AZT – Zidovudine (Retrovir™) – thuốc điều trị HIV

Thuốc Tân dược

AZT – Zidovudine (Retrovir) là loại thuốc đầu tiên được tung ra thị trường năm 1987. Một nghiên cứu sớm thử nghiệm AZT đơn trị đã cho thấy sự cải thiện có ý nghĩa về tiên lượng sống, ít nhất ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng (Fischl 1987). Nhưng ngược lại cũng có 2 nghiên cứu rất lớn từ giai đoạn sớm, ACTG 016 và ACTG 019, đã không chứng minh được sự cải thiện tiên lượng sống rõ rệt ở những bệnh nhân không có triệu chứng, mặc dù có bằng chứng về sự chậm tiến triển bệnh ở cả 2 nghiên cứu (Fischl 1990, Volberding 1990). Thậm chí ngay thời gian này người ta đã bắt đầu nhất trí rằng hiệu quả của AZT đơn  trị là rất hạn chế.

Nghiên cứu Concorde đã đẩy AZT vào chỗ càng ngày càng mất tín nhiệm vì nó chứng tỏ rằng điều trị AZT kéo dài không có giá trị gì. Hơn nữa liều AZT cao trong những năm đầu áp dụng đã gây độc tủy xương với tỷ lệ đáng kể. (Fischl 1990a), điều mà ta không nên coi nhẹ  kể cả với liều chuẩn hiện nay – luôn nhớ kiểm tra công thức máu! Điều trị kéo dài AZT thường luôn dẫn đến tăng thể tích trung bình hồng cầu (MCV) và chỉ số này giúp đánh giá tuân thủ. Các rối loạn tiêu hóa cũng có thể là vấn đề phiền phức.

Bệnh cơ, đặc biệt bệnh cơ tim liên quan đến AZT đôi lúc xảy ra nhưng hiếm. Nhưng mặt bất tiện của AZT là phải uống 2 lần mỗi ngày làm cho thuốc không phù hợp để làm thành phần của những loại thuốc phối hợp uống một lần trong ngày. Hơn nữa, AZT ngày càng trở nên thua kém các thuốc khác (như trong nghiên cứu Gilead 934 cho thấy chúng thua điểm tenofovir chủ yếu do bệnh nhân khó dung nạp AZT hơn). Thiếu máu cao hơn rõ rệt ở nhóm điều trị AZT so với nhóm tenofovir khiến 5.5% số ca phải bỏ trị (Gallant 2006).

Độc tính thần kinh ít và xâm nhập vào não tốt cũng là ưu điểm của AZT. Do đó, AZT vẫn là một thành phần của  nhiều phác đồ điều trị và phác đồ dự phòng. AZT cũng là thành phần  một số thuốc phối hợp như Combivir™ và Trizivir™ với liều hơi cao hơn bình thường (300mg so với liều bình thường 250mg), đôi khi gây độc tủy xương nhiều hơn. Cũng nên nhớ rằng thời hạn bảo hộ quyền sáng chế của AZT đã hết vào năm 2005 nên thuốc sẽ trở nên ngày càng rẻ hơn.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận