại tốt.

Thành phần chủ yếu:

Gallic acid, Malic acid, Tartaric acid, Saponin ( 13%), verbenalin, ursolic acid, tanin, vitamin A.

Theo các nghiên cứu hiện đại có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, đối với lị trực trùng, liên cầu trùng màu vàng, và một số loại nấm ngoài da, nó có tác dụng ức chế, riêng đối với hiện tượng giảm thiểu bạch cầu do các liệu pháp hoá học và liệu pháp phóng xạ gây ra, sơn thủ du có tác dụng làm cho các tế bào này phát triển tăng cao.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

Liều thường dùng: uống 6 – 12g, lúc cần có thể dùng 30g cho vào thuốc thang sắc uống.

Những cấm kỵ trong khi dùng thuốc:

Người nào âm hư hỏa vượng, mệnh môn hỏa xí, bị ho đờm lẫn máu, đi đái són ít một, nước đái đỏ, ỉa táo thì kiêng không uống nhiều.

Người nào huyết áp thấp, kiêng uống lâu dài và lượng nhiều cho mỗi thang thuốc.

Bảo quản:

sơn thù du
sơn thù du

Để nơi khô ráo, thoáng gió, phòng sâu mọt.

Khí vị:

Vị chua, hơi ôn, không độc, vào kinh Túc quyết âm và Túc thiếu âm, Liễu thực làm sứ, ghét Cát cánh, Phòng phong, Phòng kỷ.

Chủ dụng:

Ấm Can, bổ Thận, thêm tủy, vững tinh, làm ấm lưng gối, hưng phấn dương sự, làm mạnh âm hành, là thuốc của Can và Thận, yên 5 tạng, thông 9 khiếu, chữa tiểu tiện đi luôn, sáng mắt, chữa phong tà ở ruột và Dạ dày, nóng rét, các chứng sán hà, phong ở đầu, phong khí trở đi trở lại, mũi tịt, mắt vàng, tai điếc, mặt sinh nở, ấm trung tiêu, hạ khí xuống, đổ mồ hôi, cường âm, sáp tinh, là thuốc cốt yếu để chữa bệnh thoát dương, di tinh, hoạt tinh

Lại nói chữa mặt sinh nở và phụ nữ kinh nguyệt không đều do huyết không đủ.

Cách chế:

Bỏ hột (để hột thì hoạt tinh cho nên bỏ), tẩm Rượu, phơi khô dùng.

Nhận xét:

Sơn thù vị hậu thì giữ vững tinh, chua thì nhuần Can, tính ôn mà nhuận cho nên rất có công với chân Thủy. Phương thuốc ôn ấm mới bổ ích cho nguyên dương. Cho nên thời lệnh của 4 mùa thì mùa Xuân phát sinh mà mùa Thu sát phạt, tính của vạn vật thì thích ấm mà ghét lạnh. Can và Thận ở vào chỗ chí âm, không có khí dương hòa thì âm lấy gì mà sinh trưởng được.

Chính vì Sơn thù vào 2 kinh Can và Thận, khí ôn chủ yếu về bổ, vị chua chủ yếu về thu liễm cho nên thêm tinh khí mà eo lưng và gối mạnh, chỉ có chứng tiểu tiện không thông lợi và dương sự cương mãi không xìu thì chớ dùng.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Chứng trị chuẩn thằng”

Bài Bổ thận địa hoàng hoàn

Thục địa 20g, Đan bì 8g, Scm thù 20g, Hoài son 20g Ngưu tất 8g, Trạch tả 8g, Bạch linh 8g, Lộc nhung 16g.

Thục địa giả nát, chưng thành cao, các vị khác sao khô, tán nhỏ, tất cả trộn đều, thêm Mật làm hoàn, liều uống 4-6g, ngày 2 lần. Chú ý bảo quản tốt vì có Lộc nhung dễ ẩm mốc.

Có tác dụng bổ Thận, ích tinh huyết, chữa trẻ nhỏ phú bẩm bất túc, Thận khí hư yếu, xương tủy khô kiệt, thóp mụ không kín, nói chậm, đi chậm, răng mọc chậm, thuộc loại ngũ trì.

Người lớn Thận âm hư, tinh ít, sinh lý kém cũng nên dùng bài này.

Bài Gia giảm thận khí hoàn (Thiên gia diệu phương)

Câu kỷ tử 15g, Sơn dược 20g, Dâm dương hoắc 15g, Trạch tả 10g, Ba kích thiên 10g, Quế chi 10g, Bạch phục linh 15g, Bạch thược 15g, Thục địa 15g, Sơn thù nhục 10g, Chích Cam thảo 6g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng bổ ích Tâm Thận, ôn dương, hóa khí.

Chữa viêm não do vi rút. (Người bệnh thuộc thể Tâm Thận dương hư, có mạch trì hoãn vô lưc, chất lười nhat, rêu lưỡi trắng nhuân. Nếu mạch trầm tế nhược gia thêm Bổ cốt chỉ).

Bàn luận: Di chứng sau viêm não do virus là một chứng hiểm nghèo ít gặp, thường không hy vọng điều trị hiệu quả. Thật ra không hẳn như vậy, nếu có cách trị đúng thì các chức năng có thể phục hồi. Chữa bệnh này đòi hỏi gia đình người bệnh và thầy thuốc phải kiên trì. Trên lâm sàng bài Bát vị thận khí hoàn gia giảm được chứng minh là rất tốt, không dùng Quế, Phụ quá táo nhiệt là để uống được lâu dài.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Sơn thù du tửu (rượu sơn thù du)

Sơn thù du 30 – 50g

Rượu trắng 500ml.

Ngâm 7 ngày sau đem uống, ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml.

Dùng cho người thận hư, lưng đau, di tinh, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi.

Sơn thù du trà (trà sơn thù du)

Sơn thù du 15g, sắc lấy nước uống thay trà.

Dùng cho người âm hư, đổ mồ hôi trộm, cơ thể gầy yếu, đêm ngủ không ngon giấc mồ hôi chảy suốt không ngừng.

Sơn du hồ đào trư yêu. (sơn du, hồ đào, cật lợn)

Sơn du nhục 10g    – Hồ đào nhục 15g

Cật lợn 2 quả.

Cật lợn bổ ra cạo bỏ hết chất hôi màu trắng trong bể thận, rửa sạch, bỏ thuốc vào trong quả cật, khâu lại, nấu chín lên ăn.

Dùng cho người thận hư, lưng đau, di tinh.

Du nhục chỉ cấm thang (Thang sơn du nhục hãm giải)

Sơn du nhục 9g                                      – Ngũ vị tử 5g

Ích chí nhân 6g

Sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần.

Dùng cho người già đái nhiều, đái không hãm được.

Du nhục tráng dương thang (thang du nhục cường dương)

Sơn du nhục 12g                                    – Kim anh tử 12g

Bổ cốt chi 12g                                        – Đương qui 9g

Thỏ ti tử 12g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Dùng cho người thận hư, lưng đau, liệt dương, di tinh.

Du nhục chỉ hãn thang (thang sơn du nhục cầm mồ hôi)

Sơn du nhục 15g                                    – Đảng sâm 15g

Ngũ vị tử 9g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng cho người tự đổ mồ hôi.

Sơn du đan bì thang (thang sơn du đan bì)

Sơn du nhục 9g

Hạt ý dĩ 3g

Phụ phiến 9g

Phục linh 9g

Phúc bồn tử 9g

Nhục quế 9g

Đan bì 9g

Cam thảo 3g

Thục địa 12g

Sơn dược 12g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Chữa bệnh đái dầm.

Thảo hoàn đan (viên đan thảo hoàn)

Sơn du nhục 30g                                    – Đương qui 10g

Bổ cốt chi 15g                                        – Xạ hương 0,6g.

Nghiền chung thành bột, luyện mật ong thành viên. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 10g. Dùng cho người lưng đau gối mỏi do can thận bất túc sinh ra, liệt dương, di tinh và đái nhiều.

Du nhục an thần thang (thang du nhục an thần)

Sơn du nhục 10g                                    – Táo nhân 10g

Dạ giao đằng 30g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 31ần.

Dùng cho người thể hư buồn phiền mất ngủ.

Du nhục tráng cốt thang (thang sơn du nhục bổ xương)

Du nhục 30g                                          – Hoài ngưu tất 30g

Nhục quẻ lg

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần

Dùng cho các loại bệnh đau lưng, lưng và chân không có sức lực.

Du nhục câu kỷ thang (thang sơn du nhục cẩu kỷ)

Sơn du nhục 10g                                    – Con hà 30g

Cẩu kỷ tử 12g                                        – Phù tiểu mạch  30g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Dùng để chữa bệnh tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm.

Du nhục nhân sâm thang (thang sơn du nhục nhân sâm)

Sơn du nhục 60g                                    – Nhân sâm 24g

Ích trí nhân 30g                                      – Bạch truật 24g.

Trộn đều, chia ra làm mười thang, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Dùng cho người già đi đái quá nhiều lần và đái dầm.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận