Triệu chứng và điều trị virus đậu mùa

Sức khỏe gia đình

Bệnh đậu mùa là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus variola gây nên và lan chủ yếu theo đường hô hấp. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng dễ cảm thụ bệnh nhất là lứa tuổi từ 2 – 20. Cũng giống như bệnh than, bệnh đậu mùa được xếp vào nhóm bệnh tối nguy hiểm bởi tính chất lây lan rất mạnh và tỉ lệ tử vong cao. Virus đậu mùa có sức sống rất mãnh liệt, nó sống được nhiều năm trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất và kháng với một số loại dung dịch sát khuẩn, vì thế bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thành dịch lớn, Nguồn bệnh là những người mắc bệnh đậu mùa, vì thế trong mọi thời kỳ của bệnh, bệnh nhân điều trị phải được cách ly tuyệt đối.

Triệu chứng

Khi virus xâm nhập cơ thể và nung bệnh trong khoảng 10 ngày (từ 5-15 ngày), sẽ khởi phát đột ngột với các thể lâm sàng đa dạng: Thể bán hội tụ, thể hội tụ, thể ban phảng, thể xuất huyết… Trong thể thông thường điển hình, bệnh nhân đột ngột sốt cao 39 – 40°c, rét run, ù tai, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, người mệt lả, đau cơ bắp vùng vai gáy lan dọc theo sống lưng. Bệnh nhân đau đầu dữ dội. Kèm theo, bệnh nhân có các triệu chứng: Đau vùng thượng vị, nôn liên tục, vùng da mặt bắt đầu nề, sung huyết. Hai ngày sau khi bệnh khởi phát, triệu chứng sốt giảm dần, các ban giống như ban sởi bắt đầu mọc ở vùng nách, vùng ngực, vùng bẹn và lan ra toàn thân. Ngày thứ 3 và 4 của bệnh, khi các ban bắt đầu lặn cũng là lúc mụn đậu mùa bắt đầu mọc lần lượt từ trán trở xuống cho tới chân, càng xuống dưới các mụn càng thưa dần. Mụn mọc rất nhanh.

Mụn đậu mùa khi mới mọc chỉ là các nốt dát màu hồng nổi trên mặt da, rồi nhanh chóng chuyển thành các nốt sẩn màu đỏ tím, to như hạt đậu đen ăn sâu vào trong da. Ngày thứ 2 sau khi mụn mọc các nốt sẩn sẽ trở thành nốt phỏng vẫn không bị xẹp như các loại nốt phỏng khác. Đến ngày thứ 7 – 8 của bệnh, các nốt phỏng sẽ lần lượt hoá mủ theo trình tự từ đầu xuống chân y như lúc mọc. ơ giữa các nốt phỏng thấy lõm xuống, nhưng bờ xung quanh lại tăng mức độ phù nề, đỏ hơn trước. Các tô chức dưới da cũng tăng mức độ phù nề, nên mặt bệnh nhân lúc này nom sưng húp. Triệu chứng sốt đột ngột trở lại (ban ngày đỡ sốt hơn đêm). Tương tự như ở da, vùng niêm mạc miệng, mắt mũi, ruột… những nơi bị virus đậu mùa tấn công cũng bắt đầu hoá mủ, gây loét làm bệnh nhân rất đau đớn. Thời kỳ này có thể xuất hiện các triệu chứng tăng nặng khác như: Ho, khó thở, mất tiếng, khạc đờm mủ, liệt… và rất dễ tử vong do bị nhiễm trùng máu, viêm não – màng não, v.v… Nếu được điều trị thì sau 20 ngày, các mụn đậu mùa vỡ ra, se lại và đóng vảy. Các vảy đậu bong lần lượt như lúc mọc và để lại các đám sẹo lõm, nhất là vùng da mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt.

Điều trị

Do chưa có thuốc đặc hiệu nên việc điều trị bệnh đậu mùa thực tế chỉ là điều trị triệu chứng như dùng thuốc giảm đau, giải độc tố, chống co giật, chống truỵ tim mạch, chống suy hô hấp, chống bội nhiễm… Và để hạn chế lây lan, kể cả trong thời kỳ lui bệnh các vảy mụn đậu mùa cũng chứa rất nhiều virus, do đó cần chăm sóc da bằng các dung dịch sát khuẩn như xanh metylen, thuốc tím, iôt. Bệnh nhân phải điều trị dài ngày, nên cùng với chế độ săn sóc tốt để tránh loét, viêm phổi… cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, dễ tiêu hoá.

Virus đậu mùa
Virus đậu mùa

Phòng bệnh

Sau khi xâm nhập, virus đậu mùa sẽ tạo miễn dịch bền vững cho cơ thể. Lợi dụng tính chất này, y học đã sản xuất ra vaccin phòng bệnh đậu mùa. Và tiêm vaccin đậu mùa cũng là cách duy nhất, hiệu quả nhất đê phòng bệnh đậu mùa.

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận